Hợp đồng thử việc là loại hợp đồng gì năm 2024

Thử việc là quá trình doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc thực tế thử thách ứng viên đang có nguyện vọng làm việc tại vị trí mong muốn. Hãy cùng khám phá những quy định về hợp đồng thử việc được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay.

Doanh nghiệp cần chú ý những quy định nào trong nội dung hợp đồng thử việc?

Nội dung hợp đồng quy định những gì? Doanh nghiệp trước khi ký hợp đồng cần lưu ý những điểm nào?

Quy định về thời gian thử việc

Căn cứ vào điều 27 Bộ luật lao động luật số 10/2012/QH13 có quy định:

Tính chất và mức độ phức tạp của công việc sẽ là căn cứ xác định thời gian thử việc. Tuy nhiên chỉ được thử việc một lần và phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

  • Không quá 60 ngày đối với công việc đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật từ trình độ cao đẳng trở lên
  • Không quá 30 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ chuyên môn trung cấp nghề chuyên nghiệp, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ
  • Không quá 6 ngày đối với các công việc khác.
    Tham khảo: Tòan Bộ Quy Định Về Thời Gian Thử Việc Theo Luật Lao Động 2020

Hợp đồng thử việc là loại hợp đồng gì năm 2024
Thông thường thời gian quy định cho hợp đồng thử việc là không quá 60 ngày

Quy định về mức lương thử việc

Căn cứ vào Điều 28 Bộ luật Lao động Luật số 10/2012/QH13 quy định:

“Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.

Quy định về mức thưởng, chế độ phúc lợi (BHXH, du lịch,..)

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, hoặc thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Căn cứ quy định điều luật trên có thể thấy người lao động trong thời gian thử việc không nằm trong đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Các quy định về chế độ phúc lợi bảo hiểm xã hội chỉ được thực hiện khi người lao động ký hợp đồng lao động chính thức.

Theo Khoản 3 Điều 186 của Bộ luật lao động quy định: Bên cạnh việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả một khoản tiền tương đương cho người lao động ứng với mức bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người đó đã đóng.

Tuy nhiên cũng có trường hợp hợp đồng thử việc quy định người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Điều này đồng nghĩa với việc trong thời gian thử việc người lao động vẫn phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. Mức tiền lương được sử dụng vào mục đích đóng bảo hiểm được ghi trong hợp đồng.

Quy định về chấm dứt hợp đồng

Căn cứ vào quy định tại Khoản 2 Điều 47 Bộ Luật Lao động 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

“Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.”

Vì vậy, bạn vẫn có thể nhận được mức lương theo thỏa thuận trong hợp đồng thử việc ngay cả khi biên bản thanh lý hợp đồng thử việc được xác lập.

Cũng trong Điều 47 Bộ Luật lao động 2012 có quy định:

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”Điều luật này cho chúng ta biết về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc hoàn trả lại các giấy tờ liên quan đến người lao động khi hợp đồng thử việc kết thúc. Tuy nhiên các loại giấy tờ không được làm rõ chính xác là giấy tờ gì. Bộ hồ sơ người lao động nộp cho nhà tuyển dụng không phải giấy tờ gốc. Nói cách khác, người sử dụng lao động không có trách nhiệm trả lại giấy tờ gốc. Khi thanh lý hợp đồng này, người sử dụng lao động hoàn trả giấy tờ kèm điều kiện.

Hợp đồng thử việc là loại hợp đồng gì năm 2024
Người lao động sẽ nhận được mức lương theo thỏa thuận trong hợp đồng thử việc kể cả khi biên bản thanh lý hợp đồng thử việc được xác lập

Các câu hỏi xoay quanh hợp đồng thử việc nhà tuyển dụng cần biết

Hiện nay, ngoài các câu hỏi như: hợp đồng thử việc được ký mấy lần, hợp đồng thử việc có thời hạn bao lâu, nhà tuyển dụng còn nhiều vấn đề cần giải đáp.

Có bắt buộc ký hợp đồng thử việc với người lao động không?

Điều 26 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định cụ thể như sau:

“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.”

Từ điều luật trên có thể rút ra kết luận không bắt buộc ký hợp đồng thử việc với người lao động. Bởi vì, người lao động và người sử dụng lao động sẽ thông qua trao đổi để làm rõ về quá trình thử việc. Dựa trên những trao đổi của hai bên mà có thể tiến tới ký kết hợp đồng này hay không, điều này dựa hoàn toàn những thỏa thuận trước đó của hai bên.

Hợp đồng thử việc là loại hợp đồng gì năm 2024
Doanh nghiệp không bắt buộc phải có hợp đồng thử việc với người lao động

Ví dụ: Trường hợp doanh nghiệp tiếp nhận một nhân viên kế toán và muốn ký ngay hợp đồng lao động, bỏ qua giai đoạn thử việc. Lúc này, doanh nghiệp không cần phải ký hợp đồng thử việc với lao động đó.

Trong trường hợp làm việc tại công ty xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi, người lao động phải giải quyết như thế nào? Ví dụ như vấn đề trả lương không đúng theo thỏa thuận đã thống nhất trước đó của cả hai bên. Người lao động có thể gửi đơn lên công ty hoặc công đoàn cơ sở tại công ty để yêu cầu giải quyết. Nếu cách này không có hiệu quả, người lao động nhờ đến sự can thiệp của các tổ chức Nhà nước như: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Tòa Án Nhân Dân.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Hay Dành Cho Nhà Tuyển Dụng

Hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động không?

Căn cứ Khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP, cách tính thời gian làm việc thực tế không bao gồm thời gian thử việc. Nói cái khác chỉ từ khi ký hợp đồng lao động chính thức thì người lao động mới được tính thời gian làm việc thực tế. Hợp đồng thử việc bản chất là sự thỏa thuận về việc làm thử một vị trí công việc nhất định được 2 bên thống nhất trước đó.

Thêm vào đó, một điểm khác biệt giữa 2 hợp đồng này là việc đóng Bảo hiểm xã hội. Trong thời gian thử việc người lao động không bị ràng buộc trách nhiệm đóng bảo hiểm đồng nghĩa với việc không được bảo hiểm chi trả như nhân viên chính thức.

Khoản 2 điều 29 Bộ luật lao động quy định: Trong thời gian thử việc không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường cho bên còn lại.

Cũng trong bộ luật này có chỉ rõ hợp đồng lao động bao gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn (trong khoảng 12 – 36 tháng), hợp đồng lao động mùa vụ. Bên cạnh đó, nhấn mạnh “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.” Từ những lý do trên có thể khẳng định hợp đồng thử việc và hợp đồng đồng lao động khác nhau.

Hợp đồng thử việc có bắt buộc là văn bản không?

Hợp đồng thử việc là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử cụ thể bao gồm thời gian thử việc, quyền và nghĩa vụ của 2 bên. Trên thực tế hợp đồng có thể được thỏa thuận bằng nhiều hình thức. Hình thức của hợp đồng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản tùy thuộc vào sự lựa chọn của 2 bên.

Hợp đồng thử việc là một công cụ đắc lực giúp nhà tuyển dụng quản lý chất lượng nguồn nhân lực. Qua thời gian thử việc, doanh nghiệp cũng tìm ra những nhân tố phù hợp với văn hóa, phong cách làm việc. Giao kết hợp đồng với những điểm không thể thiếu kể trên sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên quy trình tuyển dụng bài bản, chuyên nghiệp.

Trên đây là toàn bộ thông tin người lao động và doanh nghiệp cần biết về hợp đồng cho nhân sự mới. Những thông tin này là thực sự cần thiết cho cả doanh nghiệp và người lao động để xây dựng một mối quan hệ lao động bền vững và lâu dài nhằm tạo sự gắn bó và cống hiến từ phía người lao động.

Cùng theo dõi những thông tin hữu ích đến từ đội ngũ Fastwork để trang bị cho mình những kiến thức bổ ích cần có trong doanh nghiệp.

Xem thêm: Form Mẫu Hợp Đồng Thử Việc Phổ Biến Nhất Năm 2020

FastWork.vn cung cấp hệ thống phần mềm trực tuyến hỗ trợ hiệu quả quá trình vận hành doanh nghiệp: Quản trị nội bộ FastWork OFFICE+, Quản lý công việc – dự án – quy trình FastWork WORK+, Quản lý quan hệ khách hàng FastWork CRM+, Quản trị nhân sự FastWork HRM+.

Để tư vấn giải pháp phần mềm phù hợp, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0983 089 715 hoặc điền thông tin vào Form dưới đây!

Hợp đồng thử việc báo gồm những nội dung gì?

+ Nội dung của hợp đồng thử việc bao gồm: thời gian thử việc; thông tin chung của người lao động và người sử dụng lao động; công việc làm thử và địa điểm thử việc; mức lương thử việc, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; thời giờ thử việc, thời giờ nghỉ ngơi; trang bị bảo hộ ...

Hợp đồng thử việc kéo dài báo lâu?

Bộ luật lao động 2019 quy định hợp đồng lao động thời gian thử việc tối đa là 60 ngày.

Quan hệ thử việc là gì?

Thử việc có thể được hiểu là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng. lao động thực hiện một quá trình của công việc nhằm đi. đến sự thống nhất ký kết hợp đồng lao động chính thức. Ở đó, quan hệ lao động về thử việc giữa các chủ thể tham gia được.

Tại sao phải có thời gian thử việc?

Như vậy, mục đích của việc thử việc là để hướng đến giao kết hợp đồng lao động hoặc thực hiện hợp đồng lao động một cách chắc chắn hơn đối với người sử dụng lao động. Các quy định về thử việc và hợp đồng thử việc của Bộ luật lao động năm 2019 tương đối chặt chẽ, rõ ràng so với Bộ luật lao động năm 2012.