Học văn bằng 2 ký sự Nông nghiệp

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.

Thông tin chung

- Tên ngành: Nông học

- Mã ngành tuyển sinh: 7620109

-Phương thức xét tuyển:

+ Xét tuyển bằng điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2).

+ Xét tuyển bằng điểm học bạ THPT (Phương thức 3).

- Tổ hợp xét tuyển: Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Sinh, Tiếng Anh (B08); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07).

- Tên ngành được ghi trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.

Giới thiệu

Ngành Nông học đào tạo kỹ sư có chuyên môn ở 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, có khả năng thực hành và huấn luyện các kỹ thuật canh tác cây trồng, kỹ thuật chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; có khả năng tổ chức và quản lý hệ thống nông nghiệp phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Ngành Nông học trang bị cho người học những kiến thức chuyên môn và kỹ năng chung của quá trình sản xuất và chọn giống cây trồng; các nguyên lý về kỹ thuật chăn nuôi thú y và nuôi trồng thủy sản; biện pháp quản lý dịch hại cây trồng, bệnh trên vật nuôi và thủy sản; các kiến thức về hệ thống sản xuất và phát triển nông thôn, quản lý nông trại tổng hợp; các kỹ năng áp dụng công nghệ mới trong canh tác cây trồng, sản xuất vật nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Vị trí việc làm

- Kỹ sư Nông học, Kỹ sư phụ trách/chỉ đạo sản xuất

- Kỹ thuật viên, Cán bộ kỹ thuật, Cán bộ quản lý

- Nhân viên kinh doanh/marketing/quảng bá ngành hàng

- Nghiên cứu viên, chuyên viên

- Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp

Nơi làm việc

- Cơ quan nhà nước có liên quan đến Nông nghiệp như Sở (Phòng, Ban) Nông nghiệp và Phát triền nông thôn, Trung tâm (Trạm) Khuyến nông, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao KHHT.

- Cơ quan nhà nước ở các lĩnh vực chuyên môn riêng như Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản, Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Trung tâm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản.

- Các Công ty sản xuất kinh doanh dịch vụ sản phẩm phân bón và thuốc trừ dịch hại cây trồng, thức ăn vật nuôi và thủy sản, thuốc thú y, thuốc trừ bệnh thủy sản...

- Viện nghiên cứu, Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và các trung tâm đào tạo về lĩnh vực nông nghiệp (có đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm).

- Các Tổ chức/dự án hoạt động liên quan đến nông nghiệp.

→ Chuẩn đầu ra

Văn bằng 2 đại học là văn bằng cấp cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp đại học, sau khi đã hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo đại học của ngành đào tạo mới, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học. 

2. Mục đích của việc đào tạo văn bằng 2 đại học là gì? 

Mục đích của việc đào tạo văn bằng 2 đại học để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội.

3. Hình thức đào tạo văn bằng 2 đại học như thế nào? 

Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai được thực hiện theo các phương thức giáo dục chính qui và không chính qui với các hệ và các hình thức học sau: 

  • Hệ chính quy: Học tập trung liên tục tại trường. 
  • Hệ không chính quy: Học theo hình thức vừa làm vừa học (học tập trung không liên tục - hệ tại chức cũ), học từ xa, tự học có hướng dẫn. 

4. Điều kiện để học văn bằng 2 đại học là gì? 

Muốn học chương trình văn bằng 2 đại học bạn phải có đầy đủ các điều kiện dưới đây:

  • Tất cả các công dân Việt Nam có  đầy đủ sức khoẻ để học tập, không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có bằng tốt nghiệp đại học đều có thể được đăng ký dự tuyển học bằng đại học thứ hai. 
  • Cần nộp đầy đủ và đúng hạn hồ sơ đăng ký dự tuyển theo qui định của trường. 
  • Đạt yêu cầu tuyển sinh theo qui định của trường. 

5. Chương trình đào tạo văn bằng 2 đại học như thế nào? 

Chương trình đào tạo bằng thứ hai đối với từng ngành đào tạo là chương trình đào tạo hệ chính qui của ngành học đó đang được thực hiện tại cơ sở đào tạo. Người học phải học đủ các học phần có trong chương trình đào tạo của ngành thứ hai mà khi học ngành thứ nhất chưa được học hoặc đã học nhưng chưa đủ khối lượng qui định. Người học chỉ được bảo lưu kết quả học tập đối với những học phần trong chương trình đào tạo ngành thứ nhất có số đơn vị học trình tương đương hoặc lớn hơn so với chương trình đào tạo của ngành mới và đạt từ 5 điểm trở lên. 

Ví dụ về một số chương trình đào tạo văn bẳng 2 chất lượng như văn bằng 2 tiếng anh, văn bằng 2 đại học luật, văn bằng 2 đại học kinh tế, văn bằng 2 quản trị kinh doanh.....

6. Những đối tượng nào thuộc diện miễn thi văn bằng 2 đại học? 

Việc miễn thi chương trình văn bằng 2 áp dụng đối với các trường hợp sau: 

  • Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ chính qui hoặc hệ không chính qui trong cùng nhóm ngành và tại chính trường mà mình đã học và tốt nghiệp đại học. 
  • Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính qui thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, ngoại ngữ. 
  • Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính qui thuộc nhóm ngành kinh tế, ngoại ngữ. 

Trong trường hợp số thí sinh đăng ký dự tuyển vượt quá chỉ tiêu đào tạo được giao thì Hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức việc kiểm tra để tuyển đủ chỉ tiêu. Môn kiểm tra, nội dung, hình thức kiểm tra do Hiệu trưởng qui định và thông báo cho thí sinh. 

7. Đối tượng không thuộc diện miễn thi phải thi môn gì? 

Những người không thuộc diện miễn thì phải thi hai môn thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương của ngành đào tạo thứ hai. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo qui định môn thi, nội dung, hình thức thi và thông báo trước cho thí sinh. 

Đối với các ngành sư phạm, an ninh quốc phòng và các ngành đặc thù thuộc lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, Hiệu trưởng cơ sở đào tạo qui định cụ thể điều kiện đăng ký dự tuyển, qui định về các môn thi, nội dung, hình thức và tổ chức tuyển sinh. 

8. Bằng tốt nghiệp văn bằng 2 đại học được quy định như thế nào? 

Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai theo phương thức, hệ, hình thức học nào thì áp dụng các Qui chế hiện hành về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp đối với phương thức, hệ, và hình thức học đó như sau: 

  • Người học theo hình thức vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ hay còn gọi là hệ vừa học vừa làm), thực hiện các qui định về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, xét và công nhận tốt nghiệp theo Qui chế của hệ không chính qui; nếu đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp bằng đại học thứ hai theo hình thức vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ). 
  • Người học theo hình thức từ xa, tự học có hướng dẫn, thực hiện các qui định về kiểm tra, thi, và công nhận tốt nghiệp theo Qui chế đối với hình thức này; nếu đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức học từ xa, tự học có hướng dẫn. 
  • Người học theo hình thức tập trung liên tục tại trường, thực hiện đầy đủ các qui định về thi tuyển sinh, học lý thuyết, thực hành, bài tập, làm đồ án, khoá luận, làm luận văn hoặc thi cuối khoá, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo Qui chế của hệ chính qui; nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp như hệ chính qui thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui. 

9. Quy định bắt buộc ghi trên bằng tốt nghiệp văn bằng 2 đại học là gì? 

Trong văn bằng tốt nghiệp ghi hình thức đào tạo, dưới dòng chữ Bằng tốt nghiệp đại học bắt buộc ghi trong ngoặc đơn dòng chữ: “Bằng thứ hai”. 

Video liên quan

Chủ đề