Hiên tượng trái ngược với ei ni no là gì năm 2024

Năm 2019 là năm hiện tượng El Nino diễn ra khiến nhiệt độ nhiều nơi trên Trái Đất cao kỷ lục. Còn sang năm 2020, Trái Đất lại đang hứng chịu La Nina.

Hiểu thế nào về hiện tượng La Nina và El Nino?

El Nino là từ được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương, kéo dài 8 - 12 tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3 - 4 năm 1 lần, song cũng có khi dày hơn hoặc thưa hơn. La Nina là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói trên lạnh đi dị thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino. Hiện tượng La Nina có thể xuất hiện ngay khi hiện tượng El Nino suy yếu, nhưng có khi không phải như vậy. ENSO là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation (El Nino - Dao động Nam) để chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao động của khí áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương - Đông Ấn Độ Dương (Được gọi là Dao động Nam) để phân biệt với dao động khí áp ở Bắc Đại Tây Dương). Thuật ngữ El Nino trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “Chúa hài đồng”, cách gọi này được đặt tên cho hiện tượng kỳ lạ xảy ra ở khu vực biển các nước Peru và Chile đó vào thời kỳ mùa đông có những năm nước biển ở khu vực này ấm lên, mưa nhiều, sinh vật phù du phát triển dẫn đến tôm cá khu vực này xuất hiện nhiều, trái với quy luật tự nhiên, hiện tượng này thường có chu kỳ từ 3 đến 10 năm, và xuất hiện trước ngày lễ Giáng sinh của năm đó, vì vậy mới có thuật ngữ El Nino – Chúa hài đồng. Ngược lại với hiện tượng El Nino là hiện tượng La Nina, nhiều năm, nước biển khu vực trên trở nên lạnh đi, tôm cá ít hơn mọi năm và thuật ngữ La Nina được dùng để đặt tên cho hiện tượng này.

Hiện tượng La Nina và El Nino gây biến động thời tiết như thế nào?

Hiện tượng El Nino và La Nina thể hiện sự biến động dị thường trong hệ thống khí quyển - đại dương với quy mô thời gian giữa các năm, có tính chu kỳ hoặc chuẩn chu kỳ.

Chu kỳ hoạt động của hiện tượng El Nino từ 2 đến 7 năm, có khi trên 10 năm. Thời gian xuất hiện trung bình của một hiện tượng El Nino là 11 tháng, dài nhất 18 tháng (El Nino 1982 - 1983).

Hiện tượng La Nina thường bắt đầu hình thành từ tháng Ba đến tháng Sáu hằng năm, và gây ảnh hưởng mạnh nhất vào cuối năm cho tới tháng hai năm sau.

Chu kỳ của hiện tượng La Nina thường kéo dài hơn chu kỳ của hiện tượng El Nino. Thời gian trung bình của một lần xuất hiện hiện tượng La Nina là 14 tháng, nhiều nhất 24 tháng.

Hoạt động của El Nino

Dưới áp lực của gió tín phong (hay còn gọi là gió mậu dịch là gió thổi thường xuyên trong những miền Cận Xích đạo. Gió mậu dịch thổi từ những miền áp cao ở các vĩ độ ngựa về vùng áp thấp xung quanh xích đạo) lên mặt đại dương mà mực nước biển ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương cao hơn phía Đông 30 – 70cm, khi gió tín phong suy yếu dẫn đến lượng nước trồi suy giảm, dòng nước ấm từ vùng bể nóng Tây Thái Bình Dương nhanh chóng dồn về phía Đông làm cho biển khu vực này nóng lên dị thường.

Do nhiệt độ bề mặt biển cao, lượng ẩm nhiều, gây mưa lớn cho khu vực phía Đông, lượng sinh vật phù du trong nước biển phát triển mạnh do điều kiện nước ấm kéo theo lượng tôm cá nhiều cho khu vực Peru, Chile.

Do sự dịch chuyển của lớp nước ấm bề mặt, dẫn đến lớp nêm nhiệt ở bờ Tây mỏng đi, nhiệt độ bề mặt biển ở đây lạnh đi dị thường dẫn đến ít mưa cho khu vực phía Tây Thái Bình Dương trong pha El Nino.

Hoạt động của La Nina Khi gió tín phong mạnh lên, áp lực gió lên bề mặt tăng lên, hiện tượng nước trồi sẽ làm nhiệt độ bề mặt biển phía Đông lạnh đi dị thường, dòng chảy hướng Đông, do gió tín phong tạo ra sẽ đưa lượng nước ấm bề mặt dồn về phía Tây, lớp nêm nhiệt ở phía Tây dày lên, hoàn lưu Walker mạnh dần lên, nhiệt độ bề mặt biển cao hình thành dòng thăng ở phía Tây Thái Bình Dương gây mưa cho khu vực này, còn ở phía Đông, nước trồi mạnh làm bề mặt biển lạnh đi dẫn đến ít mưa, lượng sinh vật phù du suy giảm, tôm cá ít đi, tạo ra pha La Nina ngược lại với El Nino.

