Hướng dẫn công nhận cơ quan văn hóa bến tre năm 2024

Xây dựng thiết chế văn hóa (VH) cơ sở được xem là một trong những nội dung quan trọng, cần thiết để tiến đến xây dựng thành công xã nông thôn mới (NTM), tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) giai đoạn năm 2021 - 2026. Đây là nội dung cần sự chung tay, vào cuộc của các tầng lớp nhân dân, của toàn xã hội để phát huy hiệu quả các thiết chế và huy động các nguồn lực vì mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Hướng dẫn công nhận cơ quan văn hóa bến tre năm 2024

Khai thác hiệu quả thiết chế văn hóa tại xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm.

Nhân rộng, lan tỏa mô hình hay

Các mô hình hay, cách làm sáng tạo trong thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH cần được nhân rộng, lan tỏa để thúc đẩy hiệu quả tích cực của phong trào. Tại huyện NTM Chợ Lách, thời gian qua có nhiều mô hình hay như: Câu lạc bộ (CLB) gia đình hạnh phúc ở các ấp; CLB liên thế hệ tự giúp nhau xã Sơn Định; CLB đờn ca tài tử huyện Chợ Lách; CLB kịch, CLB âm nhạc Trường THPT Trần Văn Kiết. Ngoài ra, trong đoàn thể, hội… có 27 mô hình mới thuộc các lĩnh vực: an ninh trật tự, môi trường, giảm nghèo, phòng chống hạn mặn, phát triển kinh tế, du lịch. 18 mô hình được nhân rộng thuộc các lĩnh vực: an ninh trật tự, môi trường, tuyên truyền, giảm nghèo, giao thông nông thôn, phòng chống hạn mặn.

Nội dung phong trào TDĐKXDĐSVH phát huy ý thức chủ động, tích cực và vai trò tự quản của cộng đồng, thể hiện được “ý Đảng lòng dân”. Trong năm 2022, cấp ủy, chính quyền ở huyện Chợ Lách đã gắn kết phong trào với nhiệm vụ công tác trọng tâm của Đảng, Nhà nước làm cho nội dung và hình thức phong trào ngày càng phong phú và nâng cao. Qua đó cho thấy, nơi nào có hệ thống chính trị vững mạnh, có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền thì nơi đó phong trào phát triển mạnh và thực chất, đi vào đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ấp Bình Xuân, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm được công nhận “Ấp VH kiểu mẫu” cuối năm 2022. Thu nhập bình quân đầu người đạt 63 triệu đồng/năm. Ấp có 120 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi (tăng 7 hộ so với năm 2020). Hệ thống giao thông đạt chuẩn NTM. Bên cạnh đó, nhà VH - khu thể thao (TT) ấp đạt chuẩn theo quy định. Các nhóm sở thích duy trì sinh hoạt, luyện tập, vui chơi giải trí. Đặc biệt, cảnh quan, môi trường trong ấp được quan tâm bảo vệ. 12/12 tổ nhân dân tự quản được công nhận vững mạnh nhiều năm liền… Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ấp Bình Xuân Trần Văn Rạt cho biết: “Điểm nhấn giúp ấp Bình Xuân thực hiện tốt các thiết chế VH là sự đồng lòng, ý thức của người dân cùng góp sức, chấp hành tốt các chủ trương chung và công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát cũng được thực hiện thường xuyên và nâng chất”.

Tại xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, công tác đầu tư xây dựng và tổ chức hoạt động thiết chế VH - TT đạt hiệu quả. Với tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết cao, Trung tâm VH, TT và Học tập cộng đồng cũng như nhà VH các ấp ở xã Lương Phú đều có kế hoạch tổ chức các hoạt động VH, văn nghệ, thể dục, TT và học tập cộng đồng, các CLB, nhóm sở thích có phân kỳ nội dung tổ chức và hoạt động theo hàng tháng. Từ đó, các hoạt động được duy trì và tổ chức thường xuyên. Các hoạt động VH, văn nghệ và giải TT truyền thống được duy trì tổ chức theo lệ kỳ.

Trung tâm VH, TT và Học tập cộng đồng xã Lương Phú được UBND huyện thành lập từ tháng 10-2018. Trung tâm có cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, gồm: hội trường VH với sức chứa trên 200 chỗ ngồi, được trang bị âm thanh và các phòng chức năng như: thư viện, đài truyền thanh, nhà tập luyện TT, phòng sinh hoạt các CLB… Xã có 1 sân bóng đá lớn, 2 sân bóng chuyền nam, 1 sân hỗn hợp môn bóng chuyền hơi nữ, đá cầu và cầu lông. Ngoài ra, xã còn bố trí bộ trò chơi trẻ em cho các em thiếu nhi đến để vui chơi vào mỗi buổi chiều và những ngày cuối tuần. Qua đó, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt VH văn nghệ, thể dục, TT cho đông đảo các tầng lớp nhân dân địa phương.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Để xây dựng và phát triển các thiết chế VH gắn với thực hiện các tiêu chí về VH trong xây dựng NTM, các địa phương tiếp tục thúc đẩy công tác tuyên truyền thông qua nhiều hình thức. Cụ thể, thông qua hệ thống truyền thanh, trang thông tin điện tử, Fanpage, Zalo nhóm, cổ động trực quan, tờ rơi từ tỉnh đến cơ sở, tuyên truyền trên báo đài, hội thi, văn nghệ, livestream... góp phần nâng cao nhận thức, phát huy vai trò chủ thể của người dân, kiên quyết đấu tranh với những hành vi phản VH, lệch chuẩn về VH.

Tiếp tục quán triệt và thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW, Nghị quyết số 05-NQ/TU, Kế hoạch số 2854/KH-UBND về xây dựng con người Bến Tre phát triển toàn diện; gia đình hạnh phúc, tiến bộ; Chỉ thị số 01-CT/TU, Nghị quyết số 01-NQ/TU và các kế hoạch cụ thể hóa hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện gắn với phong trào TDĐKXDĐSVH của tỉnh tạo sự chuyển biến tích cực trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Tập trung nâng cao chất lượng trong thực hiện xây dựng các danh hiệu “Gia đình VH”, “Ấp, khu phố VH”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn VH” và các danh hiệu lồng ghép trong phong trào TDĐKXDĐSVH. Chú trọng nhân tố con người và gia đình là trung tâm, nền tảng phát triển, từng bước xây dựng môi trường VH tốt đẹp, lành mạnh, phong phú. Quan tâm bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp tại cộng đồng dân cư. Gắn kết, phát huy vai trò của phong trào với phát triển VH nông thôn, song hành xây dựng NTM, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

Tiếp tục phối hợp hướng dẫn các địa phương quy hoạch xây dựng thiết chế VH - TT cơ sở đạt chuẩn. Đẩy mạnh xã hội hóa xây dựng các thiết chế VH - TT cơ sở và khai thác hiệu quả hoạt động VH, TT cơ sở thích ứng với trạng thái bình thường mới. Phối hợp tổ chức tốt các hoạt động VH, TT trong các đối tượng, lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng trong các hoạt động nghệ thuật, TT, giải trí. Tăng cường xây dựng các chương trình phối hợp giữa các cơ quan thành viên. Kịp thời biểu dương, khen thưởng gương điển hình người tốt, việc tốt, nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo.