Hệ số điều chỉnh tăng thêm thu nhập là gì

Hệ số điều chỉnh tăng thêm thu nhập là gì

Đây là nội dung tại Nghị quyết 04/2022/NQ-HĐND quy định về hệ số điều chỉnh tăng thu nhập năm 2022 đến hết thời gian thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 54/2017/QH14 và sửa đổi Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 13/2021/NQ-HĐND.

Theo đó, quy định hệ số điều chỉnh tăng thu nhập năm 2022 đến hết thời gian thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 54/2017/QH14 tối đa là 1,2 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ.

Như vậy, hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm của năm 2022 là 1,2 lần tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ (tăng so với mức 1,0 lần của 6 tháng cuối năm 2021).

Lộ trình tăng hệ số điều chỉnh thu nhập tăng thêm qua các năm

- Năm 2018: 0,8 lần

- Năm 2019: 1,2 lần

- Năm 2020: 1,2 lần

- Năm 2021:

+ 06 tháng đầu năm: 1,2 lần

+ 06 tháng cuối năm: 1,0 lần

- Năm 2022: 1,2 lần

Thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức được chi trả căn cứ hiệu quả công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại từng cơ quan, đơn vị do Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm đánh giá theo quy định tại Nghị định 56/2015/NĐ-CP và Nghị định 88/2017/NĐ-CP. Mỗi đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo dân chủ, minh bạch.

>>> Xem thêm: Viên chức lợi dụng trục lợi cá nhân bị xử lý như thế nào? Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức trong trường hợp nào?

Viên chức đang bị điều tra, có được tạm ứng lương? Trợ cấp thôi việc đối với viên chức thôi việc ra sao?

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Điều chỉnh hệ số thu nhập tăng thêm và chưa nâng lương cơ sở theo lộ trình năm 2020 để chia sẻ khó khăn trước tình hình dịch bệnh Covid-19

Trước tình hình khó khăn của đại dịch Covid-19, cả Thế giới đang cùng chung tay phòng, chống, đẩy lùi nạn dịch vừa tham gia phục hồi, xây dựng đất nước trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Việt Nam là một đất nước được Quốc tế đánh giá cao trong công tác phòng, chống dịch bệnh với nhiều giải pháp cấp bách, tối ưu và hiệu quả. Cùng chia sẻ những khó khăn của đất nước, Chính phủ đã có những giải pháp để hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập các doanh nghiệp cụ thể:

1. Ngày 21/04/2020 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn số: 1456/UBND-KT về việc điều chỉnh giảm hệ số tăng thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, điều chỉnh như sau:

– Đối với cán bộ, công chức, viên chức có hệ số lương trên 3,00: điều chỉnh hệ số tăng thu nhập tối đa từ 1,2 giảm còn 0,6 lần so với tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ của năm 2020;

– Đối với cán bộ, công chức, viên chức có hệ số lương từ 3,00 trở xuống: điều chỉnh hệ số tăng thu nhập tối đa từ 1,2 giảm còn 0,8 lần so với tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ của năm 2020;

– Đối với người được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng Nghị định 68/2000/NĐ-CP được tiếp tục thực hiện theo Công văn số 180/UBND-VX ngày 13/01/2020 (tối thiểu 3.000.000đồng/người/quý)

Hệ số điều chỉnh tăng thêm thu nhập là gì

2. Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc trước mắt chưa tăng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1-7-2020 để cùng chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và có thêm nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách. Sau khi xem xét, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước. Bộ Chính trị cũng yêu cầu, trước mắt chưa triển khai điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1/7/2020; kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017 – 2020 sang năm 2021.

Đây là hai trong nhiều giải pháp trọng tâm của Chính phủ nhằm phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội sau dịch COVID-19. Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Càng trong điều kiện khó khăn, chúng ta càng phải thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là người có công, người nghèo, người mất việc làm, người yếu thế, không để một người dân nào bị bỏ lại phía sau”.

Giải pháp cấp bách là tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động; miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19 trong năm 2020. Theo đó, thực hiện hiệu quả các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, chống trục lợi chính sách, xử lý nghiêm các vi phạm. Tập trung giải quyết việc làm, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại người lao động, đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động. Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giảm quá tải bệnh viện và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong khám, chữa bệnh.

Phòng Tổ chức cán bộ
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố