Hiệu trưởng trường lương thế vinh là ai

Góp từng viên gạch nhỏ...

Trước khi làm công tác quản lý, cô Bùi Minh Tâm đã có 11 năm làm giáo viên Toán giảng dạy tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), ngay khi mới ra trường. Ở bất cứ vai trò nào, cô Tâm đều góp nhặt từng viên gạch nhỏ từ niềm tin yêu vào học sinh. Với cô, đây là nền tảng cho mọi hoạt động giáo dục và là nền móng của một trường học hạnh phúc.

Hiệu trưởng trường lương thế vinh là ai
Cô Bùi Minh Tâm vào vùng đỏ trao thiết bị học trực tuyến cho học sinh đầu năm học 2021-2022

Năm 2004, cô được bổ nhiệm làm Hiệu phó Trường THPT Lương Thế Vinh, khi đó vừa thành lập với tên gọi là Trường THPT Bán công Lương Thế Vinh. Mang tên trường bán công, lại nằm trong “vùng rốn” của Q.1, cô Tâm kể, lúc đó không phụ huynh nào muốn gửi con vào học. Để tuyển sinh, Ban giám hiệu phải đi phát tờ rơi đến từng trường, từng khu dân cư. Năm học 2004-2005, lứa học sinh đầu tiên của trường với 360 học sinh khối 6 và 360 học sinh khối 10. Trong đó, điểm chuẩn lớp 10 gần như thấp nhất TP.

Xuất phát điểm là một trường bán công nhưng ngay năm học đầu tiên, trường đã xây dựng phương châm: “Đẹp như công viên; Sạch như bệnh viện; Kỷ luật như quân đội; Chất lượng ngang bằng các trường THPT trên địa bàn Q.1”. Khi đó, phương châm này được đánh giá là “quá viển vông”.

Để hiện thực hóa phương châm, Ban giám hiệu trường bắt tay xây từng viên gạch nhỏ. Trường “chiêu mộ” sinh viên ngoại tỉnh mới ra trường, muốn ở lại TPHCM cống hiến. Gần như 100% giáo viên của trường đều là sinh viên giỏi của ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sài Gòn nhưng không có hộ khẩu tại TP. Cạnh đó, trường mời giáo viên từng giảng dạy tại các trường như THPT Bùi Thị Xuân, Marie Curie đã về hưu trở lại trường làm công tác bồi dưỡng, dẫn dắt giáo viên trẻ.

Việc hình thành kỷ cương, nhân cách cho học sinh được trường đặt lên hàng đầu. Để đưa học sinh vào nề nếp, kỷ luật, nhà trường xây dựng một đội ngũ giám thị là bộ đội phục viên. Có thời điểm toàn trường có tới 11 giám thị. Hội đồng kỷ luật được lập ra là cầu nối tương tác giữa gia đình và nhà trường, tăng cường phối hợp giáo dục học sinh. 

Trường đã thành lập Ban cố vấn chuyên môn với sự góp mặt của nhiều GS.TS của ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sài Gòn... tuần nào cũng dự giờ góp ý chuyên môn, phương pháp giảng dạy, giáo án cho đội ngũ giáo viên ở hầu hết bộ môn. 

“Thời điểm đầu khi hình thành kỷ luật nề nếp học sinh cực kỳ khó. Mời phụ huynh đến trường nhưng phụ huynh không đến, phải nhờ công an, học sinh tìm giúp địa chỉ nhà, đến tận nhà kiếm học sinh. Trường tìm mọi nguồn để hỗ trợ học sinh đóng học phí. Thấy thầy cô kiên trì, chăm lo, đồng hành, phụ huynh từng bước hợp tác”, cô Tâm nhớ lại.

Bằng tình yêu thương, trái ngọt sau năm học đầu tiên, học sinh nhà trường từ chỗ thiếu ý thức học tập, thường xuyên đánh nhau, trốn học đã có nề nếp kỷ luật và ý thức, phụ huynh đã có niềm tin vào trường. Sau 3 năm, điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 của trường đã tăng vọt, ngang bằng với một số trường THPT tại Q.1. 

“Từng chút một, từng điều nhỏ nhặt được góp lại, chăm chút, vun bồi. Đội ngũ giáo viên khi đó thực sự đã dành hết tâm huyết, sức lực vào ngôi trường, yêu thương học sinh bằng sự kiên trì, đồng hành, thấu hiểu. Ngày đó, cứ sau mỗi buổi học, giáo viên đều ở lại trường để kèm thêm cho học sinh. Thứ bảy, chủ nhật cũng vào trường dò bài, phụ đạo miễn phí cho các em”, cô Tâm bày tỏ.

... Xây ngôi trường hạnh phúc 

Năm 2013, cô Tâm giữ vai trò Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh. Với sứ mệnh xây dựng một ngôi trường hạnh phúc, cô đặt ra phương châm mới cho nhà trường: “Đào tạo thế hệ công dân có nhân cách tốt, có đam mê trong học tập và tự chủ trong cuộc sống”, khép lại hành trình gần 10 năm hoàn thành sứ mệnh hình thành kỷ luật, nề nếp cho học sinh.

Hiệu trưởng trường lương thế vinh là ai
Cô Bùi Minh Tâm là một trong hai cán bộ quản lý tiêu biểu của TPHCM năm 2021 được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng bằng khen

Để kéo học sinh ra khỏi các tiệm game xung quanh trường, cô Tâm đã xây dựng hàng loạt các CLB từ học thuật, TDTT cho đến năng khiếu, nhiếp ảnh... Gần 15 CLB đã ra đời vào năm 2013, điều đặc biệt là tất cả đều do chính học sinh làm chủ nhiệm, xây dựng kế hoạch hoạt động. “Khi được thầy cô tin tưởng, trao quyền, trao cơ hội để khẳng định mình, theo đuổi đam mê, các em hào hứng. Không khí học tập vì thế cũng vui vẻ. Từ năm học này, trường cũng bắt đầu mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy. Ở nhiều môn học đã gắn kết cùng các hoạt động, sản phẩm của học sinh tạo ra trong CLB, hình thành các dự án học tập. Học sinh được học, được phát triển khả năng, năng lực thông qua vừa học vừa chơi”, cô Tâm hào hứng.

Hành trình xây dựng trường học hạnh phúc còn là quá trình tạo tâm thế đứng lớp nhẹ nhàng cho giáo viên. Với vai trò "thuyền trưởng", cô Tâm đã xây dựng môi trường kết nối, lắng nghe, tôn trọng, thầy cô được trao quyền và tạo môi trường để đổi mới. 

Môi trường hạnh phúc, kết nối đã trở thành sức mạnh đoàn kết để thầy và trò Trường THPT Lương Thế Vinh cùng nhau đi qua tâm dịch năm học 2021-2022. Giữa tâm dịch, Ban giám hiệu kết nối với từng giáo viên hỏi thăm động viên, từng giáo viên lại kết nối với mỗi học sinh, phụ huynh để theo sát, trò chuyện. Các hoạt động trực tuyến tạo sân chơi cho học sinh liên tiếp được tổ chức, các tiết học online đổi mới được diễn ra. Trong gian khó, tâm thế tích cực, niềm tin vào cuộc sống cứ thế được lan ra, rộng mãi...

Hình ảnh cô hiệu trưởng đi vào “vùng đỏ” trao thiết bị học trực tuyến cho từng học sinh khó khăn đầu năm học không chỉ là sự san sẻ, đồng cảm mà còn như một lời nhắn nhủ để mỗi học sinh cùng gia đình vượt qua những khó khăn trong dịch bệnh. Trên hết, đó là sự đồng hành, tình yêu thương của thầy cô với học sinh trong mọi hoàn cảnh. 

“Đi qua mùa dịch trong một năm học hết sức đặc biệt càng thấm thía hơn, những mất mát, sợ hãi sẽ được nâng đỡ, xoa dịu bằng tình yêu thương và quan tâm kịp thời. Học sinh được dạy về sự chấp nhận và thích nghi cùng tinh thần vượt khó. Tôi tự hào rằng, ở Lương Thế Vinh có thể không nhiều học trò giỏi nhưng ở đó có những học trò hạnh phúc, biết vươn lên ngay cả trong gian khó...”, cô Tâm xúc động. 

