Hướng dẫn bài làm ơn cơ bản

Tại sao lại mình lại nói như vậy? Ai so sánh với ai? Và ai là người đứng ngoài để so sánh? Và tại sao việc so sánh đó lại làm hại đến mình? Mình xin được phép chia sẻ như thế này...

Ngày xưa, lúc còn bé, mình là một đứa rất là... lanh! Nói nhiều nè, hay hỏi han nè, hay lí sự nè, v.v... Đương nhiên vì là con nít, chưa hiểu chuyện nên phần lớn là... lanh chanh, phiền hà và hay làm hỏng việc. Và mỗi khi như vậy thì ba mẹ, ông bà và hình như là tất cả người lớn xung quanh mình đều nói: "Thôi, mi ngồi yên đi, để cho ta làm". Và họ chỉ đến những người anh họ trước mình (mình là con đầu) và bảo mình... nêu gương họ: "Đó! Nhìn mà bắt chước đi!". Các bạn biết những người anh họ đó hơn mình bao nhiêu tuổi không? BỐN TUỔI là ít nhất đó! Mình không phải đứa trẻ bướng bỉnh nên mình nghe lời. Từ đó mình gần như mô phỏng lại những người xung quanh: ngồi yên, không biết thì im lặng, đừng hỏi, đừng cãi, đừng nói nhiều, quan sát rồi tự làm lấy (không ai bày cho đâu)...

Cho đến khi lớn lên chút xíu, bước vào trường học, mình cũng thực hành y chang theo "phương châm" đó. Mình tự ép tính cách năng nổ của mình xuống để nghe lời và tuân theo lệnh của mọi thầy cô, và cho rằng đó là minh chứng của một đứa trẻ ngoan. Đương nhiên, với cha mẹ và thầy cô, đó hẳn là một điều tốt. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, những nỗ lực của mình chỉ là một sự gượng ép, một sự giả tạo nhằm để được công nhận mà thôi! Mình thèm được hư một chút cùng với lũ bạn, nhưng lại sợ ba mẹ và thầy cô sẽ la. Mình thèm được làm những việc phá cách một tí nhưng lại sợ bị chê bai, phủ nhận. Thế là càng lớn, mình càng được nhiều thầy cô thương vì ngoan nè, học giỏi nè và... biết nghe lời. Tuy nhiên, mình không có nỗi một đứa bạn thân khi bước chân ra khỏi trường cấp 2. Học hành cũng chẳng xuất sắc gì, chẳng giải thưởng gì to tát. Ôm được cái danh "học sinh xuất sắc nhất trường" cùng với nỗi cô đơn và một mớ những kỉ niệm học sinh buồn bã khi bị bạn bè xa lánh...

Từ đó, mình quyết tâm thay đổi khi lên cấp 3. Nhưng mà than ôi, mặc dù môi trường thay đổi, định hướng thay đổi, nhưng tư tưởng chẳng hề thay đổi một tẹo nào. Mình vẫn cứ làm theo cái cách cũ mà ngày xưa ba mẹ bày mình: nhìn người ta rồi làm y theo nhé! Và các bạn biết không, cấp ba mình học trường chuyên đấy! Chẳng biết là nên hạnh phúc hay khổ đau mà một kẻ hữu danh vô thực lại rơi vào một môi trường toàn là những kẻ xuất sắc. Trường chuyên của mình không chỉ có những con người học tập giỏi đâu, kể cả những đứa tuy không giải thưởng này huy chương nọ, tụi nó vẫn có một phong thái tự tin, biết mình muốn gì và dám làm những cái đó!

Và mình, bạn của tụi nó, thì chỉ đi "bắt chước" tất cả bọn nó thôi!

Chín năm trời mọi thứ trong cuộc sống của mình là "làm theo hướng dẫn" thì khi vào một nơi mà sự đòi hỏi quá cao so với khả năng thực tế (trường chuyên mà), thì mình đã gục ngã hoàn toàn. Mình chẳng là gì nữa cả. Mình sợ hãi cực kỳ. Cố gắng áp dụng phương châm "bắt chước" cũng chẳng khiến mình khá thêm. Làm sao mình có thể nhảy đẹp như bạn kia chứ? Làm sao mình có thể ghi nhớ nhanh như thằng ngồi bàn trên kia chứ? Làm sao mình có thể thông thạo tiếng Anh và ăn nói cuốn hút như cô bạn thân kia chứ? Không! Mình làm được chứ! Cố gắng lên! Ôi, không được rồi! Không! Phải cố nữa! Ôi, lại thất bại rồi...

Ba năm trôi qua, bạn bè của mình đứa thì ở Mỹ, đứa bay sang Nhật, đứa ở Việt Nam nhưng có thể tự đi du lịch một mình nếu thích,... Còn mình thì uể oải vật lộn tiếp với đống bài tập chưa hoàn thành của chương trình đại học; lâu lâu lại lên cơn mất ngủ vì "ôi cô đơn quá" hay "ôi chán quá! ", "ôi cuộc sống bất công quá!"....

Và, cho đến một ngày mình nhận ra: Mình đã tự đem bản thân của mình ra so sánh, chì chiết, hắt hủi nó; Mình đã tự nói với chính mình rằng: "mày luôn là kẻ ngốc, mày luôn là kẻ thất bại, hãy nhìn thằng kia, hãy nhìn con kia, hãy nhìn youtuber này, vlogger nọ! Thấy họ thành công chưa, còn mày luôn là kẻ thất bại thôi ". Suốt ba năm trời mình đã tự làm tổn thương chính mình như vậy, đúng theo tư tưởng của những thế hệ trước mình...

