Hình thức chịu lực của cột trong khung phẳng của nhà công nghiệp

  • Đảm bảo bất biến hình theo phương dọc nhà và tăng độ cứng không gian;
  • Truyền tải trọng theo phương dọc nhà;
  • Tăng ổn định hay giảm chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng cho các cấu kiện chịu nén như thanh giàn, cột;
  • Tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho việc lắp dựng, thi công.
  • Hệ giằng cánh trên;
  • Hệ giằng cánh dưới;
  • Hệ giằng đứng

Hình thức chịu lực của cột trong khung phẳng của nhà công nghiệp

  • Hệ giằng cánh trên gồm các thanh chéo chữ thập nằm và thanh chống dọc nằm trong mặt phẳng thanh cánh trên giàn.
  • Có tác dụng là giảm chiều dài tính toán cho thanh cánh trên của giàn.
  • Được bố trí theo phương ngang nhà tại hai đầu hồi, đầu khối nhiệt độ và tại giữa nhà, sao cho khoảng cách giữa chúng không quá 60m.

Hình thức chịu lực của cột trong khung phẳng của nhà công nghiệp

  • Gồm các thanh chéo chữ thập nằm trong mặtphẳng cánh dưới của giàn theo phương dọc và ngang nhà;
  • Hệ giằng ngang cánh dưới: được bố trí tại những khoang có hệ giằng cánh trên, cùng với hệ giằng cánh trên tạo thành khối cứng ở hai đầu hồi và đầu khối nhiệt độ. Hệ giằng ngang nhà ở đầu hồi là gối tựa cho cột hồi, chịu tải trọng gió thổi lên tường đầu hồi nên còn gọi là hệ giằng gió.
  • Hệ giằng dọc cánh dưới: được bố trí tại các đầu cột dọc theo chiều dài nhà, tạo nên độ cứng dọc nhà, hệ giằng này có tác dụng truyền lực cục bộ (lực hãm của cầu trục) phân phối ra các khung lân cận.

Hình thức chịu lực của cột trong khung phẳng của nhà công nghiệp


Gồm các thanh chéo chữ thập nằm trong mặt phẳng các thanh đứng của giàn, theo phương dọc nhà được bố trí tại những vị trí có hệ giằng cánh trên và hệ giằng cánh dưới để tạo nên khối cứng bất biến hình.

Hình thức chịu lực của cột trong khung phẳng của nhà công nghiệp

  • Hệ giằng mái bao gồm các thanh giằng chữ thập và thanh chống dọc, theo yêu cầu cấu tạo độ mảnh của chúng có λmax≤[λ]=200;
  • Hệ giằng mái thường bố trí ở vị trí có giằng cột; 
  • Chiều dài của thanh thép tròn hoặc cáp không được vượt quá 15m, trong trường hợp không đảm bảo cần chia hệ giằng ra làm 2 hệ với thanh chống dọc ở giữa;
Trong trường hợp chịu tải trọng gió, cánh dưới của xà chịu nén nên phải gia cường bằng các thanh chống xiên. Tiết diện
thanh chống không nhỏ hơn L50×5.

Hình thức chịu lực của cột trong khung phẳng của nhà công nghiệp

Khung được tính theo phương ngang nhà nên độ cứng theo phương dọc nhà rất nhỏ, có thể coi cột liên kết khớp với móng. Do vậy, để cả khối nhà đứng vững cần phải tạo một khối cứng để các cột khác tựa vào. Khối cứng gồm có hai cột, dầm cầu trục, hệ giằng cột. Ngoài ra, hệ giằng cột còn được tính toán chịu lực dọc nhà như lực do giàn gió, lực hãm của cầu trục, động đất. Các lực này truyền từ cột qua dầm cầu trục, đến hệ giằng và xuống móng.

Hình thức chịu lực của cột trong khung phẳng của nhà công nghiệp

  • Hệ giằng cột trên được bố trí ở trục cột trên, theo phương dọc nhà được bố trí ở đầu hồi, đầu khối nhiệt độ và ở giữa nhà;
  • Hệ giằng cột dưới được bố trí ở hai nhánh cột, theo phương dọc nhà được đặt ở khoảng giữa của khối nhiệt độ để không cản trở biến dạng nhiệt độ của các kết cấu dọc, khoảng cách từ đầu hồi đến hệ giằng ≤75m, khoảng cách giữa hai hệ giằng trong một khối nhiệt độ ≤50m;
  • Hệ giằng cột có cấu tạo bởi hệ chéo chữ thập, góc nghiêng hợp lý của thanh giằng với phương ngang từ 350÷550, độ mảnh của thanh giằng λmax≤[λ]=200.