Sự chênh lệch khí áp giữa Đông (cao) và Tây (thấp) và nhiệt độ giữa (Đông) thấp và Tây (cao) trên khu vực xích đạo Thái Bình Dương dẫn đến chuyển động ngược chiều của không khí ở tầng thấp (gió Đông) trên cao (gió Tây); chuyển động giáng phía Đông và chuyển động thăng phía Tây tạo thành một hoàn lưu khép kin gọi là hoàn lưu Walker.

Những tác động của ENSO (Hiện tượng El Nino và La Nina)

ENSO chính là hệ quả của tương tác biển – khí quyển, sự dịch chuyển qua lại của vùng biển ấm và dịch chuyển vùng mưa trong hoàn lưu Walker đều tác động đến điều kiện thời tiết, khí hậu ở các quốc gia bị ảnh hưởng.

Đối với các quốc gia Tây Thái Bình Dương như: Việt Nam, Philipin, Malaixia, Indonexia, Thái Lan, Lào, Australia, vào thời kì El Nino, thường xảy ra các hiện tượng hạn hán, nắng nóng kéo dài do vùng mưa trong hoàn lưu Walker dịch chuyển sang phía Đông Thái Bình Dương, ngược lại vào thời kỳ La Nina, khi vùng nước ấm và vùng mưa dịch chuyển về khu vực phía Tây thường gây ra mưa lớn, và ngập lụt ở các quốc gia trên. Sự dịch chuyển vùng nước ấm sẽ làm thay đổi tần suất bão ở các trung tâm bão Đông và Tây Thái Bình Dương.

Vào thời kỳ El Nino vùng biển phía Đông ấm lên dị thường, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành và phát triển, ngược lại El Nino làm cho khu vực biển ở Tây Thái Bình Dương lạnh đi dẫn bão ít xuất hiện hơn so với trung bình năm.

Vào thời kỳ La Nina, điều ngược lại xảy ra, khu vực Tây Thái Bình Dương biển ấm lên, tạo điều kiện cho bão hình thành và phát triển, trong những năm có La Nina, bão thường xuất hiện nhiều hơn và có cường độ mạnh hơn, và trong năm La Nina, vùng Đông Thái Bình Dương ít bão hơn các năm không xuất hiện hiện tượng này.

Nhận định xu thế khí tượng thủy văn từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2021 (Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia)

Hiện tượng ENSO

Xu thế nhiệt độ mặt nước biển tiếp tục lạnh đi và hiện tượng La Nina đã xuất hiện; dự báo hiện tượng La Nina sẽ tiếp tục duy trì từ nay cho tới những tháng đầu năm 2021.

Bão/Áp thấp nhiệt đới và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Dự báo từ nay cho tới hết năm 2020, số lượng bão và Áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông còn có khả năng xuất hiện khoảng 04-06 cơn, trong đó có khoảng 02-04 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam.

Tiếp tục đề phòng gió mạnh trên biển do tác động không khí lạnh trên khu vực phía Bắc và Giữa Biển Đông vào các tháng chính của mùa đông năm 2020-2021.

Đề phòng các đợt mưa lớn dồn dập và kéo dài ở khu vực Miền Trung trong nửa cuối tháng 10 và tháng 11/2020, đặc biệt khu vực Trung và Nam Trung Bộ.

Trong những tháng mùa khô tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ nhiều khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa.

Nhiệt độ

Tháng 11 tại khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế thấp hơn từ 0,5-1,00C, các khu vực khác phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tháng 12/2020 và tháng 3/2021 khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế thấp hơn từ 0,5-1,00C, khu vực khác phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Từ tháng 1, 2 và 4/2021 trên phạm vi toàn quốc nhiệt độ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Các đợt rét đậm, rét hại tập trung trong thời kỳ từ nửa cuối tháng 12/2020 đến tháng 02/2021, mỗi đợt có khả năng kéo dài từ 7-10 ngày và có thể kéo dài hơn ở các tỉnh vùng vùng núi phía Bắc. Đề phòng các hiện tượng băng giá và sương muối trong các tháng chính của mùa Đông 2020-2021.

Lượng mưa

- Khu vực Bắc Bộ

Tháng 11/2020 khu vực Tây Bắc và Việt Bắc tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn từ 10-30%, khu vực Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.

Tháng 12/2020-02/2021, tổng lượng mưa tháng phổ biến từ 10-30mm có nơi trên 40mm.

Tháng 3-4/2021, tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ so với Trung bình nhiều năm.

- Khu vực Trung Bộ

Tháng 11/2020 từ Thanh Hóa đến Quảng Bình tổng lượng mưa xấp xỉ, từ Quảng Trị đến Bình Thuận Tổng lượng mưa cao hơn từ 20-50% so với Trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tháng 12/2020 tổng lượng mưa từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng phổ biến thấp hơn từ 10-30%, từ Quảng Nam đến Bình Thuận phổ biến cao hơn từ 15-35% so với trung bình nhiều năm.

