Hướng dẫn lập dự toán mua sắm thiết bị năm 2024

Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 35 Luật Đấu thầu: Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.

Do vậy, đề nghị căn cứ quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 35 Luật Đấu thầu và nội dung mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ để xác định toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.

Trên đây là ý kiến của Bộ Tài chính, đề nghị quý độc giả nghiên cứu quy định hiện hành về đấu thầu để thực hiện theo đúng quy định.

Gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên hiện nay có còn xác định giá thị trường thông qua 03 báo giá của các nhà cung cấp không?

Gói thầu của anh là gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên nên sẽ căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 58/2016/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 68/2022/TT-BTC như sau:

Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng gói thầu
Nội dung của từng gói thầu bao gồm:
1. Tên gói thầu.
2. Giá gói thầu.
a) Trên cơ sở dự toán mua sắm được phê duyệt, giá gói thầu được xác định căn cứ ít nhất một trong các tài liệu sau đây để sát giá thị trường:
- Giá thị trường được tham khảo từ ít nhất 03 báo giá của các nhà cung cấp khác nhau trên địa bàn tại thời điểm gần nhất, tối đa không quá 90 ngày trước ngày trình cơ quan thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trong trường hợp không đủ 03 nhà cung cấp trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác hoặc từ các nguồn thông tin do cơ quan có thẩm quyền, tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố;
- Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật giá;
- Giá trúng thầu của gói thầu mua sắm loại hàng hóa tương tự trong thời gian trước đó gần nhất, tối đa không quá 90 ngày;
Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.
b) Trường hợp có căn cứ xác định giá thị trường có sự biến động so với giá đã được phê duyệt (tham khảo từ các báo giá, kết quả thẩm định giá, giá trúng thầu của gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự), người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu quyết định việc cập nhật giá gói thầu trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.
c) Trường hợp quy định pháp luật chuyên ngành có quy định về xác định giá gói thầu thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
...

Do đó, hiện tại nguyên tắc và tiêu chí xác định giá thị trường thông qua việc tham khảo 3 báo giá vẫn đang có hiệu lực thực hiện. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những căn cứ giá gói thầu thôi anh nha, ngoài ra có thể căn cứ vào các tiêu chí khác được liệt kê nêu trên.

Dự toán mua sắm thường xuyên (Hình từ Internet)

Dự toán mua sắm thường xuyên có phải là căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ không?

Theo Điều 10 Thông tư 58/2016/TT-BTC, được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Thông tư 68/2022/TT-BTC có quy định như sau:

Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ
1. Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho yêu cầu công việc.
2. Quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền (quy định tại Điều 5 Thông tư này).
3. Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có).
4. Có nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
5. Dự toán mua sắm thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp được sử dụng của cơ quan, đơn vị.
6. Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc các báo giá của các nhà cung cấp (nếu có).

Theo đó, kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ được lập dựa trên những căn cứ nêu trên và trong đó có dự toán mua sắm thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp được sử dụng của cơ quan, đơn vị.

Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 9 Thông tư 58/2016/TT-BTC như sau:

Chủ đề