Hướng dẫn đo đồng hồ vạn năng trong xe máy

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng ứng dụng vào công dụng sửa chữa xe điện. Đồng thời giới thiệu luôn đồng hồ vạn năng thương hiệu uy tín của Trung Quốc, nhãn Kaise, giá cả thực sự hợp lý cực kỳ tốt kèm đôi kim nhỏ như kim khâu, chuyên để chọc vỏ dây điện.

Đặc biệt chọc vừa đầu rắc lỗ dây nhựa của các loại xe máy điện, xe đạp điện. Khi mình chọc vào nó sẽ giữ luôn và không cần người khác giữ hộ, trên thị trường nhiều hãng nhưng khó có hãng nào giá thành hợp lý, chất lượng uy tín, phù hợp với túi tiền như Kaise vừa chuyên dùng cho thợ xe máy và xe điện.

Hiện nay, có quá nhiều hãng đồng hồ, chỉ cần lên google gõ là ra hàng trăm kiểu dáng giá cả khác nhau, tuy nhiên bạn không nên mua hãng quá rẻ, chắc chắn nhanh hư hỏng cũng không nên mua quá mắc tiền, những hãng mắc tiền dùng cho các chuyên gia nghiên cứu mạch điện, bạn cũng không nên mua làm gì.

Tuy nhiên, hãng Kaise này thì ngược lại, hợp túi tiền, chất lượng tốt, bền đẹp, sử dụng dễ dàng.

Kaise bên ngoài được nhà sản xuất bao bọc với vỏ hộp vuông vắn, đẹp mắt, dễ mở nhưng chắc chắn.

Trong hộp gồm kim nhỏ, có thể đâm xuyên mọi thứ dù có dính keo cũng không gặp trở ngại gì.

Ngoài ra có phiếu hướng dẫn sử dụng, có số điện thoại của xưởng dễ dàng liên hệ.

Hướng dẫn đo đồng hồ vạn năng trong xe máy
Đồng hồ vạn năng kaise

Sau đây đi vào nhân vật chính là đồng hồ vạn năng

Khi sử dụng bạn nhấn nút mở, rồi cắm rắc vào. Đồng hồ vạn năng này có 8 chức năng với nhiều ứng dụng tuyệt vời, dùng để sửa chữa xe máy và xe đạp điện, và xe máy điện.

Chức năng:

1. Đo ôm

2. HFE: cái này để đo thêm hệ số khuếch đại meta.

3. V(vôn): để đo từ 2 vôn đến 1000v.

4. V(vôn có dấu ngã phía trên) dùng để đo dòng điện xoay chiều . ví dụ như dòng điện của pin và ắc quy.

5. Đo điện dung: có nghĩa là 20N, 200N hay gần giống chữ U cuối (sửa chữa xe điện không cần dùng đến chức năng này).

6 và 7. Phần chữ A: ký hiệu chữ A để đo cường độ dòng điện, hay còn gọi cường độ dòng điện xoay chiều, hay cường độ dòng điện 1 chiều. Chữ A có dấu ngang trên đầu đo dòng điện 1 chiều, còn chữ A có dẫu ngã đo cường độ dòng điện xoay chiều.

8. Là thang đo thông mạch (thang đo đi ốt) cái này sử dụng đi ốt để đo thông mạch trên các xe điện, đo kiểm tra dây, ổ khóa, có biểu tượng như hình wifi. Đối với chức năng này, mình chạm đầu kim vào với nhau sẽ kêu tít tít.

Đối với mũi kim màu vàng, được làm bằng hợp kim đồng, dẫn tín hiệu vô cùng tốt. Cái này hơn hẳn những đồng hồ thông thường là có đầu nhọn và khấc giữ, dùng để chọc các rắc xe điện thì không có gì qua được.

Bây giờ sử dụng luôn đi ốt thông mạch, lấy một sợi dây để xem có thông được với nhau hay không, hay là đứt ở giữa.

Cách đo: là chạm 1 đầu kim, nếu như màu nâu thì tìm 1 màu nâu nếu nó kêu thì chứng tỏ nó thông mạch. Không kêu thì chứng tỏ dây không thông, đã bị đứt.

Hoặc có thể lấy 2 sợi màu xanh, màu nâu xoắn lại với nhau, đo ở phía trên, cắm vào kim nếu thông thì đó là dây không thì sẽ kêu.

Đó là “sự lợi hại” của Kaise, vì không phải đồng hồ nào cũng có mũi kim này. Nó chất lượng, đảm bảo, nên được nhiều người tin dùng, đặc biệt có mũi kim đầu nhọn đảm bảo. Có thể dùng để đo chìa khóa, tay gas đều được.

Cuối cùng: Đo Vôn dòng điện chỉ ở 2 nấc, 1 là 20V, hoặc là 200v, nếu bạn không muốn mất thời gian cứ mặc định 200v cũng được.

Còn khi đo 20v thường có phẩy phía sau có thêm 1 số, gồm 13,14.

Nếu để ở 200v chỉ có 13,1 hoặc 13 nó sẽ không có thêm mấy phẩy. Để trên 1000v thì chỉ có 13. Tuy nhiên, mình chỉ quan tâm đến 20v, 200v. Nếu có nhiều phẩy phía sau nữa thì có nhiều phẩy phía sau.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0938 906 886 – 1800 6726 - 093.890.6886 hoặc gửi về mail: [email protected] để chúng tôi tư vấn thêm.

★ ★★ 1.2 Công cụ bảo trì sửa chữa xe đạp điện và kỹ năng sử dụng ★ ★★

Bản trích từ "GIÁO TRÌNH SỬA CHỮA XE ĐẠP ĐIỆN"

1.2.1 Công cụ không thể thiếu.

Để sửa xe đạp điện yêu cầu các công cụ chủ đạo sau: đồng hồ vạn năng, máy kiểm tra Acquy, máy kiểm tra sự cố xe đạp điện. Ngoài ra có thể bổ xung thêm máy sạc nhanh, máy nạp xả bình Acquy...Tùy vào tình hình và chi phí thợ sửa để lựa chọn thiết bị cho phù hợp với hiện tại.

1.2.2 Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng.

♦ 1. Đồng hồ vạn năng DIGITAL hiệu VC890C+

Trong quá trình sửa chữa và bảo dưỡng xe đạp điện thì việc sử dụng 1 chiếc đồ hồ DIGITAL sẽ thuận tiện hơn. Hầu hết các loại đồng hồ kỹ thuật số hiện nay cách sử dụng cơ bản là giống nhau. Sau đây xin giới thiệu đến các bạn đồng hồ số hiệu VC890C+ được thể hiện như trên Hình 1.45: Đồng hồ Victor VC890C

Cách sử dụng:

  1. Màn hình LCD: Màn hình LCD được sử dụng để hiển thị giá trị của vật đo được. Nó hiển thị 4 chữ số và một dấu thập phân. Màn hình LCD được thể hiện trong Hình 1-46: Panel LCD.

Hướng dẫn đo đồng hồ vạn năng trong xe máy
Hướng dẫn đo đồng hồ vạn năng trong xe máy

Hình 1-45:Đồng hồ VC890C

Hình 1-46: Màn hình LCD

  1. Switch chuyển thang đo: Switch xoay có tác dụng lựa chọn chức năng đo lường, phạm vi đo khác nhau như AC, DC, đo thông mạch, diode, kiểm tra tụ...Hình 1-47: Switch chuyển mạch: Thể hiện công tắc chuyển đổi bánh răng.
  1. Cổng cắm que đo: Bảng điều khiển có bốn lỗ cắm que. Nếu sử dụng đồng hồ để đo điện áp, điện trở, tụ điện, thông mạch, diode thì cắm que đỏ vào lỗ VΩ. Khi sử dụng đồng hồ để đo dòng mức thấp mA thì cắm que đỏ vào lỗ mA và ở thang cao hơn 20A thì cắm vào lỗ 20A. Còn que đen cắm ở lỗ COM. Hình 1.48: Lỗ cắm thang đo.

