Kế hoạch tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học

Trong mỗi nhà trường, ngoài nhiệm vụ giảng dạy kiến thức còn có một nhiệmvụ không kém phần quan trọng là trang bị cho học sinh về phòng tránh tai nạn thương tích, trong đó có việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm tại trường học. Kiên quyết nói “không” với thực phẩm bẩn là mục tiêu, cũng là nhiệm vụ quan trọng giúp tất cả học sinh có kĩ năng sống cơ bản nhất hiện nay khi đối mặt với cuộc sống thực tế ngoài xã hội. Là một trong những ngôi trường tiểu học có quy mô phát triển lớn nhất thành phố với hơn 2500 học sinh, nhà trường luôn nỗ lực quan tâm tới việc tổ chức các bữa ăn bán trú cho học sinh đảm bảo cho các em có một sức khỏe tốt, phát triển khỏe mạnh, đáp ứng niềm tin yêu của đông đảo các bậc phụ huynh.        Với thói quen trực quan sinh động, trẻ em tiểu học thường bị hấp dẫn bởi những món quà vặt nhiều màu sắc bắt mắt, hương vị lạ. Đôi khi, các em thường rủ nhau cùng mua và dùng chung một gói bánh, kẹo hoặc đồ ăn vặt của các hàng quán bên đường, không rõ nguồn gốc xuất xứ của món đồ ăn đã mua hoặc được cho. Sự việc vừa qua, một số học sinh lớp 10 của một trường trong thành phố bị ngộ độc khi dùng một loại kẹo màu không rõ nguồn gốc. Đây là hồi chuông cảnh báo để các nhà trường, các bậc phụ huynh và các em học sinh cần quan tâm và tự trang bị kĩ năng phòng vệ, đảm bảo an toàn cho bản thân trước vấn đề thực phẩm bẩn nguy hại của xã hội.   Để giúp các bạn nâng cao hiểu biết và kĩ năng thực hành, ban chỉ huy Liên đội đã cùng nhau thống nhất ý tưởng và xây dựng kịch bản với chủ điểm của tháng. Có thể thấy sự hào hứng, say mê và nhiệt huyết của cô trò với nhiệm vụ của Liên đội đã đề ra. Tranh thủ các buổi ra chơi, cuối giờ học mỗi ngày, các em cùng nhau phân vai, tập luyện. Trong vòng 3 buổi tập luyện, vở kịch “Nói không với thực phẩm bẩn” đã hoàn thành.        Bằng sự dõng dạc, tự tin, các “diễn viên nhí” đã thể hiện hết mình để mang lại những tiếng cười, trầm trồ, thán phục và sự nhận thức sâu sắc: An toàn thực phẩm phải bắt đầu tự sự thay đổi nhận thức, hành động của mỗi cá nhân và của cả xã hội.

Cuối buổi tuyên truyền, các em đã cùng nhau giao lưu bằng bài nhảy dân vũ “Chicken Dance” hết sức vui vẻ. Nhìn những nét mặt hồn nhiên, ngây thơ của các em, các thầy cô giáo mong rằng các em sẽ luôn bình an, mạnh khỏe và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bản thân về an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.


 

Hy vọng, qua buổi tuyên truyền, các em nhận thức được đây không chỉ là các biện pháp hữu ích để các em chủ động bảo vệ chính mình mà còn góp phần giúp các em nâng cao tinh thần kiên quyết tẩy chay thực phẩm bẩn, hạn chế dần các nguy cơ về ngộ độc thực phẩm từ những thói quen hàng ngày, hướng tới một cuộc sống chất lượng, lành mạnh và tràn ngập niềm vui.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

PHÒNG GD&ĐT ĐỊNH HÓA

TRƯỜNG MN BÌNH THÀNH

 

             Số:  306/KH-MN

     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

                 Bình Thành, ngày 20 tháng 10 năm 2020

KẾ HOẠCH

Thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm

Năm học 2020-2021

Căn cứ Chỉ thị số 4316/2018/CT-BGDĐT ngày 12/10/20187 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường phối hợp chặt chẽ gữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương trong việc giáo dục, hướng dẫn trẻ em, học sinh thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong cac đơn vị trường học;

          Thực hiện kế hoạch số 157/KH-UBND kế hoạch triển khai công tác y tế trường học trên địa bàn huyện Định Hóa năm học 2020-20221;

Thực hiện kế hoạch số 297/KH-MN kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học Trường mầm non Bình Thành năm học 2020-2021;

          Căn cứ tình hình thực tế của Trường mầm non Bình Thành;

Để thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, Trường MN Bình Thành xây dựng kế hoạch triển khai Vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

I. Mục đích yêu cầu

1. Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường phải thực hiện nghiêm túc các quy định tại chỉ thị số 4316/2018/CT-BGDĐT ngày 12/10/20187 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương tr ong việc giáo dục, hướng dẫn trẻ em, học sinh thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong các đơn vị trường học.

2. Đảm bảo VSATTP trong nhà trường, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua đường thực phẩm.

3. Làm tốt và tham gia công tác tuyên truyền về VSATTP tới phụ huynh nhà trường và cộng đồng.

4. Giáo dục trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày ở trường.

5. Nhân viên nuôi dưỡng phải thực hiện các quy định về VSATTP trong chế biến thức ăn, thực hiện đúng quy định bếp một chiều.

6. Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo các điều kiện VSATTP.

 II. Nội dung:

1. Công tác tuyên truyền.

- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác VSATTP đến CBGVNV trong trường về "Pháp lệnh VSATTP”,”Luật An toàn thực phẩm” và các văn bản hướng dẫn của UBND huyện, Sở GD&ĐT và Y tế.

- Giáo dục cho học sinh có thói quen vệ sinh trong ăn uống thông qua các

 hoạt động giáo dục hàng ngày ở trường.

2. Cơ sở vật chất đối với bếp ăn:

- Bếp ăn phải thực hiện đúng mô hình “Bếp ăn 1 chiều” để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Có trạn úp bát để thuận tiện cho việc vệ sinh đồ dùng đảm bảo theo quy định.

- Có dụng cụ chứa thức ăn, bát, thìa bằng inox để dễ làm vệ sinh.

- Tủ lạnh lưu mẫu thức ăn 24/24 giờ, việc lưu mẫu thức ăn đã chế biến phải bảo quản đúng quy trình, quy định.

- Có thùng chứa rác có nắp đậy và đặt xa nơi chế biến, rác thải phải chuyển đi hàng ngày.

- Cống rãnh thường xuyên được thông thoát, không ứ đọng, không bốc mùi hôi gây ô nhiễm môi trường.

- Có nội quy, quy định về chế độ vệ sinh và đảm bảo ATVSTP.

3. Công tác nuôi dưỡng.

- Có ký kết hợp đồng mua thực phẩm để đảm bảo nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, đảm bảo chất lượng tốt, chú ý thực phẩm sẵn có ở địa phương.

- Xây dựng thực đơn hàng tuần, theo mùa, chú trọng cải tiến cac món ăn trong ngày hợp lý, đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ theo định lượng - khẩu phần.

- Thực hiện khâu cân nhập thực phẩm đủ các thành phần quy định (Lớp trực tuần, kế toán, nhà bếp, người phụ trách nuôi dưỡng)

- Thanh quyết toán hàng tháng với phụ huynh học sinh.

- Chế biến đúng thực đơn, đủ định lượng theo xuất ăn hàng ngày của trẻ.

4. Đối với cô nuôi dưỡng:

- Người trực tiếp chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống phải được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và nắm vững trách nhiệm về công việc của mình.

- Nhân viên nhà bếp, nhà ăn phải được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng, được khám sức khỏe định kỳ hàng năm sau khi tuyển dụng. Những người bị bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm trong danh mục quy định của Bộ y tế phải tạm thời nghỉ việc hoặc tạm chuyển làm việc khác cho tới khi điều trị khỏi.

- Không được để quần áo và tư trang của các nhân viên trong khu vực chế biến thức ăn cho trẻ.

- Khi chia thức ăn, phải dùng dụng cụ, không được dùng tay tiếp xúc với thức ăn, phải mang khẩu trang. Ban giám hiệu trực bán trú thường xuyên tổ chức kiểm tra giám sát nhân viên khi chia thức ăn đã nấu chín.

5. Đối với giáo viên:

- Tổ chức giờ ăn cho trẻ đúng quy định ( kê bàn ăn cho trẻ 6 trẻ/bàn)

- Chia ngay cho trẻ ăn sau khi lấy cơm từ nhà bếp về nhóm lớp.

- Đeo khẩu trang khi chia thức ăn cho trẻ, chia xong lần 1 phải đậy nắp thùng canh và thức ăn.

- Chuẩn bị khăn lau tay, đĩa đựng cơm rơi ở mỗi bàn.

III. Các biện pháp tổ chức thực hiện

- Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong CBGVNV qua các buổi họp hội đồng về thực hiện các quy định VSATTP, giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh xảy ra ở động vật, gia cầm.

- Phân công  đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách công tác nuôi dưỡng để xử lý những sự việc bất thường xảy ra.

- Hàng tuần tổ chức họp định kỳ với cô nuôi dưỡng, bộ phận bán trú để trao đổi, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời những tồn tại nếu có trong khâu quản lý, phục vụ, cung ứng thực phẩm.

- Thực hiện tốt việc thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh theo mùa hợp đồng với trạm y tế xã để phun thuốc định kỳ.

Trên đây là kế hoạch triển khai công tác vệ sinh ăn toàn thực phẩm của trường Mầm non Bình Thành năm học 2020- 2021. Yêu cầu tổ phục vụ bán trú, nhân viên nuôi dưỡng, giáo viên chủ nhiệm lớp, y tế nhà trường các tổ chuyên môn nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức nếu có gì vướng mắc cần báo cáo kịp thời với Ban giám hiệu nhà trường để giải quyết./.

   Nơi nhận:                                                                       HIỆU TRƯỞNG

-  BGH, Tổ CM;

- Toàn thể CB, GV, NV;

- Lưu: VT.

                                                                               Đinh Thị Thương         

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI VSATTP HÀNG THÁNG

Năm học 2020- 2021

Tháng

Nội dung công việc

Ghi chú

08/2020

- Kiểm tra vệ sinh môi trường, các trang thiết bị đồ dùng bán trú để mua sắm bổ sung.

- Hợp đồng với các cơ sở cung ứng thực phẩm  nguồn thực phẩm đảm bảo VSATTP

09/2020

- KT các điều kiện đảm bảo VSATTP ở bếp ăn ; VS bếp, dụng cụ chế biến, vệ sinh dụng cụ, đồ dùng bán trú của học sinh.

- KT nề nếp bán trú.

- Chuẩn bị HSSS đón đoàn kểm tra VSATTP

- Làm hồ sơ Cam kết ATTP

10/2020

- KT VSATTP; Tiếp nhận thực phẩm, quy trình chế biến, vệ sinh dụng cụ, đồ dùng bán trú.

- Kiểm tra lưu mẫu thức ăn.

- KT hồ sơ cá nhân của cô nuôi; sức khỏe, giấy chứng nhận kỹ thuật nấu ăn

- KT đồ dùng bán trú HS ở các lớp (Sl/ Hs, ký hiệu, VS sạch sẽ).

11/2020

- Kiểm tra toàn diện BT; VSATTP, chăm sóc học sinh.

- KT phòng chống dịch bệnh.

12/ 2020

- KT nề nếp bán trú.

- KT VSATTP và quy trình chế biến thức ăn.

- BC sơ kết

01/2021

- KT nề nếp bán trú.

- KT thực phẩm và thực đơn mùa đông.

- KT tổng vệ sinh đồ dùng bán trú.

02/2021

- Vệ sinh trường , lớp chuẩn bị nghỉ tết.

- KT VSATTP, Lưu mẫu thức ăn.

- Kiểm tra vệ sinh môi trường, bếp ăn , đồ dùng BT và các điều kiện sau nghỉ tết

03/2021

- KT toàn diện BT lần 2.

- KT nguồn cung ứng thực phẩm, phòng chống dịch bệnh.

- KT đồ dùng BT.

04/2021

- Tiếp tục KT vệ sinh môi trường nhóm, lớp. VSATTP – -- Triển khai “ Tháng hành động về chất lượng VSATTP”.

05/2021

- Triển khai tháng hành động về chất lượng VSATTP.

- Tuyên truyền về VSATTP đến toàn trường.