Tháng 01-02/2021 phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, riêng từ Phú Yên đến Bình Thuận tổng lượng mưa cao hơn từ 10-30%.

Tháng 3/2021 tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ, riêng từ Đà Nẵng đến Bình Thuận tổng lượng mưa 30-60mm cao hơn trung bình nhiều năm.

Tháng 4/2021 tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.

- Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Tháng 11/2020 Tây Nguyên tổng lượng mưa cao hơn 20-40% so với trung bình nhiều năm, Nam Bộ phổ biến xấp xỉ so với Trung bình nhiều năm.

Tháng 12/2020 khu vực tổng lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm 20-40%.

Tháng 01-3/2021 có khả năng xuất hiện mưa trái mùa nên tổng lượng mưa tại khu vực cao hơn trung bình nhiều năm, tổng lượng mưa phổ biến 20-50mm.

Tháng 4/2021 tổng lượng mưa cao hơn từ 10-30%.

Thủy văn

- Bắc Bộ

Nguồn nước từ tháng 11-12/2020 trên các lưu vực sông phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, riêng sông Thao, hạ lưu sông Lô và sông Hồng tiếp tục thiếu hụt so với Trung bình nhiều năm từ 20-50%.

Từ tháng 01-4/2021, nguồn nước trên các lưu vực sông phổ biến ở mức xấp xỉ dưới trung bình nhiều năm, sông Thao và hạ lưu sông Lô thiếu hụt so với Trung bình nhiều năm từ 20-30%, riêng hạ lưu sông Hồng lớn hơn 10-30%.

- Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên

Từ nửa cuối tháng 10 đến tháng 12/2020, trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện 02-03 đợt lũ vừa và lớn.

Đỉnh lũ năm 2020, tại hạ lưu các sông chính ở Bắc Trung Bộ ở mức báo động1-báo động2, xấp xỉ đỉnh lũ trung bình nhiều năm; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức báo động2-báo động3 và trên báo động3, tương đương đỉnh lũ trung bình nhiều năm. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông khả năng xuất hiện lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất.

Từ tháng 01-4/2021, dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-40%, một số sông thấp hơn trên 40%.

- Khu vực Nam Bộ

Tổng lượng dòng chảy trong các tháng đầu mùa khô năm 2020-2021 từ thượng nguồn sông MêCông về Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng cao hơn năm 2019 từ 10-15% và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 15-30%.

Đỉnh lũ năm 2020 ở đầu nguồn sông Cửu Long ở mức thấp hơn Báo động1, xuất hiện vào thời kỳ từ 17-20/10.

Mực nước tại các trạm thủy văn vùng hạ nguồn sông Cửu Long ảnh hưởng mạnh của thủy triều, đỉnh lũ năm tại các trạm ở mức báo động2-báo động3, một số trạm trên báo động3, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại một số vùng trũng thấp, ven sông, đặc biệt tại thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long.

Trong các tháng đầu mùa khô 2020-2021, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng ít khả năng nghiêm trọng hơn mùa khô năm 2019-2020.

Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần sớm có các biện pháp chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, chủ động cập nhật các thông tin dự báo hàng ngày, dự báo tháng để đề phòng trường hợp diễn biến tình hình khí tượng thủy văn trở nên phức tạp hơn.

Hải văn

Tại ven biển miền Trung cần lưu ý sóng lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão gây sạt lở đê sông, đê biển.

Từ ngày 15/10/2020 đến tháng 3/2021, tại ven biển Nam Bộ sẽ xuất hiện 4 đợt triều cường cao vào các ngày 15-19/10/2020, 14-18/11/2020, 13-17/12/2020 và 13-16/01/2021.

Đợt triều cường từ ngày 15-19/10/2020 là cao nhất năm 2020, ngày 18/10/2020 mực nước triều cao nhất ngày tại Vũng Tàu có thể đạt 4,3m. Do ảnh hưởng của triều cường, khu vực ven biển Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh có khả năng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Hiện tượng trái ngược với El Nino là gì?

Hiện tượng En Ni-nhô (tiếng Tây Ban Nha: fenómeno El Niño, tiếng Anh: El Niño phenomenon), là một hiện tượng trái ngược với hiện tượng La Niña.

Hiện tượng El Nino sẽ kéo dài bao lâu?

Theo thông tin của Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, hiện tượng El Nino có khả năng còn kéo dài đến hết mùa xuân năm 2024 với xác suất khoảng trên 90%, sau đó chuyển dần sang trạng thái trung tính vào những tháng mùa hè với xác suất khoảng 60-70%.

Tại sao có hiện tượng El Nino?

El Nino là một hình thái khí hậu tự nhiên sinh ra từ vùng nước ấm bất thường ở phía đông Thái Bình Dương. Nó hình thành khi gió mậu dịch thổi từ đông sang tây dọc theo vùng xích đạo Thái Bình Dương chậm lại hoặc đảo chiều khi áp suất không khí thay đổi.

El Nino La Nina là gì?

El Nino là từ được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương. La Nina là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói trên lạnh đi dị thường.