Hướng dẫn đo đồng hồ vạn năng trong xe máy
Hướng dẫn đo đồng hồ vạn năng trong xe máy

Hình 1-47: Switch chuyển thang đo

Hình 1-48: Lỗ cắm thang đo

Đo điện áp AC.

Đầu tiên chuyển Switch từ OFF gạt sang cụm thang đo AC (thuận chiều kim đồng hồ) thang hình màu cam có chữ "V ~" . Nhìn kỹ lại các đầu que đo xem có cắm đúng lỗ cắm không??? Que đỏ cắm vào cổng “VΩ” còn que đen cắm vào cổng “COM”. Ví dụ cần đo điện áp AC 220V điều chỉnh bánh răng tới dải điện áp 750V AC (Đặt thang đo cao hơn giá trị đo ước tính). Vì điện áp AC không có sự khác biệt nên bạn có thể ngẫu nhiên đặt 2 đầu que đo vào điểm thử sau đó đọc kết quả trên màn hình LCD. Đo điện áp AC như thể hiện trong Hình 1-49: Đo điện áp AC

Đo điện áp DC.

Giống như phép đo điện áp AC gạt Switch điều chỉnh sang thang có ký hiệu "V-" Để đo phạm vi của dải điện áp DC bước đầu ta cần chọn phạm vi lớn hơn điện áp ước tính (Lưu ý: giá trị trên quay số là dải tối đa) Ví dụ, đồng hồ đang đặt ở thang đo DC 200V thì điện áp cho phép đo tối đa là 200V DC. Đặt que đo vào điểm cần đo và quan sát màn hình hiển thị. Giá trị có thể được đọc trực tiếp từ màn hình hiển thị, nếu kết quả trên màn xuất hiện "OL" tức là đã vượt quá phạm vi đo cần tăng Swich gạt lên nấc thang đo cao hơn. Do nguồn DC cung cấp có điện cực dương và âm nên khi có kết quả trên màn hiển thị là một kết quả dương có nghĩa điểm đo tại que đỏ là cực dương và điểm đo tại đầu que đen là cực âm. Ngược lại kết quả trên màn hình hiển thị là một kết quả âm (Có thêm dấu “-” phía trước kết quả hiển thị) nghĩa là điểm đo tại que đỏ là cực âm và điểm đo tại que đen là cực dương. Như vậy nắm rõ được phương pháp đo điện áp DC bạn còn có thể xác định được cực tính của PIN, ACQUY, Solar CELL và một số nguồn DC khác...Ví dụ: Đo điện áp 12V của bình Acquy kết quả được thể hiện như Hình 1-50: Đo điện áp DC

Hướng dẫn đo đồng hồ vạn năng trong xe máy
Hướng dẫn đo đồng hồ vạn năng trong xe máy

Hình 1-49: Đo điện áp AC

Hình 1-50: Đo điện áp DC

Lưu ý đặc biệt không !

Các cân nhắc khi đo điện áp như sau:

(1) Bất kể đo điện áp AC hay điện áp DC, chúng ta phải tuyệt đối chú ý đến biện pháp an toàn cá nhân: Không chạm trực tiếp vào các bộ phận mang điện hay đầu kim loại của que đo. Đặc biệt khi đo điện áp cao, hãy chú ý an toàn để tránh sốc điện.

(2) Nếu bạn không biết chắc chắn dải điện áp sắp đo thì việc đầu tiên nên đặt Swich ở dải cao nhất. Sau khi đã có kết quả đo thì dần dần mới giảm thang đo về gần nhất với kết quả đo để có giá trị chính xác nhất.

(3) Nếu màn hình hiển thị “OL” như vậy có nghĩa đã vượt quá phạm vi đo, cần phải nâng thang đo lên mức cao hơn.

(4) Dải điện áp DC tối đa là 1000V và 750V đối với điện áp AC. Không đo điện áp quá cao so với thông số tối đa cho phép của đồng hồ nhằm tránh rủi ro hư hỏng.

(5) Phương pháp đo AC và phương pháp đo DC về cơ bản giống nhau, nhưng cần chuyển đổi Switch về vị trí AC hay DC tương ứng để có kết quả đo mong muốn.

Đo dòng điện DC.

Đầu tiên cắm que đen vào lỗ "COM". Nếu đo dòng điện một chiều lớn hơn 200mA, thì cắm que đỏ vào lỗ cắm "20A" và xoay núm sang vị trí DC "20A" (Thang đo có ký hiệu A-). Nếu đo dòng điện một chiều nhỏ hơn 200mA, thì cắm que đỏ vào lỗ cắm "200mA" và xoay núm đến phạm vi thích hợp trong vòng 200mA DC. Sau khi điều chỉnh phạm vi đo thích hợp, các đầu đo sẽ được nối nối tiếp với tải đang được thử và giá trị hiển thị trên màn hình LCD nếu kết quả hiện “OL” nghĩa là vượt quá phạm vi đo cần tăng Switch lên thang cao hơn. Đối với đo dòng điện AC tương tự nhưng Switch xoay ở thang có ký hiệu "A ~" Hình 1-51: Sơ đồ đo dòng điện.

Lưu ý: Đối với đo dòng điện tuyệt đối không được sờ tay trực tiếp vào phần kim loại đầu que đo.

Hướng dẫn đo đồng hồ vạn năng trong xe máy
Hướng dẫn đo đồng hồ vạn năng trong xe máy

Hình 1-51: Sơ đồ đo dòng điện

Hình 1-52: Đo điện trở

Đo điện trở.

Que đen cắm ở cổng "COM" và que đỏ cắm ở cổng “VΩ” trên đồng hồ. Sau đó điều chỉnh Switch gạt sang phạm vi đo mong muốn. Sử dụng que đo để kết nối tới các bộ phận kim loại ở hai đầu của điện trở.Bạn có thể chạm vào điện trở bằng tay, nhưng không chạm vào cả hai đầu của điện trở cùng một lúc (vì đồng thời điện trở của cơ thể sẽ được đo cùng lúc) để không làm ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo. Khi đọc kết quả, đảm bảo điểm đo tiếp xúc tốt. Hình 1-52: Đo điện trở

Đo điện dung.

Đầu tiên gạt Switch sang phạm vi đo điện dung có ký hiệu F, và sau đó kết nối 2 đầu của que đo vào 2 đầu của tụ. Chờ một lát và đọc kết quả trên màn hình. Đo điện dung được thể hiện trong Hình 1-53.

Hướng dẫn đo đồng hồ vạn năng trong xe máy

Hình 1-53: Đo điện dung

Đo thông mạch và đo Điốt.

Que đen cắm ở cổng "COM" và que đỏ cắm ở cổng “VΩ” trên đồng hồ. Sau đó điều chỉnh Switch gạt sang biểu tượng đo Điốt và thông mạch

  • a) Đo thông mạch: Trên đồng hồ hiển thị hình sóng tức là đang chế độ đo thông mạch. Đặt 2 que đo của đồng hồ vào vị trí 2 điểm cần đo, nếu đồng hồ phát ra tiếng kêu tức là kín mạch đoạn dây cần đo tốt. Ngược lại không có tiếng kêu là bị đứt, hỏng.
  • Đo Điốt: Ấn phím vàng trên góc trái đồng hồ và quan sát trên màn hình LCD. Nếu suất hiện ký hiệu Điốt thì ta có thể bắt đầu kiểm tra điôt. Đặt 2 đầu que đo vào 2 đầu của điốt nếu: