Ielts 8.0 cần bao nhiều từ vựng

Note: đừng quên tham gia Hội luyện thi IELTS trên Scholarship Planet

Chính mình cũng khá bất ngờ bởi quyết định viết cái note nè chỉ diễn ra trong vòng 24 giờ sau khi đọc được câu hỏi của bạn Diệp trên wall của Hội. Rõ ràng 8.0 không còn là niềm mơ ước mà đã là mục tiêu của nhiều bạn trẻ khi học ngoại ngữ hiện nay. Bản thân mình hi vọng khi viết note này sẽ khuyến khích được những bạn có khả năng học bằng cách mang đến một cái nhìn thực tế và khách quan nhất về band điểm chót vót này.

               A/Để trả lời câu hỏi làm thế nào để lấy 8.0 thì chúng ta phải ngược về câu hỏi “band 8 đòi hỏi bạn những điều gì?” Câu trả lời sẽ gồm những điều sau đây:

               1/ Về từ vựng: cực kì dễ nhận ra những bạn nào xứng đáng với điểm 8.0 IELTS bởi vốn từ vào loại “khủng” ở mức độ gần như không có chủ đề nào có thể làm khó anh ấy. Mình có một người bạn nguyên là thủ khoa tốt nghiệp trường Luật-Hà Nội, có lần ngồi nói chuyện khi mình bảo mình học Y, bạn ấy liền nói: “Ôi thế ah, tớ cũng biết nhiều từ tiếng Anh chuyên ngành Y lắm, rồi kể ra đủ thứ tên ho gà, bạch hầu, uốn ván…” Mình tròn mắt ngồi nghe rồi tự nghĩ “đến mình học Y còn vất vả mới nhớ nổi mấy cái của nợ đó, trong khi bạn í dân Luật hẳn hoi ngồi đọc vanh vách. Người ta bảo “khác nghề như cách núi” từ về Luật nửa chữ mình cũng ko biết nên chả có gì ngạc nhiên khi mấy tháng sau nghe bạn ấy khoe đc 8.0 overall. Tất nhiên nghe thế thôi chứ mình không thể help cả nhà bằng cách post 1 đống tên bệnh lên page, làm thế chỉ tổ các members “bỏ page chạy lấy người” ah.

                    2/ Về listening, để đạt được ngưỡng điểm 7.5 hay 8.0 là những bạn này có thể “nghe rõ được từng từ” của bài Cam. Đây là điều có thật khi người bản ngữ hẳn hoi đi thi không chuẩn bị gì cũng chỉ được 7.5 do khi làm listening IELTS là bạn đang làm 3 việc 1 lúc : nghe tapes, đọc câu hỏi và viết câu trả lời. Như thế nghe được không thôi chưa đủ 9.0 mà phải viết ra cực kì chính xác nữa chứ thiếu “s” hay mạo từ là đều vứt đi cả. Để đạt được điều này sẽ có một vài con đường mà mình sẽ trình bày tiếp theo nhưng mình muốn nhấn mạnh với mọi người là đừng phí tiền đi học lò nhằm lấy 8.0 Listening bởi các trung tâm VN chỉ chăm chăm dạy mấy cái tips or tricks đối với từng dạng câu hỏi như thế nào, highlight keywords ra sao mà thực ra những cái này chỉ có giá trị loanh quanh với tầm band 6, band 7. Còn để thực sự bật lên band 8 thì bạn phải giải quyết được cái gốc của vấn đề là “nghe được rõ ràng nó nói gì” lúc đó keywords cũng chả còn giá trị nữa vì các từ đều nghe được như nhau cả. Những câu phân loại thí sinh của bài listening đều là những đoạn nói nhanh không nhấn âm hoặc thông tin cần điền đến trước khi keywords của đề bài xuất hiện nên nó kiểm tra chính xác được khả năng nghe thật sự của thí sinh bởi không một tips nào có thể hỗ trợ được hết cả. Như thể để đạt được 8.0 thì đồng nghĩa với việc phải vượt qua những câu hỏi khó đó mà lúc này thì không còn gì khác ngoài khả năng nghe của chính mình thôi.

Như vậy việc cần làm của bạn bây giờ là phải check xem mình đã ready cho band 8 Listening chưa bằng cách ôm 1 đề Cam ra tập trung nghe nhưng không làm bài tập. Cũng đừng vội bỏ cuộc khi thấy còn một số từ mình chưa nghe rõ mà phải tìm hiểu tại sao mình không nghe được nó. Thường chỉ có 2 lý do là: thứ nhất, nghe được từ nhưng không rõ các âm của nó (ending sounds or voiceless consotant). Vậy lỗi ở đây thuộc về nhận ra âm tiết chẳng hạn khi bạn không phân biệt được 2 âm /s/ và /z/ trong các plurals. Do đó cần đọc lại bảng âm tiết để lần sau ko mắc lỗi đó. Nếu cần xem lại quy tắc chuyển âm đối với danh từ số nhiều chẳng hạn câu mà hồi bé mình đọc được từ một cuốn truyện cũ:

“s” kia phải phát thành “xờ” (s)

Ngoài ra vẫn phải đọc “zờ” như nhau.

Câu này nghĩa là âm “s” số nhiều nếu xuất hiện ở những danh từ có tận cùng bằng các phụ âm thuộc nhóm âm gió (voiceless consonants) chẳng hạn “k”, “p”,”ph” ”th” (kia phải phát thành) thì sẽ đọc là âm /s/ trong tiếng Anh  còn nếu các danh từ khác thì lúc đó “vẫn phải đọc “zờ” như nhau”. Chính vì thế nên khi nghe“books” thì nhiều bạn viết được ra đúng là “books” còn magazines thì toàn bị thiếu “s” do ở từ này khi chuyển sang số nhiều thì âm cuối là /z/ nên members ko nhận ra kịp.

Xử lý xong vấn đề với âm tiết rồi mà vẫn không nhận ra được đó là từ gì thì hiển nhiên chỉ còn 1 khả năng: nó là từ mới mình chưa biết. Vậy thì phải bổ sung vốn từ thôi. Đến đây nhiều bạn kêu um lên:” Trời ơi section 4 toàn chủ đề lạ hoắc ai mà biết được hết từ vựng ah?” Thế nên mình mới bảo cái này chỉ dành cho band 8 thôi bởi thực sự ở giai đoạn này topic sẽ không còn khả năng gây nhiều khó dễ cho bạn nữa.

Nếu vẫn thấy bài Listening Cam còn nhiều chỗ chưa nghe được, quay lại BBC News hoặc bài note “cách tự học listening” của mình (dành cho Listening 6.5 đến 7.5) và thử các module nhóm 3 xem nghe được hơn chưa. Nếu thấy ổn rồi thì level của bạn nằm ở đó, còn nếu không thì phải tiếp tục check xuống nhóm 2 hoặc 1 để biết mình đang xuất phát điểm ở chỗ nào rồi mới luyện tiếp tục được.

 3/ Về bài reading thì band 8 đòi hỏi bạn phải vượt qua những câu khó mà đa số level thấp hơn thường làm sai. Có 2 lý do mà người ta dễ vấp ngã ở những câu này, thứ nhất là không tìm thấy câu trả lời trong bài text. Với những câu thông thường, có thể scan hay skim để tìm ra nhưng với những câu phân loại điểm thì đừng mong cái đó phát huy tác dụng mà chỉ có thể “deep into the text” mà tìm thôi (lời khuyên của 1 bác 8.0 bên Ấn Độ). Để đạt được điều đó thì phải cần một tốc độ đọc đáng kể cùng với vốn từ tương đối đa dạng. Chính vì thế thời gian học ở ACET thầy giáo đã yêu cầu mình phải luyện cách tăng tốc độ xử lý thông tin bằng cách đọc theo cụm từ thay vì từng chữ rời rạc kết hợp với nâng cao vốn từ.

                 Như thế cùng với listening, bản chất của band 8 là phải giải quyết cái gốc của vấn đề khi mà “bài nghe thì phải nghe được” còn “bài đọc thì phải đọc thực sự” chứ không phải chăm chăm đi tìm keywords hay scan skim gì sất. Tất nhiên cái “deep into the text” không thể áp dụng với band 5 hoặc 6 bởi may ra  members làm đc 2 câu kiểu này là hết giờ luôn ah. Như thế mỗi trình độ, mỗi câu hỏi cần một chiến thuật khác nhau đầy linh hoạt.

Lý do thứ 2 mà mọi người trả lời sai là khi đã locate được câu trả lời rồi nhưng không hiểu sâu sát ý của câu hỏi cũng như bài text mà chọn phương án sai. Cái này được minh chứng rất rõ ở loạt bài Yes/No/Not given với trò lừa đảo đánh vào nghĩa của từ, cách diễn đạt + synonyms. Lại một lần nữa quay lại vấn đề từ vựng của band 8 khi không chỉ giới hạn trong mấy cái tên bệnh điên khùng mà còn cách sử dụng và vô số những điều xung quanh nó.

4/ Điểm cuối cùng của người lấy 8.0 là điểm thành phần của 2 kĩ năng nói và viết phải có ít nhất một môn lớn hơn hoặc bằng 7. Mình vẫn nhớ có 1 bạn tên dài dài lạ lạ bên OSC post điểm IELTS của bạn í, trong đó điểm thành phần listening 9.0, reading 8.5, writing 6.5 và speaking 6.0 và overall 7.5. Chính 2 điểm 6 và 6.5 của nói + viết đã kéo overall của bạn đó xuống 7.5 trong khi nếu chỉ cần thêm 1 con 7 thì sẽ là 8.0 tròn. Như vậy để tránh lặp lại điều đáng tiếc như bạn thì chúng ta cần kiếm ít nhất điểm 7.0 ở 2 kĩ năng nghe hoặc nói.

- Về speaking: Bản thân mình cũng đã có 1 note về speaking 7.0 trong đó các bạn sẽ thấy cũng giống như hai kĩ năng nghe và đọc mình lại yêu cầu mọi người quay về giải quyết cái gốc của vấn đề là “nói tiếng Anh theo cách người bản ngữ nói” bằng cách xem lại bảng các âm tiết tiếng Anh nhằm loại đi càng nhiều các Vietnamese accent càng tốt. Nếu không nhận ra và sửa được cái này thì dù bạn có nói hay đến mấy mà giám khảo không nghe được thì mọi thứ đều đổ sông đổ bể. Tất nhiên khi mới post lên mình cũng hơi buồn vì không nhận được nhiều feedback với nó (mà nếu có thì đa phần là comments linh tinh, lạc đề) nhưng không sao bởi nó là level cao nên chưa có nhiều người quan tâm + xem xét cẩn thận chứ ko phải là ko có giá trị học thuật. Ngoài ra còn một điểm hạn chế nữa mà mình mới phát hiện ra nhưng chưa update vào note speaking for band 7 đó là mình học tiếng anh qua news nên khi nói intonation ko tốt bằng những bạn học qua phim đâu. ^^

 Với điểm 7 writing thì bên cạnh từ vựng, ngữ pháp thì mình nhận thấy điểm khác biệt nổi bật nhất của các bài band 7, 8, 9 đó là tính mạch lạc (coherence and cohesion) về ý cần diễn đạt. Cái này có được không phải do dùng thật nhiều linking words and academic words hay tống thật nhiều cấu trúc phức tạp mà nó là kết quả của quá trình nghĩ và xử lý thông tin, kiến thức bằng tiếng Anh rất hiệu quả nhằm diễn đạt rõ ràng nội dung mình muốn truyền tải. Nếu không có điều này thì tất cả những words hay phrases hay clauses dù có thú vị đến mấy nhưng cũng không gắn kết được với nhau trong 1 văn cảnh mà cứ như là những mảnh ghép rời rạc của một bức tranh dang dở. Vậy nên bên cạnh việc post cụm cho mọi người đặt câu thì mình vẫn lụi cụi đi post đề writing để cả nhà viết bởi  vì 1 câu chưa làm nên điều gì mà phải đặt nó trong toàn văn cảnh mới thấy được khả năng tiếng Anh của bạn.

Như thế để thấy, thực ra để viết tốt thì phải tập xử lý thông tin tiếng Anh tốt qua 2 hình thức bổ trợ lẫn nhau là đọc bài viết tiếng Anh và suy nghĩ bằng tiếng Anh. Nếu không làm cái này thì về bản chất, mỗi lần viết bài của bạn đều chỉ gói gọn trong việc “thô bạo” nhặt từng từ rồi ấn nó đứng cạnh nhau mà thôi.

                    B/ Con đường đến 8.0

Thực ra mình có thể tạm phân loại những người đã lấy 8.0 IELTS (mà mình đã biết) vào 2 nhóm chính:

  Nhóm 1: mình chỉ tìm được 2 đại diện (trong đó có bạn thủ khoa Luật). Nhóm này đều là những chuyên gia phân tích văn bản tiếng Anh về luật hay báo chí nên hiển nhiên họ có vốn từ rộng cùng khả năng xử lý văn bản cực siêu. Ko cần nói thì cả nhà cũng biết writing của nhóm này không bao giờ dưới 7. Tất nhiên nhóm này chúng ta không cần quá quan tâm vì xác định luôn là không bao giờ chúng ta bắt chước họ được.

 Nhóm 2: nhóm 2 là nhóm chịu ảnh hưởng của môi trường tiếng Anh tự nhiên nhất bao gồm những cựu du học sinh Việt Nam, và dân chuyên ngoại ngữ và những bạn đam mê học tiếng Anh. Họ học tiếng Anh qua đời sống:  chương trình TV, phim nước ngoài và sách ngoại văn… Hiển nhiên số thành viên của nhóm này hơn hẳn nhóm 1. Thực ra chỗ này sẽ có bạn thắc mắc bởi cứ cho là nghe + coi nhiều là tăng vốn từ + kĩ năng nghe, thế còn ngữ pháp  + kĩ năng đọc và viết thì như thế nào? Câu trả lời của mình là có 2 nguồn có thể học điều này là sách ngoại văn và phim tiếng Anh. Thậm chí bạn Luân còn đã từng đề nghị mình “chị nên xem ít nhất 5 lần phim Lord of the Rings (3 phần) để học ngữ pháp cũng như pronunciation and intonation của nó@@”. Nếu học được ngữ pháp kiểu này là một giải pháp tuyệt vời vì nó hết sức tự nhiên, thoải mái chứ không bó hẹp trong những công thức sách vở nặng chình chịch. Ngoài ra ở địa chỉ về đánh giá phim www.imdb.com mình có thể vào phần review phim để xem cách người ta viết, vừa biết nội dung phim vừa học cách hành văn. Dần dần mình cũng tập viết review những phim mình thích và khi đó trình độ writing sẽ khá lên rất tự nhiên. Dĩ nhiên cách này chỉ phát huy tác dụng với những ai có niềm yêu thích với các thể loại phim mà thôi.

Tóm lại con đường 8.0 không có dấu chân của người cày bộ đề hay bài vở bởi từ vựng, ngữ pháp của họ lấy từ công việc, cuộc sống hay niềm đam mê chứ không có ai học nổi từ cuốn 22000 từ IELTS hết cả. Cũng không có ai học nhóm, gia sư và càng chẳng có ai ra trung tâm hết bởi 8.0 là “vẻ đẹp tự nhiên” gần với người bản ngữ nhất mà không có tips trick nào tạo ra được. Thỉnh thoảng nếu ra trung tâm thấy quảng cáo học sinh này được 8.0 sau khi kết thúc khóa học ở đây thật ra chỉ là 1 chiêu thu hút bởi những bạn đó đều đã có 1 nền tảng tiếng Anh rất ổn rồi, họ ra trung tâm trước khi thi chỉ là để làm quen với dạng bài, bộ đề, đồng thời thu lượm những điều lưu ý mà thầy cô nhắc nhở (kiểu đọc câu hỏi trước rồi làm bài) mà thôi.

Cuối cùng, viết xong mình tự hỏi sau bài viết nè liệu có bao nhiêu bạn muốn học lấy 8.0 đây nhỉ? ^^

By Minh Hoa