Hay quên là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Người hay quên thường xuyên hỏi những câu giống nhau và có thể bị lạc ở những nơi quen thuộc, nếu triệu chứng nặng cần thăm khám sớm.

Theo quá trình lão hóa tự nhiên, bạn có thể quên một số sự việc như quên trả chi phí định kỳ mỗi tháng; quên một cột mốc thời gian và tự nhớ lại sau đó; lâu lâu quên một số từ ngữ giao tiếp... Việc trí nhớ và các kỹ năng tư duy khác kém đi một chút khi bạn già đi là điều bình thường nhưng khi chúng trở nên tồi tệ hơn thì cần lưu ý.

Chứng hay quên có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, chất lượng sinh hoạt. Nó có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của chứng sa sút trí tuệ. Ví dụ, bạn quên một cách đột ngột những việc mình vốn hiểu rõ, ví dụ như không hiểu chìa khóa dùng để làm gì hay công dụng của chiếc thẻ ngân hàng.

Một số dấu hiệu ban đầu khác có thể gồm lặp đi lặp lại câu hỏi giống nhau không có chủ đích, nhầm từ các vật dụng có công năng khác nhau như cái giường với cái bàn, mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành việc quen thuộc như nấu ăn theo công thức. Những điều trước đây bạn không làm nhưng lại vô tình thực hiện gần đây như đặt nhầm đồ ở nơi không thích hợp, bị lạc khi đi bộ hoặc lái xe trong khu vực quen thuộc, không còn nhớ ngày tháng. Bạn cũng vô ý thay đổi tâm trạng, hành vi không rõ nguyên nhân.

Những lý do khác khiến bạn thường mau quên như dùng thuốc, chấn thương đầu do ngã hoặc tai nạn. Căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm có thể gây ra chứng hay quên, lú lẫn, khó tập trung và các vấn đề khác làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày. Nghiện rượu mạn tính có thể làm suy giảm trí nhớ nghiêm trọng. Rượu cũng có thể gây mất trí nhớ do tương tác với thuốc. Thiếu vitamin B12 phổ biến ở người lớn tuổi có thể dẫn đến các vấn đề về trí nhớ. Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) có thể làm bạn hay quên và các vấn đề về suy nghĩ khác.

Sự lão hóa và gene cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng hay quên. Tuy nhiên, thay đổi lối sống có thể giúp bạn ghi nhớ các sự việc rõ ràng hơn. Chăm sóc sức khỏe tim mạch, hoạt động thể chất, ăn uống lành mạnh, tham gia các hoạt động thử thách trí não... là những cách nên thực hiện để duy trì minh mẫn, lạc quan.

Hay quên là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Ghi chú giúp người cao tuổi nhớ các sự việc. Ảnh: Freepik

Ngoài việc hay quên, các loại suy giảm trí nhớ dưới đây là bình thường và không phải là dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ.

Quên tạm thời: Là xu hướng quên các sự kiện theo thời gian. Bộ nhớ của não bộ sẽ tự xóa các ký ức cũ và lưu giữ các ký ức, kiến thức mới hơn.

Lơ đễnh: Bạn hay quên vì không chú ý quan sát như quên nơi đặt bút do bạn không tập trung, nghĩ và làm nhiều việc cùng lúc nên não bộ không "mã hóa" thông tin rõ ràng.

Nhầm lẫn ký ức: Đôi khi bạn đã lấy nhầm thông tin của những ký ức gần giống nhau.

Phân bổ sai ký ức: Là khi bạn nhớ chính xác một phần nhưng sai một số chi tiết như thời gian, địa điểm hoặc người có liên quan trong chuỗi sự kiện. Càng lớn tuổi, việc phân bổ sai ký ức diễn ra thường xuyên hơn và là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

Ám ảnh ký ức buồn: Các sự kiện đau buồn, cảm giác tiêu cực và nỗi sợ hãi được ghi nhớ rõ và thường nhắc lại chính xác cũng là một vấn đề trí nhớ thường gặp. Các triệu chứng này có liên quan đến rối loạn căng thẳng sau sang chấn và trầm cảm, không phải là triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ.

Nếu gặp chứng bệnh hay quên và mất tập trung kéo dài ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, người bệnh nên đến chuyên khoa thần kinh để được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó bác sĩ có thể đưa ra được một chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Hay quên là một tên gọi khác của bệnh đãng trí, là một phần bình thường của sự lão hóa chỉ hiện tượng con người bỗng dưng không thể nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ ở một mức độ đáng kể. Hay quên là dấu hiệu đầu tiên và thường gặp nhất trong các bệnh thoái hóa thần kinh. Bệnh thường diễn biến âm thầm và nặng dần theo tuổi tác. Đây cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh Alzheimer hoặc các bệnh lý khác.

