Huyện đông sơn tỉnh thanh hóa thuộc vùng mấy

Phường Đông Sơn có diện tích 0,84 km², dân số năm 2019 là 11.089 người, mật độ dân số đạt 13.201 người/km².

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước cách mạng, địa giới phường hiện nay thuộc làng Lai Thành.

Sau cách mạng tháng Tám, địa bàn phường hiện nay khi đó thuộc địa giới xã Đông Hải.

Năm 1971, xã Đông Hải được sáp nhập vào thị xã Thanh Hóa.

Đến năm 1994, thành lập phường Đông Sơn trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Đông Hải.

Đông Sơn nằm bên tuyến kênh Nhà Lê, là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam từ kinh đô Hoa Lư đến Đèo Ngang và được xem là tuyến đường Hồ Chí Minh trên sông vì những đóng góp cho các cuộc chiến tranh của người Việt.

Kinh tế - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Phường nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố, dọc theo quốc lộ 47 nối liền thành phố Thanh Hóa với thành phố Sầm Sơn. Trên địa bàn phường có chợ Đông Thành là chợ đầu mối phía đông của thành phố Thanh Hóa.

Làng trẻ em SOS Thanh Hóa là nơi nuôi dạy những em nhỏ mồ côi hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Trường tiểu học Hermainn Gmeiner được khánh thành trước khi bước vào năm học 2010, là mô hình trường ngoài công lập thuộc Làng SOS Việt Nam nhằm phục vụ chăm sóc, giáo dục cho trẻ em làng SOS tỉnh Thanh Hóa. Quy mô trường gồm 10 lớp học với số lượng có thể tiếp nhận khoảng 40 học sinh.

Trên địa bàn phường có trường THPT chuyên Lam Sơn - một trong những trường trung học phổ thông chuyên đầu tiên của cả nước và duy nhất của tỉnh Thanh Hoá, tuyển chọn và đào tạo học sinh năng khiếu cấp THPT các môn văn hóa, ngoại ngữ trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa; cùng với đó là trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa, trường chuyên biệt dành cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa.

Đền thờ nữ thần Thủy Tinh công chúa nằm ở ngã ba sông: sông Nhà Lê, sông Cầu Cốc và sông Quảng Châu.

Theo Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/01/2020) và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, thì mức lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp ở địa bàn tỉnh Thanh Hóa như sau:

Vùng – Mức lương tối thiểu

Quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh

Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng

- Thành phố Thanh Hóa, Sầm Sơn.

- Huyện Tĩnh Gia, Đông Sơn, Quảng Xương.

Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng

- Huyện Mường Lát, Quang Hóa, Bá Thước, Quan Sơn, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thọ Xuân, Thường Xuân, Triệu Sơn, Thiện Hóa, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Như Xuân, Như Thanh, Nông Cống.

Bạn đọc hỏi: Lương tối thiểu vùng tại tỉnh Thanh Hoá cao nhất bao nhiêu, sắp tới có điều chỉnh lương tối thiểu vùng ở đây không?

Huyện đông sơn tỉnh thanh hóa thuộc vùng mấy
Ảnh minh hoạ: Mạnh Cường.

Công ty Luật TNHH YouMe cho biết, hiện nay, vẫn chưa có quy định chính thức nào về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng. Do vậy, mức lương tối thiểu vùng tại Thanh Hóa cũng như cả nước vẫn được tiếp tục áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Trong đó, tại khu vực Thanh Hóa, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng theo mức lương của vùng III và vùng IV.

Các thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn và các huyện Đông Sơn, Quảng Xương, thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn, mức lương tối thiểu vùng theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng; mức lương tối thiểu vùng theo giờ là 17.500 đồng/giờ.

Các địa bàn còn lại, mức lương tối thiểu vùng theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng; 15.600 đồng/giờ.

Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất, người lao động và doanh nghiệp sẽ dựa vào đó để thỏa thuận mức lương chi tiết chứ không phải là mức lương chính thức cho người lao động.

Theo đó, mức lương thỏa thuận đối với người lao động tại Thanh Hóa không được thấp hơn mức lương tối thiểu hiện tại.

Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.

- Huyện Mường Lát, Quang Hóa, Bá Thước, Quan Sơn, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thọ Xuân, Thường Xuân, Triệu Sơn, Thiện Hóa, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Như Xuân, Như Thanh, Nông Cống.

Đông Sơn là một phường thuộc thành phố Thanh Hóa, nằm cách trung tâm tỉnh lỵ Thanh Hóa 3 km về phía Đông. Có tọa độ địa lý 19047' vĩ độ Bắc, 105045' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp xã Đông Hương và Đông Hải; phía Nam giáp xã Quảng Thành; phía Đông giáp xã Quảng Hưng; phía Tây giáp phường Lam Sơn và phường Đông Vệ.

Diện tích tự nhiên toàn phường là 98,55 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp trên 8,5 ha, còn lại là đất thổ cư và các loại đất khác. Dân số 2322 hộ, 11.002 khẩu.

Điều kiện tự nhiên của phường Đông Sơn nằm trong vùng trung tâm đồng bằng châu thổ sông Mã với địa hình bằng phẳng. Thuở xưa nơi đây đất đai phù hợp trồng cây lúa nước, hoa màu. Hiện nay, đất canh tác nông nghiệp không còn, chỉ có một số đất ao, vườn liền kề nơi cư trú của một số hộ dân.

2. Khí hậu: Với vị trí địa lý nói trên đã mang lại cho phường Đông Sơn đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng châu thổ ven biển Thanh Hóa (cách biển trên 10 km). Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao, có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, nhưng rõ rệt là mùa Đông nhiệt độ xuống thấp khô lạnh và mùa hè nóng ẩm. Mưa ở mức trung bình có xu hướng tăng dần và mưa to ở tháng 9, bị ảnh hưởng của gió Tây khô nóng và hạn. Nhiệt độ trung bình năm 23 - 240, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 41,50C, thấp nhất có khi xuống dưới 100C. Mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10). Mưa phùn vào các tháng cuối mùa Đông (tháng 1, 2 và 3). Điều kiện khí hậu đã tạo thuận lợi cho địa phương phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Song thiên tai khắc nghiệt với rét đậm, rét hại, hạn hán bão lụt vẫn đang là thử thách gây khó khăn trong sản xuất và đời sống nên địa phương cần chủ động có kế hoạch đề phòng và khắc phục...

3. Sông ngòi: Trên địa bàn phường là nơi hợp lưu của 3 con sông Cầu Cốc, Nhà Lê(1) và sông Lai Thành. Sông Cầu Cốc đã có từ thời Nguyễn (thế kỷ XIX) còn được gọi là sông đào Bến Ngự nối sông Mã với sông nhà Lê ở cầu Bố (Bố Vệ) chảy bao quanh phường Đông Sơn ở phía Tây Bắc (giáp giới phường Lam Sơn). Sông Nhà Lê ở phía Tây Nam (giáp phường Đông Vệ) chảy vệ. Hai con sông này đổ vào sông Lai Thành tại ngã ba sông gọi là Vực Vặng (phố Lê Thánh Tông nơi có phủ Vặng). Sông Lai Thành (còn gọi sông Lan) là con sông chảy qua trung tâm Phường (liền kề Công sở phường). Thuở xưa lòng sông Lai Thành nhỏ hẹp, quanh co. Từ năm 1974, thực hiện công trình thủy lợi nắn dòng sông thẳng qua xã Quảng Châu (huyện Quảng Xương) đổ ra sông Mã tại địa phận xã này nên còn gọi là sông tiêu thủy Quảng Châu. Do công tác thủy lợi tiêu thủy được nhà nước chú trọng nên trên địa bàn Phường không còn hiện tượng ngập úng trong mùa mưa như trước đây.

4. Về giao thông: Đường thủy: Những con sông chảy qua địa phận phường nói trên từ xưa đã trở thành tuyến đường thủy để thuyền, bè ra sông Mã, ngược lên rừng, xuôi xuống biển hoặc ra tỉnh ngoài. Sông Nhà Lê thuyền bè còn vào phía Nam tới các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình... Đường bộ, qua phường Đông Sơn có Quốc lộ 47 (trước đây là Tỉnh lộ số 8) chạy theo hướng Đông - Tây từ Sầm Sơn qua trung tâm thành phố Thanh Hóa đi các huyện phía trong tỉnh và tới mọi miền đất nước.Các đường phố của phường bao gồm: Đường Lê Lai (Đoạn Quốc lộ 47 chạy qua) theo hướng Đông - Tây là trục đường chính. Hai bên đường Lê Lai có các đường ngang: Lê Thánh Tông, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, Lương Đắc Bằng, Đặng Tất, Nguyễn Siêu, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Trần Bình Trọng, Đỗ Hành, Dã Tượng, Yết Kiêu. Theo Quyết định.... năm 2021, phường Đông Sơn thành lập....Hiện nay, các đường phố của phường đều được rải nhựa, hoặc cấp phối tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội.

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHƯỜNG ĐÔNG SƠN Phường Đông Sơn được hình thành trên cơ sở vùng đất thuộc các làng cũ Lai Thành và một phần thôn Hương Bào Ngoại (xã Đông Hương). Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, làng Lai Thành thuộc xã Đông Hải; làng Bào Ngoại thuộc xã Đông Hương, huyện Đông Sơn. Phường Đông Sơn được thành lập trên cơ sở vùng đất các làng Lai Thành, Hương Bào Ngoại. Đây là những làng đã có từ lâu đời, trong quá trình phát triển vùng đất nơi đây đã đón nhận nhiều cư dân trong, ngoài tỉnh đến cùng cộng cư. Họ đã đem theo nhiều ngành nghề đa dạng với nếp sống văn hóa mang dáng vẻ của nhịp sống đô thị. Cuối năm 1972, UBHC thị xã cho thành lập Khối Lai Thành trực thuộc Tiểu khu Hoàng Hoa Thám(1 ), thị xã Thanh Hóa. Ngày 3 tháng 7 năm 1981, UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định số 511/TC/UBTH về việc thống nhất tên gọi các phường trong nội thị, Tiểu khu Hoàng Hoa Thám chuyển thành phường Lam Sơn. Riêng khối Lai Thành chuyển thành phường Đông Sơn, phường Đông Sơn ổn định về hành chính và tên gọi đến nay. Thực hiện Quyết định số 1277 TC/UBTH ngày 4 tháng 10 năm 1993 của UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 1994 UBND thành phố Thanh Hóa đã ra Quyết định số 119 TC/UBTP phê chuẩn phường Đông Sơn gồm 15 phố. Thực hiện Quyết định 3110/QĐ-UBND ngày 18/7/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án sáp nhập tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, UBND phường đã thực hiện sáp nhập các tổ dân phố trên địa bàn phường từ 15 tổ dân phố còn 9 tổ dân phố, toàn phường có 13 chi bộ.

III. DI TÍCH

Được thành lập trên cơ sở vùng đất thuộc các làng cũ Lai Thành, một phần làng Hương Bào Ngoại nên phường Đông Sơn là vùng đất đã được các thế hệ nơi đây nối tiếp nhau xây dựng và còn lưu giữ đậm nét nguồn văn hóa vật thể và phi vật thể vùng ven sông Lai Thành cổ với Đền Phủ, phong tục tập quán truyền thống, truyện kể dân gian, lễ hội...Tục thờ cúng tổ tiên (tại gia đình, dòng họ), tín ngưỡng thờ thánh thần có công với xóm làng, đất nước qua các thời kỳ lịch sử ở đền, phủ... là nét đẹp văn hóa hướng về cội nguồn đã được nhân dân địa phương giữ gìn, tôn tạo. Tại gia đình giữ nếp cổ truyền thờ cúng gia tiên, các dòng họ có nhà thờ họ, hoặc bàn thờ họ do Trưởng tộc đứng đầu.