Hoàng mai ở đâu

Quận Hoàng Mai: Hội nghị đối thoại với cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính lần I năm 2022

Thực hiện Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 14/02/2022 của UBND quận Hoàng Mai về việc triển khai công tác cải cách hành chính năm 2022, sáng ngày 02/8/2022, UBND quận Hoàng Mai đã tổ chức Hội nghị đối...

Chi tiết »

  • Quận Hoàng Mai: Hội nghị đối thoại với cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính lần I năm 2022
  • Quận Hoàng Mai: Tổ chức dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ!
  • Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX
  • Hội nghị Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 7, HĐND Thành phố khoá XVI
  • Thăm, tặng quà một số gia đình có công tại quận Hoàng Mai

Hoàng Mai là một quận phía Nam nội thành thủ đô Hà Nội. Đây là quận có diện tích lớn thứ 4 của thủ đô (sau quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm).

Địa lý

Địa giới hành chính quận:

Hoàng Mai vốn trước là vùng đất thuộc huyện Thanh Trì. Vùng Hoàng Mai có tên Nôm là Kẻ Mơ và tên chữ là Cổ Mai,vì mai là tiếng Hán của mơ, do trước kia nơi đây người dân sinh sống chủ yếu bằng trồng cây mai.Lại có rất nhiều các giống mai được trồng nên ta có thể giải thích lại có một loạt các địa danh như: Tương Mai,Thanh Mai,Hồng Mai,Bạch Mai,Hoàng Mai...

Năm 1390, danh tướng Trần Khát Chân sau khi có công giết chết vua Chiêm là Chế Bồng Nga và đánh tan quân Chiêm Thành đã được ban thái ấp ở vùng đất Cổ Mai.

Thời nhà Lê, vùng đất này thuộc huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng.

Đến thời Nguyễn, tỉnh Hà Nội được thành lập. Vùng đất Hoàng Mai lúc này thuộc huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội.

Sau khi thành Hà Nội bị cắt nhượng cho Pháp, huyện Thanh Trì thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông.

Tháng 9 năm 1947, huyện Thanh Trì được sáp nhập vào thành phố Hà Nội và thuộc ngoại thành Hà Nội.

Sau năm 1954, vùng đất quận Hoàng Mai có những sự thay đổi hành chính như sau:

  • Ngày 9 tháng 8 năm 1973, 2 thôn Giáp Bát, Giáp Lục của xã Thịnh Liệt, thôn Tương Mai và một phần đất thôn Mai Động (sáp nhập vào tiểu khu Minh Khai) thuộc xã Hoàng Văn Thụ, huyện Thanh Trì được cắt về khu phố Hai Bà Trưng.
  • Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập phường Mai Động, tách xóm Mã Cả của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì về phường Tương Mai thuộc quận Hai Bà Trưng.
  • Ngày 14 tháng 3 năm 1984, chia phường Giáp Bát thuộc quận Hai Bà Trưng thành 2 phường là Giáp Bát, Tân Mai.
  • Ngày 26 tháng 10 năm 1990, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì về quận Hai Bà Trưng quản lý và thành lập phường Hoàng Văn Thụ.
  • Quận Hoàng Mai chính thức được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ Việt Nam, dựa trên diện tích và dân số của toàn bộ 9 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Vĩnh Tuy, Yên Sở và 55 ha diện tích của xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì cộng với diện tích và dân số của 5 phường Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trưng.4

Việc thành lập quận Hoàng Mai đã nằm trong quy hoạch đến năm 2020 của thành phố Hà Nội, đã đ­ược Thủ t­ướng Việt Nam phê duyệt.

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, bộ máy hành chính và các thiết chế t­ương ứng của chính quyền và đoàn thể cũng đ­ược thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Về tổ chức Đảng, Đảng bộ quận Hoàng Mai đã đ­ược thành lập với 26 uỷ viên Ban chấp hành lâm thời do Thành uỷ chỉ định với 53 chi Đảng bộ trực thuộc.

Hiện nay, Hoàng Mai là một quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, với các công trình nhà chung cư­ cao tầng và các khu đô thị mới đang hoàn thiện như: Định Công, Bắc Linh Đàm, Nam Linh Đàm, Đại Kim, Kim Văn- Kim Lũ, Đền Lừ, Đồng Tầu, Pháp Vân Tứ Hiệp, Thịnh Liệt.

Hành chính

Quận Hoàng Mai có diện tích 4.104,10 ha (41,04 km²), dân số 365000 người (cuối năm 2013), gồm 14 phường: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở.

Quận Hoàng Mai là quận có tốc độ đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh nhất trong số các quận huyện mới của thủ đô, với hàng loạt khu đô thị như Linh Đàm, Bắc Linh Đàm, Định Công, Đại Kim, Đền Lừ, Kim Văn - Kim Lũ, Vĩnh Hoàng, Hoàng Văn Thụ, Ao Sao, Thịnh Liệt, Đại Kim - Định Công, Tây nam hồ Linh Đàm, Tây Nam Kim Giang… cùng hàng loạt chung cư trên đường Lĩnh Nam, đường Tam Trinh, đường Pháp Vân, đường Nghiêm Xuân Yêm như Gamuda City, Hateco Yên Sở, khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, The Manor Central Park…

Các dự án đường sắt đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Ga Hà Nội), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá); trong đó tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.

Đường phố

Quận Hoàng Mai là một vùng đất nằm ở phía đông nam thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 4.104,1 ha (41 km²) với tổng số dân là 365.759 ng­ười. Quận Hoàng Mai phía đông giáp quận Long Biên và huyện Gia Lâm qua sông Hồng, phía tây và nam giáp huyện Thanh Trì, bắc giáp quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng với 14 đơn vị hành chính trực thuộc là 14 ph­ường đ­ược hình thành trên cơ sở toàn bộ 9 xã và một phần xã Tứ Hiệp của huyện Thanh Trì, cùng với 5 ph­ường của quận Hai Bà Trư­ng.

Quận Hoàng Mai có đư­ờng giao thông thuỷ trên sông Hồng. Quận có các đ­ường giao thông quan trọng đi qua gồm: Quốc lộ 1A, đ­ường vành đai 2,5, đ­ường vành đai 3, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, cầu Thanh Trì.

Văn hóa

Quận Hoàng Mai có nhiều làng nghề ẩm thực nh­ư làng nghề bánh cuốn Thanh Trì (ph­ường Thanh Trì), rượu Hoàng Mai, làng bún Tứ Kỳ, bún ốc Pháp Vân (ph­ường Hoàng Liệt), đậu phụ Mơ (phường Mai Động).

Ngoài ra, ph­ường Vĩnh Hư­ng và phường Lĩnh Nam có nghề trồng hoa, rau sạch; phường Yên Sở có làng cá Yên Sở.

Danh nhân

  • Nguyễn Văn Siêu
  • Nguyễn Trọng Hợp
  • Bùi Huy Bích

Tham khảo

  1. ^ Quá trình hình thành, phát triển 23/3/2012
  2. ^ Nghị định số 132/2003/ND-CP của Chính phủ: Nghị định điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phương trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Phan Văn Khải 6/1/2003
  3. ^ a ă Giới thiệu về lãnh đạo Quận uỷ, HĐND, UBND quận Ngày đăng 15/10/2015 12:00
  4. ^ Nghị định 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

(Nguồn: Wikipedia)

x

1 ^ Quá trình hình thành, phát triển 23/3/2012

2 ^ Nghị định số 132/2003/ND-CP của Chính phủ: Nghị định điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phương trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Phan Văn Khải 6/1/2003

3 ^ a ă Giới thiệu về lãnh đạo Quận uỷ, HĐND, UBND quận Ngày đăng 15/10/2015 12:00

4 ^ Nghị định 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Bạn đang tìm kiếm bản đồ Quận Hoàng Mai khổ lớn hay bản đồ hành chính các Phường tại Hoàng Mai, nhằm tra cứu thông tin quy hoạch nhà đất, ranh giới địa lý tại khu vực.

Chúng tôi Invert tổng hợp chia sẻ về bản đồ Quận Hoàng Mai phóng to năm 2022. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp, chia sẻ thông tin quá trình hình thành và phát triển của Hoàng Mai".

Vị trí Quận Hoàng Mai ở trên bản đồ Hà Nội

Ngày 06/11/2003, Quận Hoàng Mai chính thức được thành lập với diện tích tự nhiên lớn thứ tư của thành phố là 4.104,1ha (41 km²) nằm ở phía Đông Nam nội thành của Thành phố Hà Nội; Phía đông giáp huyện Gia Lâm và quận Long Biên; Phía tây và phía nam giáp huyện Thanh Trì; Phía bắc giáp quận Hai Bà Trưng và quận Thanh Xuân.

Trên địa bàn Quận Hoàng Mai có đường giao thông thuỷ trên sông Hồng. Ngoài ra, Quận còn có các đường giao thông quan trọng đi qua  địa bàn như: Còn đường huyết mạch Quốc lộ 1A, đường vành đai 2,5, đường vành đai 3, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và cầu Thanh Trì.

Về đơn vị hành chính: Tính đến năm 2022, Quận Hoàng Mai có 14 phường: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở.

Bản đồ hành chính Quận Hoàng Mai khổ lớn năm 2022

Bản đồ hành chính Quận Hoàng Mai năm 2022

Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tại Quận Hoàng Mai khổ lớn

PHÓNG TO

Thông tin cơ bản về Quận Hoàng Mai

Cuối thời Lê – đầu thời Nguyễn, Hoàng Mai là tên một tổng và một xã thuộc huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (đến năm 1831 thuộc tỉnh Hà Nội).

Theo Đồng Khánh địa dư chí, tổng Hoàng Mai có 10 xã, thôn:

  • Xã Phương Liệt
  • Xã Tương Mai
  • Thôn Giáp Nhất xã Thịnh Liệt
  • Thôn Giáp Nhị
  • Thôn Giáp Tứ
  • Thôn Giáp Bát
  • Xã Hoàng Mai
  • Xã Mai Động
  • Thôn Giáp Lục
  • Thôn Giáp Thất

Năm 1899, vùng đất Hoàng Mai thuộc Khu vực Ngoại thành Hà Nội (từ 1915 là huyện Hoàn Long thuộc tỉnh Hà Đông), đến năm 1942 lại thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội.

Năm 1954, thành phố Hà Nội được chia thành 4 quận nội thành với 34 khu phố và 4 quận ngoại thành với 46 xã, phần lớn địa bàn quận Hoàng Mai lúc bấy giờ thuộc Quận VII.

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 78-CP chia Hà Nội thành 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, địa bàn quận Hoàng Mai lúc này tương ứng với 10 xã: Đại Kim, Định Công, Đoàn Kết (không kể phố Giáp Bát), Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ (bao gồm cả thôn Mai Động, không kể phố Mai Động), Lĩnh Nam, Thanh Trì, Trần Phú, Vĩnh Tuy (không kể thôn Đoài), Yên Sở thuộc huyện Thanh Trì. Năm 1964, xã Đoàn Kết đổi tên thành xã Thịnh Liệt.

Ngày 9 tháng 8 năm 1973, hai thôn Giáp Bát, Giáp Lục của xã Thịnh Liệt, thôn Tương Mai và một phần đất thôn Mai Động thuộc xã Hoàng Văn Thụ, huyện Thanh Trì được cắt về khu phố Hai Bà Trưng. 

Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập phường Mai Động thuộc quận Hai Bà Trưng và tách xóm Mã Cả của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì về phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng. 

Ngày 14 tháng 3 năm 1984, chia phường Giáp Bát thuộc quận Hai Bà Trưng thành 2 phường Giáp Bát và Tân Mai. 

Ngày 26 tháng 10 năm 1990, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì về quận Hai Bà Trưng quản lý và chuyển thành phường Hoàng Văn Thụ.

Ngày 6 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP. Theo đó:

Tách 9 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Vĩnh Tuy, Yên Sở, 55 ha diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì và 5 phường: Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trưng để thành lập quận Hoàng Mai

Chuyển 8 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở thành 8 phường có tên tương ứng

Chuyển xã Vĩnh Tuy thành phường Vĩnh Hưng.

Sau khi thành lập, quận Hoàng Mai có 4.104,10 ha diện tích tự nhiên và 187.332 người với 14 phường trực thuộc.

Tạm kết

Dưới sự chỉ đạo của thành uỷ, UBND Thành phố và sự lãnh đạo trực tiếp của Quận uỷ,HĐND, UBND quận, các tầng lớp nhân dân trong quận đã chung sức chung lòng phấn đấu không ngưng nghỉ xây dựng Hoàng Mai trở thành một quận phát triển, diện mạo đổi thay từng ngày với nhiều công trình nhà chung cư cao tầng hiện đại, các khu đô thị mới khang trang như Định Công, Linh Đàm, Đền Lừ… 

Đặc biệt, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỷ trọng giá trị thương mại - du lịch - công nghiệp ngày càng cao. Nông nghiệp phát triển theo chiều sâu với các loại cây có giá trị cao được đưa vào thâm canh tạo ra sản lượng hàng hoá cho thu nhập cao…

Trên cơ sở kinh tế phát triển mạnh mẽ, các hoạt động văn hoá xã hội ngày càng được quan tâm và nâng cao chất lượng, hiệu quả nhất là trong sự nghiệp giáo dục-đào tạo, sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân và xây dựng dời sống văn hoá trên địa bàn quận. Chính hệ thống chính trị được xây dựng và củng cố vững mạnh là nền tảng vững chắc tạo nên những thành tựu đáng phấn khởi của quận Haòng Mai trong những năm qua.

Thành tích đạt được không chỉ thể hiện hiệu quả công tác lãnh đạo điều hành của các cấp uỷ, chính quyền, hoạt động của các đoàn thể quần chúng và tổ chức chính trị, sự nỗ lực cao của các tầng lớp nhân dân mà còn là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn, là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân trong quận trong hành trình vươn tới tương lai, trong sự nghiệp đổi mới và quá trình hội nhập. Vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Bản đồ Google Maps chỉ đường đến Quận Hoàng Mai 

Video liên quan

Chủ đề