Hay quên có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nó có thể được gây ra bởi tổn thương các khu vực của não nơi quan trọng để xử lý bộ nhớ dẫn đến hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do suy thoái không ngừng của não bộ.

Những tổn thương não có thể gặp gây bệnh hay quên gồm có:

  • Các bệnh lý động kinh, Alzheimer, đột quỵ.
  • U não, nhiễm trùng não, có cục máu đông trong não.
  • Thiếu oxy lên não, nhiễm độc CO.
  • Nghiện các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cafe, ma túy.
  • Do tác dụng phụ của thuốc, do thiếu vitamin như Vitamin B12.

Ngoài ra, hay quên còn có nguyên nhân do các vấn đề về tinh thần như stress, căng thẳng, lo âu, hay các vấn đề bệnh lý rối loạn tuyến giáp, thận, gan. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến chứng hay quên ở tuổi dậy thì, ở người trẻ tuổi chứ không còn tập trung ở người có tuổi. Khi có các biểu hiện về hay quên và mất tập trung, người bệnh ở mọi lứa tuổi cần đi khám để nhận lời khuyên của bác sĩ và điều trị sớm tránh ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt.

Những dấu hiệu của bệnh hay quên: ban đầu thường là quên đồ đạc, quên tên, quên lịch làm việc… Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh có thể gây ra các biểu hiện như sau:

Rối loạn về hành vi như đi lang thang, lạc đường, quên cách nấu ăn, khó thực hiện các động tác phối hợp.

  • Gặp khó khăn về ngôn ngữ như: Khó tìm ngôn ngữ để diễn đạt, nói lặp, hay nhắc lại chuyện đã nói, kể chuyện không có trình tự.
  • Gặp các vấn đề về tìm kiếm từ ngữ diễn đạt.
  • Đi lại khó khăn.
  • Ngoài ra, người mắc chứng hay quên có những thay đổi về trí nhớ, nhân cách và hành vi. Nếu không được điều trị kịp thời có thể mắc các bệnh như Alzheimer, sa sút trí nhớ nhồi máu đa dạng... Vì vậy, khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần đi kiểm tra và khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động hàng ngày.

Bệnh hay quên gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến hơn ở người già nên còn gọi là bệnh hay quên ở người già. Tuy nhiên hiện nay, số lượng người mắc chứng hay quên ở người trẻ tuổi đang ngày càng cao. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như:

  • Người bị các tổn thương vùng đầu, tổn thương não bộ.
  • Người thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá, chất gây nghiện.
  • Người mắc chứng động kinh, đột qụy

Bệnh hay quên hiện nay có thể được phòng ngừa bằng cách giảm thiểu chấn thương vùng đầu gặp phải, thực hiện ăn uống đảm bảo dinh dưỡng nâng cao sức khỏe, sống vui vẻ, tránh xa các chất kích thích, lo lắng và stress. Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh cần đi khám có biện pháp điều trị tốt nhất.

Chẩn đoán bệnh hay quên kết hợp giữa việc thăm khám lâm sàng, tiền sử mắc bệnh cùng với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.

  • Thăm khám lâm sàng xác định các triệu chứng của bệnh hay quên. Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định triệu chứng bệnh, đồng thời kiểm tra tiền sử mắc bệnh của bản thân, kiểm tra sức khỏe thần kinh, tâm thần, kiểm tra trí nhớ, kỹ năng giải quyết vấn đề, kiểm tra đếm số và ngôn ngữ để có được định hướng bệnh cho người bệnh.
  • Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để tìm tổn thương não. Những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh như MRI, CT đầu; CHT mạch máu não hay chụp xạ hình cắt lớp (PET) để loại trừ rối loạn hoặc thay đổi khác của việc lão hóa. Các kỹ thuật này mang lại hiệu quả và độ chính xác cao giúp cho việc chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả.
  • Xét nghiệm máu đánh giá chuyển hóa các chất trong cơ thể, đánh giá chức năng các cơ quan như tuyến giáp, chức năng gan, xác mức độ tổn thương trong cơ thể giúp ích cho việc điều trị và tiên lượng bệnh.

Bệnh hay quên do lão hóa không cần điều trị. Người bệnh có thể tập thể dục trí não, sống vui vẻ, thoải mái, bớt lo lắng, suy nghĩ đồng thời hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá sẽ giúp cải thiện trí nhớ.

Đối với các bệnh lý như Alzheimer, sa sút trí nhớ nhồi máu đa dạng, người bệnh cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và khám lại theo hẹn để tránh bệnh trầm trong hơn. Một số trường hợp có thể sử dụng thuốc để điều trị như stress, lo lắng, trầm cảm, mất ngủ.

Ngoài ra, người bệnh còn cần kiểm soát các bệnh về gan, thận, rối loạn chuyển hóa Lipid, tiểu đường để ngăn ngừa các bệnh về đột quỵ gây ảnh hưởng cho não.