Hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là gì

10 tội không còn án tù chung thân từ ngày 1/1/2018

Cập nhật ngày: 14-11-2017 | 09:48:18 GMT +7

Đưa hối lộ, Buôn lậu, Trộm cắp tài sản... là những tội sẽ bỏ hình phạt tù chung thân từ ngày 1/1/2018.

Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) có hiệu lực vào ngày 1/1/2018 với nhiều quy định thay đổi so với Bộ luật Hình sự 1999. Trong số này có 10 tội danh được bỏ hình phạt tù chung thân.


Tội Đưa hối lộ Điều 289 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 10 triệu hoặc dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị phạt tù ít nhất một năm. Hình phạt cao nhất dành cho tội này là tử hình nếu của hối lộ có giá trị từ 300 triệu trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. Tại Bộ luật sửa đổi năm 2009, mức hình phạt cao nhất của tội này giảm xuống còn tù chung thân. Tội danh này tại Bộ luật Hình sự sửa đổi 2015 có một số thay đổi về căn cứ buộc tội. Theo đó, người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích: vật chất, lợi ích phi vật chất để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì bị phạt thấp nhất: từ 20- 200 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm. Mức hình phạt cao nhất cũng thay đổi, giảm xuống còn 20 năm. Tình tiết tăng nặng để áp dụng mức án này là trong trường hợp của hối lộ (tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác) có giá trị một tỷ đồng trở lên.

Tội Buôn lậu

Điều 153 Bộ luật Hình sự 1999 quy định người nào buôn bán trái phép qua biên giới: hàng hóa, tiền, ngoại tệ, đá quý… có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu hoặc dưới 100 triệu nhưng đã bị xử phạt hành chính, bị kết án một số tội về buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ… sẽ bị phạt tiền 10-100 triệu hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Hình phạt cao nhất là tử hình. Khi sửa đổi, bổ sung vào năm 2009, mức hình phạt cao nhất giảm xuống thành án tù chung thân. Đến Bộ luật Hình sự 2015, mức hình phạt cao nhất tiếp tục giảm còn 20 năm tù. Các tình tiết tăng nặng để định khung hình phạt cao nhất là: vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính một tỷ đồng trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh…

Tội Trộm cắp tài sản

Tội này được quy định tại điều 138 Bộ luật Hình sự 1999 và điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai đến dưới 50 triệu hoặc dưới hai triệu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính, bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tối thiểu ở mức cải tạo không giam giữ đến ba năm. Ở Bộ luật Hình sự 1999, nếu phạm phải tình tiết tăng nặng như: chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội phải đối mặt với mức án cao nhất là tù chung thân. Bộ luật Hình sự 2015, bổ sung hai tình tiết tăng nặng là lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Hình phạt cao nhất của tội này được giảm còn 20 năm tù.

Tội Trốn đi nước ngoài

Điều 91 của Bộ luật Hình sự 1999 và điều 121 Bộ luật Hình sự 2015 đều quy định người nào trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù. Mức hình phạt cao nhất theo Bộ luật năm 1999 là tù chung thân; tại Bộ luật Hình sự 2015 là 20 năm tù.

Tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản

Điều 137 Bộ luật Hình sự 1999 nêu rõ người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai đến dưới 50 triệu hoặc dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính, bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù. Nếu người phạm tội chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng sẽ phải chịu mức án cao nhất là tù chung thân. Cùng tội danh đó, điều 172 Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung tình tiết tăng nặng là lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Mức hình phạt cao nhất được giảm xuống còn 20 năm tù.

Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Theo điều 140 của Bộ luật Hình sự 1999 và điều 175 Bộ luật 2015, người nào chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới 50 triệu hoặc dưới bốn triệu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính, bị kết án về tội Chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì mức hình phạt tối thiểu là cải tạo không giam giữ đến ba năm. Trong trường hợp tài sản chiếm đoạt trị giá 500 triệu đồng trở lên, người phạm tội sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng, mức phạt theo Bộ luật Hình sự 1999 là tù chung thân. Tại luật mới có hiệu lực từ 1/1/2018, hình phạt cao nhất là 20 năm tù.

Tội Hủy hoại hoặc Cố ý làm hư hỏng tài sản

Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999 quy định người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai đến dưới 50 triệu hoặc dưới hai triệu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính, bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.   Người phạm tội thuộc nếu gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ 500 triệu trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng phải nhận mức hình phạt cao nhất là tù chung thân. Với tội danh nêu trên, điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 thay đổi mức hình phạt cao nhất thành 20 năm tù dù mức tiền chiếm đoạt, mức hình phạt tối thiểu và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ không thay đổi.

Tội Khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh

Điều 323 Bộ luật Hình sự 1999 nêu: Người nào khi bị địch bắt làm tù binh mà khai báo bí mật quân sự hoặc tự nguyện làm việc cho địch, thì bị phạt tù thấp nhất một năm. Nếu người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị xử phạt tới tù chung thân. Bộ luật Hình sự 2015 thay đổi hình phạt cao nhất còn 20 năm tù, các mức phạt khác giữ nguyên.

Tội Bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu

Tội danh này được định nghĩa tại điều 324 Bộ luật Hình sự 1999 như sau: Người nào bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu sẽ bị phạt tù tối thiểu năm năm. Nếu phạm tội này mà gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nghi can có thể bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân. Điều 401 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội này đã giữ nguyên nội dung cấu thành hành vi song mức án tối thiểu chỉ còn hai năm. Mức hình phạt cao nhất  là 20 năm tù.

Tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Theo điều 226b Bộ luật Hình sự 1999, người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện một trong những hành vi như: truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản; lừa đảo trong thương mại, kinh doanh; làm giả thẻ ngân hàng… thì bị phạt tiền 10-100 triệu hoặc phạt tù ít nhất một năm. Nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, mức án cao nhất là tù chung thân.

Tại tội danh này, điều 290 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức phạt tối thiểu là cải tạo không giam giữ tới ba năm, còn hình phạt cao nhất là 20 năm tù. Tình tiết tăng nặng mức phạt là chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; gây thiệt hại 500 triệu trở lên; số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên./.

TheoTin nhanh VnExpress - vnexpress.net

Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

1. Đối với hình phạt chính:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.

2. Đối với hình phạt bổ sung:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.

Bình luận:

Đây là Điều luật quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp người phạm tội phạm nhiều từ và xét xử cùng 01 lần, nghĩa là chỉ có 1 Bản án và 1 mức hình phạt chung duy nhất trong trường hợp này. Điều đó khác với việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được quy định tại Điều 56 mà tác giả sẽ phân tích sau.  

Điều luật này được thiết kế rất rõ ràng, dễ hiểu đó là lý do vì sao nó kế thừa hoàn toàn quy định cũ tại Điều 50 BLHS 1999 mà không có bất kỳ sửa đổi, bổ sung nào. Chiếu theo quy định chúng ta thấy việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội không hề khác với việc quyết định hình phạt khi phạm một tội, nghĩa là Tòa án sẽ căn cứ vào cáo trạng của Viện Kiểm sát, lời bào chữa của bị cáo, luật sư, các chứng cứ cũng như nhân thân người phạm tội v.v…để quyết định hình phạt. Điểm khác biệt duy nhất là chỗ tổng hợp hình phạt sau cùng để ra một mức án chung. Như vậy trong trường hợp xét xử người phạm tội phạm nhiều tội sẽ có 2 bước rất rõ ràng (và cũng được nêu rõ trong Bản án).

Bước 1: Xét xử từng tội phạm cụ thể và quyết định hình phạt cho từng tội

Bước 2: Tổng hợp các hình phạt của từng tội để cho ra một hình phạt chung sau cùng.

Bước 1 như tác giả đã nói nó hoàn toàn giống với quyết định hình phạt đối với một tội nên không có gì để bàn thêm. Riêng bước 2 sẽ có một vài lưu ý nhỏ:

Lưu ý 1: Tổng hợp hình phạt chia theo hình phạt chính và hình phạt bổ sung (sẽ có cách cách tổng hợp khác nhau)

Lưu ý 2: Đối với hình phạt chính có 2 kiểu tổng hợp:

Kiểu 1: Tổng hợp theo phương pháp cộng dồn nhưng không được quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn. Ví dụ: A phạm tội trộm cắp bị tuyên phạt 05 năm tù, phạm tội cướp phạt 20 năm tù; phạm tội cướp giật 10 năm tù thì tổng hợp hình phạt của A = 05 + 20 + 10 = 35 năm nhưng đã vượt quá giới hạn 30 năm nên sẽ lấy mức 30 năm tù.

Kiểu 2: Tổng hợp theo phương pháp thu hút (hình phạt cao nhất sẽ thu hút các hình phạt còn lại), kiểu này chỉ áp dụng nếu trong những tội phạm phải có ít nhất 1 tội bị tuyên án chung thân, tử hình. Nếu mức án nặng nhất là chung thân thì sẽ quyết định hình phạt cuối cùng sẽ là chung thân và tương tự đối với mức án tử hình. Ví dụ: A Bị tuyên 10 năm về tội cướp giật, 20 năm về tội cướp và tử hình về tội giết người thì tổng hợp hình phạt sau cùng là sẽ là tử hình.

Riêng hình phạt tiền và trục xuất là 02 hình phạt khá đặc biệt, nó có thể được áp dụng là hình phạt chính và cũng có thể áp dụng là hình phạt bổ sung và sẽ không được tổng hợp với các hình phạt khác, riêng hình thức phạt tiền các khoản tiền phạt sẽ được cộng lại thành mức phạt chung (theo phương pháp cộng dồn mà không giới hạn mức tối đa).

Lưu ý 3: Tổng hợp đối với hình phạt bổ sung có 3 kiểu:

Kiểu 1: Cộng dồn nhưng có giới hạn mức tối đa đối với các hình phạt bổ sung cùng loại và mức giới hạn sẽ theo quy định đối với từng loại đó. Ví dụ: A phạm tội 1 bị áp dụng hình phạt bổ sung là Quản chế với thời hạn 03 năm; tội 2 bị áp dụng hình phạt Quản chế với thời hạn 04 năm. Tổng hợp hình phạt = 03 + 04 = 07 năm nhưng mức hình phạt bổ sung tối đa đối với Quản chế là 05 năm (Điều 43) nên mức phạt cuối cùng sẽ là 05 năm.

Kiểu 2: Cộng dồn nhưng không giới hạn mức tối đa. Kiểu tổng hợp này chỉ áp dụng duy nhất đối với hình phạt bổ sung là hình phạt tiền. Ví dụ: Với tội 1 A bị phạt tiền 500 triệu đồng, tội 2 là 300 triệu đồng, tội 3 là 200 triệu đồng, tổng hợp hình phạt sau cùng sẽ là 1 tỷ đồng.

Kiểu 3: Hỗn hợp tất cả các hình phạt. Kiểu này áp dụng khi các hình phạt bổ sung đã tuyên là khác loại. Khi đó người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã được tuyên đó. Ví dụ: A phạm tội 1 bị áp dụng biện pháp cấm cư trú, phạm tội 2 bị áp dụng hình phạt tước một số quyền công dân, phạm tội 3 bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản. Tổng hợp sau cùng A phải thực hiện cả 3 hình phạt bổ sung trên. 

Video liên quan

Chủ đề