Hàng hóa chuyển thẳng không qua cửa khẩu năm 2024

Công ty mình là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên mình có thực hiện dự án tại nước ngoài và có thực hiện mua hàng hóa trực tiếp tại nước đó để phục vụ cho dự án. Vậy cho mình hỏi trường hợp này có được định nghĩa là chuyển khẩu không; trường hợp không định nghĩa là chuyển khẩu thì thủ tục thanh toán cho đối tác cung cấp hàng hóa nước ngoài như thế nào?

Theo quy định tại Điều 30 Luật Thương mại 2005' onclick="vbclick('A49', '307951');" target='_blank'> Điều 30 Luật Thương mại 2005 thì khái niệm chuyển khẩu hàng hoá theo pháp luật Việt Nam được quy định cụ thể như sau:

- Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

- Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:

+ Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;

+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;

+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Như vậy, trường hợp bạn hỏi không thuộc khái niệm chuyển khẩu nêu trên.

Tại Điều 27 của Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Theo đó, hai bên thỏa thuận ký hợp đồng mua bán và thỏa thuận về việc thanh toán và việc thanh toán phải thực hiện theo Điều 50 của Luật này.

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Tuesday 19/04/2016 - 15537 lượt xem.

Căn cứ: – Khoản 20, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 – Điều 27, Điều 30 Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 “ Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam” Theo đó: – Trường hợp công ty mua hàng hóa nhưng không trực tiếp nhập khẩu vào Việt Nam mà bán lại hàng hóa cho bên thứ ba thì đây là hoạt động kinh doanh chuyển khẩu. Hàng hóa này sẽ không chịu thuế GTGT theo quy định khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Ví dụ: Công ty A mua máy ép nhiệt của công ty B tại Ý, không trực tiếp nhập khẩu tại Việt Nam mà bán thẳng trực tiếp cho Công ty C tại Hong Kong thì số hàng hóa này sẽ được miễn thuế GTGT. – Trường hợp Công ty nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài theo hình thức tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu thì hàng hóa này cũng thuộc diện miễn thuế GTGT theo hướng dẫn tại Khoản 20, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Nguồn tham khảo: Công văn 279/TCT-CS, ngày 21/01/2016

Hàng hóa chuyển thẳng không qua cửa khẩu năm 2024

Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winleagl sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chuyển khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật.

  1. Cơ sở pháp lý
  • Luật thương mại 2005
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

II. Khái niệm chuyển khẩu hàng hóa

Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam (điều 30 luật thương mại 2005)

III. Các hình thức chuyển khẩu hàng hóa

Chuyển khẩu hàng hóa gồm những hình thức sau:

– Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;

– Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;

– Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

IV. Quy định của pháp luật về chuyển khẩu hàng hóa

Căn cứ Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:

– Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:

+ Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.

+ Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.

– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.

Hàng hóa chuyển thẳng không qua cửa khẩu năm 2024

– Vấn đề hợp đồng: Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng,

– Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam.

– Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

  1. Quy định về thủ tục hải quan

Căn cứ Điều 89 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu như sau:

– Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan.

– Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có đưa vào khu vực kho bãi thuộc các cảng biển Việt Nam (không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá), thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan thực hiện như sau:

+ Trách nhiệm của thương nhân:

Nộp cho Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu chuyển khẩu 01 bộ hồ sơ gồm:

  • Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa theo mẫu số 22/CKHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
  • Vận tải đơn hàng nhập khẩu: 01 bản chụp.

– Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam.

– Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập.

– Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.

Trên đây là những giải đáp về chuyển khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội