Hướng dẫn học kinh tế vi mô năm 2024

Để góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế và những ai yêu thích nghiên cứu khoa học Kinh tế, cũng như để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập cho các sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing, nhóm giảng viên thuộc Bộ môn Kinh tế học trường Đại học Tài chính - Marketing đã biên soạn bài giảng “KINH TẾ VI MÔ”. Nội dung của cuốn sách được trình bày theo lô gích: mỗi chương gồm 2 phần chính:

Phần đầu là nội dung bài giảng, nhằm trình bày những kiến thức của học phần.

Phần thứ hai là các thuật ngữ chuyên ngành, hệ thống các tình huống nghiên cứu, các câu hỏi ôn tập, bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm để giúp sinh viên tự đọc được một số tài liệu tiếng Anh, tự hệ thống kiến thức, cũng như các độc giả có thể tự kiểm tra kiến thức của mình. Những câu hỏi và bài tập này có đáp án ở cuối cuốn sách để giúp sinh viên, người đọc có thể tự học dễ dàng.

Kết cấu nội dung bài giảng bao gồm 8 chương được sắp xếp theo trình tự như sau:

Chương 1: Nhập môn Kinh tế học Chương 2: Cung, cầu và giá thị trường Chương 3: Sự lựa chọn của người tiêu dùng Chương 4: Lựa chọn phối hợp tối ưu của doanh nghiệp Chương 5: Chi phí sản xuất và quyết định cung ứng của doanh nghiệp Chương 6: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Chương 7: Thị trường độc quyền hoàn toàn Chương 8: Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

MỤC LỤC

  • Chương 1 NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC Trang
  • Chương 2 CUNG, CẦU VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG.........................
  • Chương 3 SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG................
  • Chương 4 LỰA CHỌN PHỐI HỢP TỐI ƯU CỦA DOANHNGHIỆP...............................................................
  • Chương 5 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ QUYẾT ĐỊNH CUNG ỨNGCỦA DOANH NGHIỆP..........................................
  • Chương 6 THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO................
  • Chương 7 THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN................
  • Chương 8 THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO......
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chương I

NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1. Kinh tế học (Economics) Là một môn khoa học xã hội nghiên cứu sự lựa chọn của con người trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người.

Các tính chất đặc trưng của một môn khoa học xã hội nói chung và kinh tế học nói riêng là:

  • Không có sự chính xác tuyệt đối: Vì những con số, hàm số, những quan hệ định lượng trong kinh tế học đều mang tính ước lượng trung bình từ khảo sát thực tế.
  • Chủ quan: Với cùng một hiện tượng kinh tế nếu đứng trên những quan điểm khác nhau có thể đưa ra những kết luận khác nhau. Cho nên trong thực tế ta thường chứng kiến sự tranh cãi giữa các quan điểm kinh tế, thậm chí có lúc căng thẳng, đối chọi nhau. Kinh tế học luôn nhấn mạnh đến sự lựa chọn của cá nhân và xã hội trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Tài nguyên có giới hạn còn nhu cầu con người thì không có giới hạn nên con người luôn phải tính toán, lựa chọn sao cho việc sử dụng tài nguyên đó có hiệu quả nhất và đó cũng chính là lý do để kinh tế học tồn tại và phát triển. Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau, ta có thể phân loại kinh tế học như sau: Nếu căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, ta có kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.

Bằng sự khảo sát thực tế, các nhà kinh tế học sẽ giải quyết được các vấn đề: Ø Lý giải được tại sao nền kinh tế lại hoạt động như nó đang hoạt động. Ø Rút ra những quy luật kinh tế. Ø Từ đó có cơ sở để dự đoán về tương lai kinh tế. Kinh tế học chuẩn tắc là phương pháp nghiên cứu kinh tế học dựa vào kinh nghiệm, quan điểm chủ quan của các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn như các vấn đề: Lạm phát cao đến mức nào thì có thể chấp nhận được? Có nên cắt giảm chi phí quốc phòng hay không?... Tuy nhiên, việc phân chia này chỉ mang ý nghĩa tương đối vì trong thực tế, để nghiên cứu kinh tế có rất nhiều vấn đề, các nhà kinh tế phải sử dụng cả hai phương pháp: thực chứng và chuẩn tắc. Các nhà kinh tế học chuẩn tắc thường đưa ra những khuyến nghị, đề xuất như: “Chính phủ nên...”

  1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC 1.2. Các yếu tố sản xuất khan hiếm Các yếu tố sản xuất là những yếu tố cần thiết, cung ứng đầu vào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng hay nền kinh tế nói chung. Các yếu tố sản xuất gồm nhiều yếu tố như: lao động, vốn, tài nguyên, công nghệ, cách quản lý, ... Các nhà kinh tế đã gom thành 4 nhóm yếu tố sản xuất chính, thường gọi là 4 yếu tố sản xuất cơ bản, gồm: lao động, vốn, tài nguyên, khoa học. Lao động: được tính gồm cả trí lực và thể lực của con người được sử dụng trong quá trình sản xuất. Vốn: gồm vốn tài chính và các sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,... Tài nguyên: được hiểu theo nghĩa rộng gồm: vị trí địa lý, diện tích, khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, tài nguyên... Công nghệ: là kiến thức, trình độ của con người trong việc kết hợp các yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất.

Ở mỗi thời điểm nhất định, một doanh nghiệp nói riêng hay nền kinh tế nói chung sẽ chỉ có một lượng các yếu tố sản xuất nhất định, trong khi nhu cầu của con người là vô hạn. Nên các yếu tố sản xuất luôn luôn khan hiếm. Sự khan hiếm được hiểu theo hai góc độ: khan hiếm tương đối và khan hiếm tuyệt đối. Các yếu tố sản xuất khan hiếm tương đối vì con người luôn muốn có nhiều hơn các yếu tố này so với số lượng hiện hữu của nó. Các yếu tố sản xuất khan hiếm tuyệt đối vì số lượng của các yếu tố là có giới hạn. Nên khi con người sử dụng, khai thác các yếu tố sản xuất, thì thực tế đã làm cho các yếu tố này ngày càng cạn kiệt. Điều này thể hiện rất rõ qua việc môi trường thiên nhiên của trái đất đang ngày càng xấu đi. Dự báo của các nhà khoa học về nguồn trữ lượng dầu của các mỏ dầu sẽ hết trong vài chục năm tới. Chính vì các yếu tố sản xuất khan hiếm nên kinh tế học đã ra đời, tồn tại và phát triển, để giúp con người có sự lựa chọn tối ưu, đem lại hiệu quả cao nhất. 1.2. Quy luật khan hiếm và chi phí cơ hội Quy luật khan hiếm: Kinh tế học nói rằng mọi nguồn lực đều hữu hạn do đó nó khan hiếm. Vì thế, để đáp ứng những nhu cầu không ngừng tăng lên của mình, con người phải có sự lựa chọn khi sử dụng những nguồn lực đó. Khi lựa chọn một phương án này, con người sẽ phải từ bỏ các phương án khác, vì nguồn lực có giới hạn. Ví dụ: Một sinh viên có 24 giờ trong một ngày để học tập, nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí. Giả sử anh ta đã có thời gian biểu như sau:

  • Học tập: 8 giờ/ngày, gồm 4 giờ trên lớp và 4 giờ tự học.
  • Nghỉ ngơi, ăn uống và giải trí: 16 giờ/ngày. Nếu như bây giờ anh ta muốn tăng thời gian tự học thì chắc chắn phải giảm bớt thời gian nghỉ ngơi, ăn uống và giải trí. Khi quyết định lựa chọn, con người phải trả chi phí cơ hội cho sự lựa chọn đó.
  • Lựa chọn B: dùng ½ nguồn lực để sản xuất áo sơ mi, số lượng áo sản xuất được sẽ ít hơn trước, là 90 đvsp; ½ nguồn lực còn lại dùng để sản xuất túi xách, sản lượng túi xác là 60 đvsp.
  • Lựa chọn C: dùng hết nguồn lực để sản xuất túi xách, số lượng túi xách sản xuất được là 110 đvsp, vậy lúc này nguồn lực để sản xuất áo sơ mi là 0, nên số lượng sản phẩm cũng là 0.
  • V... Lưu ý rằng, tại mỗi phương án lựa chọn, doanh nghiệp X luôn sử dụng hết nguồn lực của mình. Ta có thể tóm tắt trên bảng sau:

Lựa chọn

Sản xuất áo sơ mi Sản xuất túi xách

Nguồn lực sử dụng

Sản lượng

Nguồn lực sử dụng

Sản lượng

A

100 lao động và 1 tỷ

200 0 0

B 50 lao động và 0,5 tỷ

90 50 lao động và 0,5 tỷ

60

C 0 0

100 lao động và 1 tỷ 110

Tập hợp của các phương án lựa chọn được thể hiện đồ thị như sau:

Hình 1. Đường giới hạn khả năng sản xuất

A (0,200)

B(60,90)

C(110,0)

D

E

Đường PPF là đường dốc xuống thể hiện sự đánh đổi (hay chi phí cơ hội) vì nguồn lực là có giới hạn, nên khi muốn có túi xách nhiều hơn, doanh nghiệp đã phải giảm bớt số lượng áo sơ mi sản xuất được.

  • Tại D: chưa sử dụng hết nguồn lực.
  • Tại E: hoặc phải nhập khẩu nguồn lực, hoặc phải liên kết để có đủ nguồn lực. 1.2. Quá trình tài sản xuất của một doanh nghiệp Quá trình tái sản xuất của một doanh nghiệp bắt đầu từ việc doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào để kết hợp, sử dụng theo quy trình công nghệ nhất định, tạo ra sản phẩm ở đầu ra, Khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, họ có doanh thu, thu hồi vốn để tiếp tục quá trình sản xuất của mình. Inputs (đầu vào)

Black box (hộp đen)

Outputs (đầu ra) Lao động Vốn Doanh nghiệp

Sản phẩm Tài nguyên Khoa học Hình 1. Quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp 1.2. Ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi tổ chức kinh tế đều phải giải quyết ba vấn đề cơ bản. Đó là:

  • Sản xuất cái gì? Tức sản xuát những loại hàng hóa gì? Với chủng loại ra sao? Số lượng là bao nhiêu?
  • Sản xuất cho ai? Tức hàng hóa sản xuất ra để thỏa mãn nhu cầu của đối tượng nào? Nhóm người nào trong xã hội? Vì mỗi đối tượng khách hàng, do thu nhập, trình độ văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quan, tuổi tác, giới tính, ... sẽ có những nhu cầu khác nhau đối với sản phẩm.
  • Sản xuất như thế nào? Chính yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp xác định được cần phải sử dụng những nguồn lực nào,

Cơ sở lý luận của mô hình này là lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith. Việc giải quyết 3 vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế tiến hành theo trật tự: sản xuất cái gì? Cho ai? Và như thế nào?

  • Mô hình kinh tế chỉ huy: trong mô hình này, việc giải quyết 3 vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế do nhà nước quyết định. Cụ thể, giao cho một cơ quan nhà nước, thay mặt nhà nước quyết định.
  • Cơ sở của mô hình này là lý thuyết của Marx. Việc giải quyết 3 vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế tiến hành theo trật tự: sản xuất cái gì? Như thế nào? Và sản xuất cho ai?. Ví dụ: Ủy ban Kế hoạch Nhà nước lên kế hoạch mỗi năm sẽ sản xuất những loại sản phẩm nào, với chủng loại, số lượng như thế nào. Sau đó, phối hợp với tất cả các Bộ, ngành liên quan để quyết định việc phân bổ nguồn lực sao cho thực hiện đúng kế hoạch đã hoạch định. Cuối cùng, hàng hóa sản xuất ra sẽ được quyết định phân phối cho ai, cho đối tượng nào trong xã hội. Với cơ chế giải quyết 3 vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế như trên nên mô hình kinh tế thị trường và mô hình kinh tế chỉ huy đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Các anh, chị hãy thử tìm hiểu về vấn đề này, như là một bài tập. Còn bây giờ, tiếp theo ta quay lại với quan điểm của các nhà kinh tế học. Vì cả hai mô hình trên đều có những nhược điểm nhất định, nên các nhà kinh tế đã đề xuất mô hình thứ tư: mô hình kinh tế hỗn hợp.
  • Mô hình kinh tế hỗn hợp: trong mô hình này, việc giải quyết 3 vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế chủ yếu do quan hệ cầu – cung trên thị trường quyết định, nhưng có sự tham gia điều tiết của nhà nước. Nhà nước sẽ tham gia điều tiết bằng những công cụ gián tiếp cũng như trực tiếp. Ví dụ: hình thành hành lang pháp lý định hướng hoạt động của doanh nghiệp, quy định giá của một số mặt hàng thiết yếu (như: xăng dầu, điện,...)... Cơ sở lý luận của mô hình này là lý thuyết kết hợp giữa bàn tay vô hình của thị trường với bàn tay hữu hình của nhà nước mà J.M là người khởi xướng.

Đây là mô hình kinh tế được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cơ chế thị trường là sự lựa chọn của hầu hết các quốc gia trên thế giới thì áp lực canh tranh ngày càng gay gắt, đồng thời, những khuyết tật của thị trường (như: sự phân hóa giàu nghèo, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm,...) bộc lộ ngày càng rõ. Nên vai trò điều tiết của chính phủ lại càng được đánh giá cao.

  1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG 1.3. Khái niệm về thị trường Có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường. Đầu tiên, thị trường được hiểu là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa, có nghĩa thị trường cũng là chợ, nơi người bán và người mua trao đổi hàng hóa. Nhưng quá trình trao đổi, thương mại của con người ngày càng trở nên phong phú và đa dạng, vì thế khái niệm về thị trường cũng được mở rộng. Ví dụ, thị trường dầu lớn nhất thế giới là London và Newyork, nhưng ở đó, người ta không nhìn thấy một thùng dầu nào để trao đổi. Nói cách khác, giá cả và số lượng dầu trao đổi trên thế giới không chịu ảnh hưởng tác động của một vị trí địa lý nhất định. Ngày nay, người ta có thể trao đổi, mua bán hàng hóa theo hợp đồng tương lai, hợp đồng giao trước, hợp đồng giao sau,... Về đối tượng trao đổi, tức hàng hóa, thì ngày nay cũng rất phong phú về chủng loại. Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng, ta có: thị trường yếu tố sản xuất và thị trường hàng hóa tiêu dùng.

Nếu căn cứ vào tính chất kinh tế ta có các loại:

  • Thị trường cạnh tranh hoàn toàn.
  • Thị trường cạnh tranh độc quyền.
  • Thị trường độc quyền hoàn toàn,... Trên mỗi thị trường đều có những người tham gia mua hoặc bán, đó chính là hai lực của thị trường, tạo thành quan hệ cầu – cung trên thị trường. 1.3. Chủ thể kinh tế của thị trường
  • Giá trị hàng xuất khẩu: đây là lượng chi tiêu nước ngoài mua hàng sản xuất trong nước, nên nó sẽ thành thu nhập của các doanh nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu.
  • Giá trị hàng nhập khẩu: ngược với xuất khẩu, đây là lượng chi tiêu trong nước để mua hàng của nước ngoài. Khi đó, nước ngoài là người bán. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa, các tổ chức quóc tế ngày càng có nhiều ảnh hưởng chi phối nền kinh tế trong nước, tác động đến hệ thống luật pháp, thuế, ... của mỗi quốc gia. 1.3. Sơ đồ chu chuyển kinh tế đơn giản Mô hình 2*2: để đơn giản, trước hết, ta xem xét sơ đồ chu chuyển kinh tế trong cơ chế thị trường với hai chủ thể chính và hoạt động trên hai thị trường.
  • Hai chủ thể chính là: các hộ gia đình và các doanh nghiệp.
  • Hai thị trường mà hai chủ thể này hoạt động là: thị trường yếu tố sản xuất và thị trường sản phẩm. Trước hết, hãy hình dung, các hộ gia đình là người chủ sở hữu các yếu tố sản xuất của nền kinh tế nên họ sẽ cung ứng các yếu tố này cho thị trường yếu tố sản xuất. Đổi lại, họ có thư nhập từ việc cung ứng các yếu tố sản xuất, hình thành nên thu nhập của hộ gia đình (mà ta gọi là tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê,...). Có thu nhập các hộ gia đình sẽ mua hàng hóa trên thị trường sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình. Đương nhiên, khi mua hàng, họ phải trả tiền cho thị trường này. Các doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu và cầu của thị trường sẽ giải quyết được 3 vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế là: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Từ đó, với vốn đầu tư ban đầu, các doanh nghiệp sẽ mua, thuê các yếu tố sản xuất cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên thị trường yếu tố sản xuất, để về kết hợp, sử dụng theo những quy trình công nghệ nhất định, tạo ra sản phẩm, bán trên thị trường sản phẩm. khi tiêu thụ sản phẩm, họ sẽ thu được tiền, ta gọi đó là doanh thu.

Như vậy, trên thị trường sản phẩm, hộ gia đình là người mua, doanh nghiệp là người bán. Trên thị trường yếu tố sản xuất, hộ gia đình là người bán, doanh nghiệp là người mua. Quá trình mua bán này sẽ hình thành nên hai dòng chu chuyển song song ngược chiều nhau, hình thành nên hai vòng chu chuyển khép kín. Có thể hình dung toàn bộ quá trình này trên sơ đồ sau:

Hình 1. Sơ đồ chu chuyển kinh tế

MỘT SỐ THUẬT NGỮ

Economics Kinh tế học Microeconomics Kinh tế học vi mô Macroeconomics Kinh tế học vĩ mô Positive economics Kinh tế học thực chứng Normative economics Kinh tế học chuẩn tắc Resources Các nguồn lực sản xuất

HỘ GIA ĐÌNH

TT SẢN PHẨM

DOANH NGHIỆP

TT YT SẢN XUẤT

-Sản xuất cho ai? -Sản xuất cái gì? -Sản xuất như thế nào?

  1. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong những năm 1998 – 2002 thấp hơn những năm 1888-1992. b. Do ảnh hưởng của dịch H5N1, giá thực phẩm đã tăng. c. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh thấp hơn so với tỷ lệ thất nghiệp bình quân cả nước. d. Giá thép tăng cao ảnh hưởng mạnh đến ngành xây dựng. Bài 4. Giả sử tổng giá trị cá nguồn lực ở doanh nghiệp X là Y tỷ USD. Nếu sử dụng hết vào lĩnh vực sản xuất áo sơ mi sẽ sản xuất được a sản phẩm. Nếu sử dụng hết vào lĩnh vực sản xuất bánh kẹo sẽ sản xuất được b đơn vị sản phẩm. Yêu cầu:
  1. Xác định PPF của doanh nghiệp X. b. Vẽ các điểm biểu diễn các trường hợp: i. Doanh nghiệp X chưa sử dụng hết các nguồn lực. ii. Doanh nghiệp X sử dụng hết các nguồn lực. iii. Doanh nghiệp X không thể đạt được vì thiếu nguồn lực. Bài 5. Trong các câu sau, câu nào mang tính thực chứng, câu nào mang tính chuẩn tắc, giải thích:
  1. Phân phối lương thực theo chế độ tem phiếu sẽ làm cản trở hoạt động của thị trường lương thực. b. Giá gạo bình quân tại Cần Thơ luôn thấp hớn giá gạo bình quân tại Tpồ Chí Minh khoảng 200đ/kg. Theo bạn, có thể mua đi bán lại được không? c. Việc quy định đầu mối xuất khẩu gạo sẽ làm tăng giá gạo xuất khẩu vì làm tăng chi phí. Bài 6. Giả sử có đường giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp AC như đồ thị đã cho, hãy điền vào chỗ trống những từ thích hợp.
  1. Nếu di chuyển từ điểm A đến điểm B thì sẽ có bánh kẹo........ .. và quần áo............
  1. Nếu doanh nghiệp đang tại X, các nguồn lực sản xuất đang trong tình trạng............ c. Nếu doanh nghiệp di chuyển từ X đến B, sẽ có ...... bánh kẹo, và ......... quần áo .............được sản xuất. Bài 7. Những phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích. a. Giá dầu của thế giới tăng vì mọi người đều nhận biết nguồn cung ứng dầu của thế giới cang đang cạn dần. b. Không thể có việc khám chữa bệnh mà không mất tiền vì bạn luôn phải chi phí cho mọi hoạt động của mình. c. Khi sử dụng những hàng hóa công cộng người ta luôn không biết bảo vệ và giữ gìn những hàng hóa đó.

Tại sao phải học môn kinh tế vĩ mô?

Kinh tế vi mô đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân tích và nghiên cứu mối quan hệ giữa cung và cầu. Khi có sự mâu thuẫn giữa cung và cầu thì kinh tế học vi mô sẽ giúp chúng ta tìm ra mức sản lượng tối ưu mà tại đó người sản xuất có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa.

Kinh tế vĩ mô và kinh tế vĩ mô là gì?

Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu là gì?

Kinh tế học vi mô hay là kinh tế tầm nhỏ (Tiếng Anh: microeconomics), là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực chung nhất của kinh tế học.

Thế nào là quy luật của sự khan hiếm?

Việc tăng mạnh giá bán thường xuyên là cách để các thương hiệu xa xỉ duy trì hình ảnh cao cấp và độc quyền của mình, hay còn gọi là “quy luật khan hiếm”.