Hình thức chịu lực của cột trong khung phẳng của nhà công nghiệp

Hình thức chịu lực của cột trong khung phẳng của nhà công nghiệp

  • Khi nhà công nghiệp không có cầu trục hoặc cầu trục nhẹ Q≤15T, có thể bố trí hệ giằng cột ở hai đầu hồi để truyền tải trọng gió đầu hồi xuống móng một cách nhanh chóng. Lý do là các thanh giằng tương đối mảnh nên không gây ứng suất nhiệt độ đáng kể;
  • Khi chiều dài nhà L≤100m, có thể cho phép bố trí giằng cột ở hai gian đầu hồi nhà.

Hình thức chịu lực của cột trong khung phẳng của nhà công nghiệp

  • Được tính toán như giàn tĩnh định hai cánh song song, hệ thanh bụng chữ thập có tiết diện bằng nhau. Các tải trọng tác dụng chính là phản lực gối tựa do tải trọng gió tác dụng lên hệ sườn tường đầu hồi và đặt vào các nút dàn;
  • Do tính chất của tải trọng đổi dấu (tải trọng gió), khi chọn tiết diện thanh giằng thường chọn theo tiết diện thanh chịu kéo, trong quá trình làm việc khi có lực nén xuất hiện, coi thanh chịu nén mất ổn định, lúc này chỉ có thanh kéo làm việc;
  • Hệ giằng dọc cánh dưới: được tính theo sơ đồ giàn liên tục trên gối tựa đàn hồi xác định theo chuyển vị ngang đỉnh khung.

Hình thức chịu lực của cột trong khung phẳng của nhà công nghiệp

Bạn đang tìm hiểu về cột thép nhà công nghiệp, bạn đang muốn biết chân cột thép nhà công nghiệp ra sao, hãy cùng tin xây dựng khám phá ngay phía dưới đây nhé.

Chân cột thép nhà công nghiệp

Để có thể tìm hiểu chi tiết về cột thép nhà công nghiệp, trước hết chúng ta cần phải nắm rõ khái niệm về chân cột thép nhà công nghiệp là gì? Vậy nó là gì ????

Cột thép nhà công nghiệp là gì ??? nó chính là kết cấu theo phương đứng của khung nhà, chân cột thép này sẽ nhận tải trọng từ mái, dầm cầu cạy và các thiết bị vận chuyển nâng, tường treo… sau đó truyền vào phần móng.

Phân loại chân cột thép nhà công nghiệp

Cột thép dùng cho nhà công nghiệp thường có hình thức rất đa dạng và tùy thuộc vào điều kiện sử dụng của mỗi nhà xưởng khác nhau. Thông thường chúng sẽ được phân loại như sau :

Phân loại theo hình dạng bề ngoài của cột thép có thể chia ra thành cột tiết diện thay đổi và cột tiết diện không thay đổi (hay còn có tên gọi khác là cột bậc).

Đối với cột tiết diện không thay đổi thì tải trọng do cầu trục truyền vào cột qua dầm console (hay còn gọi là dầm vai công xôn) được liên kết vào cột. Tiết diện cột có thể được cấu tạo đặc hoặc dạng rỗng. Đa đa số cột thép tiết diện không thay đổi do lực tác dụng chưa đủ lớn, sức trục từ 15 – 20 tấn.

Cột tiết diện không thay đổi được sử dụng cho nhà xưởng có chiều cao vừa phải (chiều cao cột nhỏ dưới 10m). Cột thép nhà công nghiệp tiết diện rỗng chế tạo phức tạp hơn cột tiết diện đặc

Khi cẩu trục nhà xưởng có sức nâng lớn, sử dụng cột tiết diện thay đổi sẽ hợp lý hơn với lý do tải trọng cầu trục truyền vào cột qua vai cột là vị trí thay đổi tiết diện. Phần cột trên (hay phần phía trên dầm cầu trục) thường sử dụng tiết diện đặc dạng chữ I. Phần cột dưới bạn lại có thể dùng tiết diện đặc với điều kiện bề rộng cột nhỏ hơn 1m, sử dụng cột tiết diện rỗng khi bề rộng cột lớn hơn.

