Hướng dẫn làm dấu công đoàn cơ sở

BẢN QUYỀN THUỘC LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH NINH BÌNH

Chịu trách nhiệm: Đ/c Dương Đức Khanh – Chủ tịch LĐLĐ Tỉnh Địa chỉ: Km số 2 - Đường Trần Hưng Đạo - TP.Ninh Bình – ĐT: 02293.871.170 Email: [email protected]

Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, có thể hiểu rằng công đoàn là một tổ chức đại diện cho người lao động, hoạt động với mục đích đảm bảo quyền lợi, tuyên truyền vận động giúp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Mọi hoạt động của công đoàn đều tuân theo các quy định của Công đoàn Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xem thêm: là gì?

Xem thêm: ?

2. Quy trình thủ tục thành lập công đoàn tại doanh nghiệp

Để thành lập tổ chức công đoàn cơ sở mới tại doanh nghiệp hợp pháp và được Tổ chức công đoàn cấp trên công nhận thì thủ tục thành lập công đoàn cơ sở phải được thực hiện theo các bước sau.

Hướng dẫn làm dấu công đoàn cơ sở
Quy trình thủ tục thành lập công đoàn trong doanh nghiệp

Quy trình thủ tục thành lập công đoàn trong doanh nghiệp bao gồm các bước sau:

Bước 1: Lập ban vận động công đoàn cơ sở

Đối với những công ty chưa thành lập công đoàn cơ sở, đầu tiên sẽ thành lập ban vận động. Ban vận động sẽ do người lao động tự nguyện bầu ra.

Ban vận động sẽ có chức năng vận động, tuyên truyền và nhận đơn xin gia nhập của nhân viên tại đơn vị. Bên cạnh đó, ban vận động sẽ liên hệ với công đoàn cơ sở các cấp để được hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện.

Bước 2: Tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở

Sau khi đáp ứng được điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, ban vận động tiến hành tổ chức đại hội thành lập. Những đối tượng tham gia đại hội gồm:

  • Ban vận động;
  • Người lao động có đơn xin tham gia công đoàn;
  • Đại diện doanh nghiệp, công đoàn cấp trên và các chủ thể liên quan khác.

Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp được bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ban vận động kết thúc nhiệm vụ và bàn giao lại hồ sơ cho ban chấp hành mới sau khi tổ chức thành công đại hội.

Bước 3: Soạn hồ sơ xin công nhận công đoàn cơ sở

Thành phần hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở cụ thể như sau:

  • Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
  • Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.
  • Biên bản hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.
  • Biên bản kiểm phiếu bầu Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
    Sau 10 ngày tính từ khi đại hội thành lập cơ sở kết thúc, doanh nghiệp phải tổ chức họp ban chấp hành công đoàn mới để bầu ra ban thường trực và các chức vụ khác trong tổ chức. Sau khi hoàn thành xong các thủ tục thành lập công đoàn tại doanh nghiệp, tối đa 15 ngày, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở sẽ thực hiện hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở. Công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở.

Bước 4: Quyết định công nhận thành lập công đoàn cơ sở

Trong 15 ngày làm việc từ khi nhận được hồ sơ, công đoàn các cấp cần thực hiện các hoạt động dưới đây:

  • Đánh giá quá trình thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp bảo đảm được tiêu chí tự nguyện và khách quan
  • Nếu công đoàn được thành lập theo như quy định thì sẽ được công đoàn cấp trên quyết định công nhận.
  • Nếu công đoàn thành lập không thoả mãn được các điều kiện đã được quy định thì sẽ được công đoàn các cấp thông báo bằng văn bản và hướng dẫn cách thực hiện thành lập theo đúng quy định.
  • Ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành làm con dấu cho công đoàn sau khi được công đoàn cấp trên công nhận. Bên cạnh đó, công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp thực hiện các hoạt động như quy định của Luật công đoàn.

3. Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở

Hướng dẫn làm dấu công đoàn cơ sở
Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở

Doanh nghiệp cần thỏa mãn được những điều kiện thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp được nêu rõ tại Điều 5 Nghị định số 98/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

  • Công đoàn cơ sở phải được thành lập ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp.
  • Có tối thiểu 05 đoàn viên hoặc người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.

4. Có bắt buộc thành lập công đoàn cơ sở không?

Hướng dẫn làm dấu công đoàn cơ sở
Có bắt buộc thành lập công đoàn cơ sở không?

Chiếu theo quy định tại Điều 6 Luật Công đoàn 2012 số 12/2012/QH13 về nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn quy định như sau sau:

  • Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
  • Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
    Pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp thành lập công đoàn bởi tổ chức công đoàn được thành dựa trên sự tự nguyện của các thành viên tham gia.

Xem thêm:

Xem thêm:

5. Thành lập công đoàn mất bao nhiêu ngày?

Hướng dẫn làm dấu công đoàn cơ sở
Thời hạn thành lập công đoàn

Tối đa 06 tháng sau khi thành lập và bắt đầu hoạt động, công đoàn các cấp (công đoàn ngành, công đoàn khu chế xuất, khu công nghiệp, công đoàn địa phương) liên kết với doanh nghiệp để thành lập công đoàn. Việc thành lập công đoàn giúp đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động theo như quy định tại Luật Lao động, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Luật Công đoàn.

Sau mức thời gian quy định mà doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn, công đoàn cấp trên có thể chủ định ban chấp hành công đoàn lâm thời để đại diện bảo vệ các lợi ích chính đáng cho người lao động tại doanh nghiệp.

Xem thêm:

Xem thêm: ?

7. Xử phạt vi phạm quyền thành lập công đoàn

Hướng dẫn làm dấu công đoàn cơ sở
Xử phạt vi phạm quyền thành lập công đoàn

Căn cứ theo nội dung về mức xử phạt vi phạm quy định bảo đảm thực hiện quyền công đoàn tại Điều 14 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  1. Không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn;
  1. Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác công đoàn;
  1. Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động công tác công đoàn;
  1. Không cung cấp thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác theo hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Theo như quy định trên, hiện tại theo luật Công đoàn có 02 mức phạt vi phạm quyền công đoàn phụ thuộc vào mức độ vi phạm. Cụ thể như sau: