Họng có hạt màu trắng là bệnh gì năm 2024

Khi bị nổi cục màu trắng trong miệng và kèm theo một số triệu chứng bất thường như mùi hôi khó chịu, rất nhiều khách hàng đã băn khoăn không rõ đây là bệnh gì? Điều trị ra sao? Có nguy hiểm không? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, Nha khoa Nhân Tâm đã tổng hợp các thông tin cần thiết trong bài viết sau đây.

Nổi cục màu trắng trong miệng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như nhiễm virus herpes simplex, thương tổn mô mềm viêm họng hạt, viêm amidan, sỏi amidan, áp xe thành họng,… Lúc này, bạn cần đi gặp bác sĩ tổng quát để thăm khám tư vấn, phân loại điều tiết sang khám chuyên khoa như khoa tai mũi họng hay nha khoa và điều trị sớm.

Tìm hiểu về tình trạng nổi cục màu trắng trong miệng

Một tình trạng vẫn thường xảy ra đối với nhiều người đó là có những cục màu trắng đột nhiên xuất hiện trong miệng kèm theo mùi hôi khó chịu. Hiện tượng này cứ sau một thời gian lại tái diễn. Tình trạng này khi xuất hiện lại đi kèm theo những triệu chứng khác nhau tùy từng người. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là một trong số các bệnh lý dưới đây:

Nhiễm virus herpes simplex

Khi nhiễm virus này qua nước bọt sẽ gây nên những cục mụn mủ trong miệng. Mặc dù chúng có thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần nhưng sẽ gây bỏng rát, đau nhức, nặng hơn có thể nhiễm trùng, sốt cao.

Thương tổn mô mềm

Mô mềm bị tổn thương có thể làm hình thành các nốt bọng nước với kích cỡ nhỏ, chúng thường hơi sưng nhẹ và sẽ tự vỡ ra hoặc khỏi hẳn sau khoảng 7 ngày.

Viêm amidan

Tình trạng viêm amidan, đặc biệt là viêm amidan hốc mủ có thể khiến hơi thở có mùi và xuất hiện các cục màu trắng cùng một số biểu hiện như cảm giác vướng ở họng, nuốt nghẹn, khó thở,… Tình trạng viêm kéo dài sẽ tạo ra mủ nên khi quan sát sẽ thấy các nốt màu trắng ở họng.

Sỏi amidan

Hình ảnh sỏi amidan với triệu chứng nổi cục màu trắng trong miệng

Sỏi amidan cũng là một bệnh lý với triệu chứng điển hình là nổi cục trắng trong miệng. Sỏi tại amidan thực chất chính là những khối vôi hóa ở trong hoặc trên kẽ amidan. Những viên sỏi này có màu trắng ngà hoặc vàng đục và đa dạng về kích thước.

Bệnh sỏi amidan còn có các triệu chứng khác như sưng amidan, đau họng, hôi miệng, nuốt khó. Khi nhìn sâu vào cổ họng sẽ thấy có những mảnh màu trắng trên amidan.

Viêm họng hạt

Bệnh lý đầu tiên bạn cần nghĩ đến nếu thấy mình bị nổi cục màu trắng trong miệng là viêm họng hạt. Đây là chứng viêm họng mạn tính xảy ra do tình trạng viêm kéo dài tại niêm mạc họng. Viêm nhiễm dai dẳng lâu ngày làm cho tế bào Lympho hoạt động quá mức và phình to ra, tạo thành những hạt màu trắng với kích cỡ khác nhau.

Ngoài các nốt trắng, người viêm họng hạt còn có biểu hiện ngứa họng, khô rát họng, ho có đờm hoặc ho khan, nuốt nghẹn, hôi miệng,…

Áp xe thành họng

Hiện tượng viêm có mủ do vi khuẩn tại vùng cổ họng có thể dẫn đến áp xe thành họng. Chứng bệnh này diễn ra với các biểu hiện nổi cục trắng ở vùng họng, hơi thở có mùi, cứng quai hàm, ăn kém, mệt mỏi,… Bệnh sẽ tiến triển nặng nếu không điều trị kịp thời. Biến chứng gặp phải có thể là khó thở, khít hàm, nói khó. Nguy hiểm nhất là đe dọa tính mạng người mắc nếu bị chèn ép đường thở hoặc nhiễm độc nặng.

Hướng điều trị khi bị nổi cục màu trắng trong miệng

Những tình trạng bất thường trong khoang miệng như nổi cục trắng cần phải được phát hiện và chữa trị càng sớm càng tốt nhằm ngăn chặn các hệ lụy nguy hiểm mà chúng gây nên. Để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất bạn nên tới gặp bác sĩ để thăm khám, xác định nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện các biện pháp sau đẻ hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng nổi cục trắng trong miệng:

  • Chải răng, súc miệng, súc họng hàng ngày để loại bỏ mảng bám, thức ăn giắt trong răng và vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây hại ngoài môi trường không khí.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với tác nhân gây hại

  • Khi trời lạnh cần mặc đủ ấm để giữ cho vùng cổ và cơ thể không bị lạnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh kết hợp tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, không tự ý dừng chữa trị hoặc tăng/giảm liều dùng thuốc.

Qua những thông tin phía trên, mong rằng bạn đã có được lời giải cho băn khoăn nổi cục màu trắng trong miệng là bệnh gì và nắm được cách xử lý khi chúng xảy ra. Khi cần được hỗ trợ về các vấn đề nha khoa, bạn có thể liên hệ theo số điện thoại của Nha khoa Nhân Tâm để được chuyên gia tư vấn và giúp đỡ một cách nhanh nhất.

Viêm amidan mãn tính, viêm amidan hạt là bệnh lý rất thường gặp ở mọi đối tượng khác nhau, đặc biệt là khi thời gian có sự thay đổi thất thường. Với người bệnh bị viêm amidan hạt, trên bề mặt amidan có mủ sẽ xuất hiện các hạt màu trắng ngà trông giống như các mảnh vỡ của hạt đậu phộng, các hạt này thường có mùi hôi, khiến người bệnh có cảm giác khó nuốt.

Những đốm trắng trên bề mặt amidan thường là mủ được hình thành khi tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn và virus tấn công vào các mô trong cổ họng của người bệnh viêm amidan hốc mủ hay viêm amidan mãn tính, viêm họng liên cầu khuẩn hay những tình trạng lây nhiễm khác.

Amidan có đốm trắng có thể chỉ xuất hiện trên bề mặt amidan hoặc lan ra khắp miệng của người bệnh viêm amidan hốc mủ, triệu chứng đi kèm có thể là đau họng, hắt hơi, sốt, nghẹt mũi, khó nuốt... Nhiều trường hợp người bệnh cảm thấy khó thở do amidan sưng to và chặn một phần đường thở.

Amidan có mủ và những đốm hạt trắng có kích thước nhỏ bằng hạt cơm, màu trắng ngà giống hình thù của các mảnh vỡ đậu phộng, phân bố xung quanh amidan hoặc lan khắp miệng, bốc mùi rất hôi khi bị vỡ ra, đôi khi đốm trắng nằm lồi ra miệng ngách trên bề mặt của amidan gây cảm giác khó chịu, vướng víu, những đốm trắng này có chứa mủ bên trong và tạo thành vệt trắng sau cổ họng hoặc xung quanh amidan có mủ.

Khi amidan có đốm trắng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý: Viêm amidan (trong đó, viêm amidan hốc mủ là tình trạng bệnh mãn tính do vùng amidan có nhiều hốc ngách chứa chất như bã đậu), sỏi amidan (theo thống kê, có đến 87,5% bệnh nhân bị sỏi amidan do bắt nguồn từ viêm amidan hốc mủ, viêm amidan mãn tính), nấm miệng, viêm họng, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân (đặc biệt với trẻ vị thành niên có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thì xuất hiện những mảng mủ ở cổ họng và xung quanh amidan giống như amidan có mủ; hạch sưng phù, nổi ban đỏ).

Khi amidan xuất hiện những hạt đốm trắng, người bệnh cần súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.