Đối với những nhà xưởng có cẩu trục phải làm những công việc nặng, để thường xuyên kiểm tra hoạt động của cầu trục, phần bụng cột trên mặt dầm cầu trục cần để lối đi có kích thước 1800 x 400mm. Với cột tiện diện rỗng, nhánh cầu trục (nhánh đỡ dầm cầu trục) nên dùng tiết diện chữ I, nhánh ngoài có tiết diện chữ [ cấu tạo từ 2 thép góc và một tấm thép bản, thuận lợi cho việc liên kết tường bao che.

Hình thức chịu lực của cột trong khung phẳng của nhà công nghiệp
Chân cột thép nhà công nghiệp

Bạn có quan tâm: Móng bè là gì? Những ưu nhược điểm khi sử dụng móng bè

Cách tính toán và cấu tạo cột thép nhà công nghiệp

Cột nhà công nghiệp hay còn gọi là cấu kiện chịu nén lệch tâm, trên tiết diện có tác dụng của mômen Mx trong mặt phẳng khung. Ngoài ra còn lại còn có thêm trường hợp mômen tác dụng ngoài mặt phẳng My.

Muốn chọn được tiết diện, ngoài việc chúng ta phải xác định được nội lực tính toán thì phải xác định được cả chiều dài tính toán của cột trong và bên ngoài mặt phẳng khung Lx, Ly. Chiều dài tính toán của cột phụ thuộc khá nhiều vào liên kết hai đầu thanh trong sơ đồ khung.

Trong khung nhà xưởng tiền chế, cột liên kết với móng ở phần chân cột và liên kết với xà ngang ở phần đầu cột. Những liên kết này có thể là ngàm hoặc khớp, chúng có thể khác nhau tùy theo các phương làm việc của tiết diện.

Sau khi thiết kế được tiết diện chi tiết, chúng ta cần phải cấu tạo sao cho phù hợp với sơ đồ tính toán của khung.

Xem thêm: Báo Giá Sửa Chữa Cải Tạo Nhà Tại Hà Nội

Chiều dài tính toán cột thép nhà công nghiệp

Chiều dài tính toán chân cột thép nhà công nghiệp được xác định theo hai phương làm việc chính của tiết diện đó là mặt phẳng khung và ngoài mặt phẳng khung.

Cột thép nhà công nghiệp có tiết diện đặc

Cột thép nhà công nghiệp có tiết diện đặc thường sử dụng dưới dạng cột tổ hợp hàn. Đối với cột tiết diện không đổi, phần trên của cột bậc thang sử dụng dạng chữ I đối xứng còn cột dưới dùng tiết diện không đối xứng.

Tính toán cột nén lệch tâm cân chúng ta phải kiểm tra kỹ khả năng làm việc theo các điều kiện như: độ bền, tính ổn định tổng thể trong và ngoài của mặt phẳng uốn, tính ổn định cục bộ của các bản thép nếu đó là cột tổ hợp từ thép bản.

Hình thức chịu lực của cột trong khung phẳng của nhà công nghiệp
Cột thép nhà công nghiệp có tiết diện đặc

Cột thép nhà công nghiệp có tiết diện rỗng

Cột thép nhà công nghiệp có tiết diện rỗng thường sử dụng đối với nhà xưởng có chiều cao lớn, hoặc mở rộng phù hợp dành cho cầu trục. Cột dưới của nhà công nghiệp một tầng thường dùng cột hai nhánh có cấu tạo như hình phía dưới.

Cột biên lại có tiết diện không đối xứng nhau và bao gồm 2 nhánh : nhánh mái và nhánh cầu trục. Phần cột giữa có tiết diện đối xứng, được cấu tạo như nhánh cầu trục của cột biên.

Chiều cao h của tiết diện cột đã chọn trước khi chọn kích thước khung, bề rộng b chọn theo điều kiện độ cứng, lấy vào khoảng 1/20 đến 1/30.

Khi chiều cao tiết diện cột dưới nhỏ hơn 1m dùng cột bàn giằng; lớn hơn dùng cột thanh giằng. Do cột nhà công nghiệp có lực cắt lớn, thường dùng cột thanh giằng, với góc nghiêng từ 30 độ đến 60 độ , hợp lý nhất là 45 độ .

Hình thức chịu lực của cột trong khung phẳng của nhà công nghiệp
Cột thép nhà công nghiệp có tiết diện rỗng

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về chân cột thép nhà công nghiệp mà tin xây dựng muốn gửi đến bạn. Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi, hẹn gặp ở những chia sẻ tiếp theo nhé