So sánh không xấu! Nó giúp ta phân tích và tìm kiếm nguồn động lực. Nhưng khi ta tiêu cực hóa nó đi, đánh giá một chiều và phiến diện, thì so sánh biến thành nguyên nhân của sự tự ti, sự tiêu cực với bản thân. Mà bạn biết không, khi bạn thừa nhận bạn xấu, bạn sẽ chấp nhận với mọi thói quen xấu của bạn! Chỉ khi bạn hiểu rằng mình không tệ hại, chỉ là mình chưa tìm ra được đam mê và lý tưởng riêng của mình thôi, khi đó bạn mới đủ mạnh mẽ để không cho phép bản thân đánh mất chính mình.

Mình tâm sự như vậy không phải để trách móc mẹ cha. Mình đang nỗ lực từng chút một để yêu bản thân hơn, trân trọng cuộc sống và nỗ lực tìm kiếm giá trị sống của chính mình, đồng thời mở lòng hơn, biết cách truyền đạt tình thương hơn để không vô tình làm đau một tâm hồn nhỏ bé nào đó sau này nữa!

Có lẽ bạn nghĩ điều này quá rõ ràng, quá cơ bản nên chắc nó không thể là một phần của các quy tắc. Nhưng, chúng ta đều cần được nhắc lại là nói “làm ơn” và “cảm ơn” vô cùng quan trọng.

Đơn giản là nó xuất hiện chưa đủ. Mọi người nói rằng họ quá bận rộn hoặc hay quên, hoặc họ nói rằng họ đã dùng từ đó rồi và không muốn lặp đi lặp lại nữa. Thật vớ vẩn.

Đưa ra lý do quên nói “làm ơn” và “cảm ơn” là thói quen xấu. Nếu chúng ta bắt đầu quên cả những nguyên tắc lễ nghi và lịch sự tối thiểu thì chúng ta chẳng có lý do gì tồn tại cả. Nếu chúng ta không văn minh và lịch sự đến mức có thể nói “cảm ơn” một ai đó hay thấy phiền toái khi phải thêm chữ “làm ơn” thì đây thực sự là thời điểm chấm dứt việc đó lại.

Cho dù mỗi ngày, một ai đó bao lần đưa cho bạn tờ giấy thì bạn hãy nói bấy nhiêu lần “cảm ơn”. Cho dù bạn đề nghị cùng một thứ bao nhiêu lần thì mỗi lần hãy thêm từ “làm ơn”. Nếu ai đó làm giúp bạn điều gì, cho dù nó nhỏ nhặt, vớ vẩn, buồn chán thế nào, bạn cũng cần cảm ơn người đó.

Bạn chỉ cần quên một lần và người khác sẽ cho là bạn thô lỗ, cục mịch và thật khó chịu. Bạn làm ơn hãy làm cho ngày làm việc của người khác vui vẻ. Cảm ơn bạn lắm! Tôi từng làm việc với một giám đốc có khả năng khuyến khích nhân viên làm ca ba, đi làm vào ngày lễ, làm thêm giờ, làm vào ngày nghỉ, mang việc về nhà, làm việc vào ngày cuối tuần. Khả năng này của ông hơn hẳn bất kì vị giám đốc nào khác. Tất cả chúng tôi đều quan sát ông ấy, cố gắng tìm ra điều gì ông ta làm được mà chúng tôi không thể. Ông ấy đã có được sự trung thành từ cấp dưới của mình, điều chúng tôi không làm được. Đến lúc này tôi biết là các bạn đã tìm được câu trả lời: ông ta luôn nói “làm ơn” và “cảm ơn”.

Bạn thấy hài lòng chứ? Ông ta đã làm như vậy đó. Chỉ một chút biểu hiện của sự lịch sự đã có tác dụng rất lớn. Tôi nghĩ rằng cấp dưới của ông ta không biết điều này. Bản thân chúng tôi cũng không phát hiện ra trong một khoảng thời gian dài. Đại đa số chúng ta đều nói rằng chúng ta luôn nói “làm ơn” và “cảm ơn”. Nhưng ông ta lúc nào cũng nói điều này. Và mỗi khi bạn nói những từ này, hãy nói thật lòng

Một lời cảm ơn chân thành và nồng ấm có tác động rất lớn. Đây cũng là cách bạn trả lời khi nhận được lời khen và tán thưởng. Nếu một ai đó khen bạn làm đã làm việc gì tốt thì bạn chớ thẹn thùng và lắp bắp nói “không có gì”. Điều này sẽ làm giảm ý nghĩa lời khen của họ. Tốt nhất là bạn nên nói “cảm ơn”. Đừng bao giờ nói “làm ơn” như để nịnh nọt hay vòi vĩnh ai. Nên nói “Bạn có thể làm ơn làm việc qua giờ được ăn trưa được không vì chúng ta phải gọi một vài cuộc điện thoại. Buổi chiều bạn có thể về sớm một chút để bù thời gian lúc này”. Bạn đừng có kéo dài giọng: “Bạn có thể làm ơnnnnn làm việc thêm được không. Làm ơnnnnn đi mà”.

Chủ đề