Én Bông

- Thưa bà, kỳ vọng mà cha mẹ đặt lên con cái không phải là một câu chuyện mới, nhưng luôn luôn gây nhức nhối, thậm chí dẫn đến nhiều thảm cảnh đau lòng. Là giáo viên, bà có bao giờ nghe được tiếng lòng của con trẻ, hiểu cho chúng hay không?

- Học sinh thời nào cũng phải đối diện với nhiều áp lực, và thời nay điều đó càng nặng nề hơn. Tôi nhớ cách đây không lâu, khi Sở GD&ĐT Hà Nội không cho tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 6 mà chỉ xét học bạ, ngay lập tức học sinh bị áp lực về điểm số, buộc phải có điểm cao để có học bạ đẹp, nhờ đó mới vào được trường mà mình mong muốn.

Năm 2018, Sở GD&ĐT cho phép các trường được tổ chức cho học sinh thi tuyển vào lớp 6, các con lại phải chịu một áp lực cao hơn. Đó là phải học giỏi để làm những ngành nghề hot, kiếm được nhiều tiền.

Tôi hiểu áp lực của các con. Và tôi cũng hiểu đó là sai lầm của phụ huynh. Khi phụ huynh đặt áp lực cho con phải nghĩ đến khả năng của con mình. Tư duy và khả năng của mỗi học sinh là khác nhau, mức tiếp thu của các em chỉ ở mưc độ này nhưng cha mẹ lại đặt lên vai chúng một sức ép gấp đôi thì đương nhiên con sẽ mệt mỏi, không muốn đến trường. Đó là điều phản giáo dục.

- Có tấm gương nào nhờ “tảng đá áp lực 0 kg” mà thành đạt không, thưa bà?

- Có chứ, thậm chí rất nhiều.

Chắc hẳn mọi người còn nhớ nhân vật nổi tiếng có tên Linh Lioa, đó là con trai của một người bạn rất thân với bố tôi. Nghe bố tôi kể lại rằng, cả gia đình anh Linh Lioa theo nghiệp văn chương báo chí, bố là nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục còn mẹ là giảng viên Đại học Y Hà Nội, chú là học giả nổi tiếng Nguyễn Khắc Viện, ông là Hoàng Giáp Thượng Thư Triều Đình Huế Nguyễn Khắc Niêm. Riêng Linh “được thả lỏng” để đeo đuổi đam mê với những máy móc linh kiện điện tử. Sau này anh trở thành một người rất nổi tiếng và thành đạt ở lĩnh vực mà anh đam mê. Đáng nói, Linh mới chỉ tốt nghiệp lớp 12.

Đằng sau sự thành công của Linh Lioa là gì? Là sau khi học hết lớp 12 anh đã xin đi làm công nhân - đi ngược với con đường học vấn của cả gia đình. Điều quan trọng nhất là, bố mẹ rất tôn trọng sự lựa chọn của anh.

Tôi kể câu chuyện này để thấy rằng, phụ huynh nên nhìn nhận lại những kỳ vọng thái quá của bản thân và đem những cái đó áp đặt lên con. Nếu ngày xưa bố mẹ Linh Lioa cứ ép anh theo con đường học vấn thì đến giờ chưa chắc có một Linh Lioa thành công. Quan trọng là cha mẹ định hướng cho con theo ước mơ, niềm đam mê của con và dạy con biết nỗ lực bằng khả năng của bản thân để chạm tay vào ước mơ đó. Các con sống cuộc đời của các con và xứng đáng được theo đuổi mơ ước của mình chứ không phải của bố mẹ.

- Thưa bà, bố mẹ nào cũng lấy lý do muốn con có tương lai tốt, sống một cuộc sống sung sướng và hạnh phúc, không chấp nhận sự thất bại hay trái ý của con. Con trẻ vì thế mắc kẹt trong một mớ bòng bong, và cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình…

- Tôi hiểu đành rằng là vậy. Ví như một người nông dân đương nhiên họ muốn con họ không phải sống cuộc đời chân lấm tay bùn như mình. Nhưng họ phải nhìn nhận và chấp nhận khả năng của đứa trẻ. Khi nó không có khả năng thì người nông dân không thể bắt con đi nghiên cứu khoa học được.

Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề để đứa trẻ vấn có thể kiếm tiền, vẫn có thể sống hạnh phúc và quan trọng là chúng khẳng định được khả năng của bản thân như những gì chúng có. Hãy để đứa trẻ sống với đúng những gì nó có.

Ở nước ngoài họ rất tiến bộ trong việc giáo dục con, họ để con tự lập từ rất sớm, cho con chọn những gì mà đứa trẻ thích. Tôi có một người bạn tại Thái Lan. Người Thái thường rất chuộng việc cho con đi học nước ngoài tại Anh, Mỹ nhưng bạn ấy lại quyết định sang Nga và rất may mắn được bố mẹ tôn trọng. Giờ đây, bạn đã trở thành người rất thành đạt. Có lần tôi hỏi “có hối hận khi sang Nga không”, bạn vẫn trả lời là “không”.

- Với phần đông bố mẹ Việt, điểm số vẫn là thước đo tuyệt đối năng lực học hành của con. Nếu con không đạt điểm số cao, họ coi đó là sự sỉ nhục, là không xứng đáng, là đồ bỏ đi… Không dễ để có sự cảm thông từ mẹ cha, những đứa trẻ ấy thật là khốn khổ…

- Tôi đã nhiều lần nói, trong việc học của con ở trường, bố mẹ đừng áp lực quá về việc bắt con phải đạt điểm 9, điểm 10. Tư duy của mỗi đứa trẻ không phải bố mẹ muốn là được, có những học sinh không học được và điểm 7, điểm 8 với chúng đã là cả một sự nỗ lực rất lớn. Người lớn chúng ta nên ghi nhận điều đó và động viên đứa trẻ chứ không phải chì chiết chúng là tại sao các bạn điểm 10 mà con chỉ điểm 8.

- Với tư cách là một hiệu trưởng, bà đã bao giờ phải tranh luận với phụ huynh về những áp lực họ vô tình hoặc cố ý đặt lên vai con mình?

- Ngay tại Trường Lương Thế Vinh, có một học sinh rất đam mê môn bóng rổ và chỉ mơ ước được hoạt động trong lĩnh vực thể thao. Tuy nhiên, mẹ của bạn này chỉ mong con sau này theo học toán. Nhờ học thêm suốt ngày đêm, bạn cũng đỗ vào lớp chuyên Toán T2 của trường.

Tuy nhiên, trong thời gian học tại lớp T2, bạn luôn xếp hạng bét và điểm số luôn luôn là 5 - 6. Tôi đã trực tiếp chia sẻ với phụ huynh rằng: “Con không có khả năng học Toán. Mẹ nên cho con học lớp thường cùng các bạn và sau này cho con theo đuổi mơ ước thể thao”. Thế nhưng mẹ bạn không nghe. Sự tình như vậy cứ kéo dài, bạn luôn nhận điểm thấp và bố mẹ luôn mắng thậm tệ. Cho đến một hôm, họ suýt nữa mất con.

Buổi sáng con vẫn đến trường. Tuy nhiên, buổi chiều bố mẹ không thấy con về, quay lại hỏi trường thì xe con vẫn để ở trường nhưng người không thấy đâu. Đến 12 giờ đêm họ mới tìm thấy con ở bờ đê sông Hồng. “Con sẽ đi, không ở cùng bố mẹ để thoát khỏi việc học chuyên Toán theo ý mẹ” – con khóc khi được tìm thấy. Tôi nghĩ đây là bài học đắt giá không chỉ với phụ huynh em này mà với nhiều phụ huynh khác.

Tôi có cảm giác bố mẹ trẻ kỳ vọng vào con nhiều hơn thế hệ già. Bởi lẽ, nhiều bố mẹ trẻ rất giỏi, có bằng tiến sĩ ở Anh, Mỹ và họ nghĩ rằng một điều dĩ nhiên là con họ phải giỏi giống họ. Đó là một nhận thức sai lầm.

- Xin cảm ơn bà!