Kế toán thu mua khách sạn là gì năm 2024

Kế toán nhà hàng, khach sạn cần làm những gì? Công việc của một kế toán nhà hàng, khách sạn khá là vất vả và nhiều việc vì nó tổng hợp của nhiều loại hình doanh nghiệp như: Kế toán sản xuất, kế toán thương mại, kế toán dịch vụ.

Để có thể làm tốt công việc của một kế toán tổng hợp trong nhà hàng, khách sạn thì các bạn cần phải biết nhà hàng, khách sạn đó chuyên cung cấp các món ăn gì, dịch vụ? Các bạn phải:

- Xây dựng định mức nguyên vật liệu cho các món ăn, dịch vụ. - Xác định được giá thành của từng món ăn, dịch vụ. Chú ý: Bạn cần phải nắm vững những nguyên liệu tiêu hao cho một món ăn đó bao gồm những chi phí liên quan như: Nhân công, ga, điện, gia vị thực phẩm liên quan đến chế biến món ăn.v.v, để có thể tính được giá thành cho mỗi món ăn cụ thể. - Chi phí tiền Gas các bạn phải phân bổ ra

Công việc phải làm hàng ngày:

- Thu, chi tiền dịch vụ ăn, nghỉ của khách. - Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng. - Việc quan trọng nhất của kế toán nhà hàng là đầu vào đa phần mua của hộ kinh doanh cá thể hoặc nông dân, chính vì thế phải lập bảng kê mua hàng không có hóa đơn. Tải về: Bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn

- Khi xuất hóa đơn luôn phải có kèm bảng kê chi tiết từng món ăn (hoặc một tờ phiếu thanh toán bàn ăn đó). Dựa vào định mức các món ăn để kế toán lên được tổng hợp thực phẩm mà mình cần dựa vào đó để cân đối thực phẩm đầu vào. Xem thêm: Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng

- Tính giá thành cho từng món ăn, lên giá vốn cho từng hóa đơn. - Nhận các báo giá và theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung cấp. - Xem xét số lượng xuất hàng hàng ngày so với định mức tồn kho quy định. - Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng max đã quy định. - Báo cáo và có hướng xử lý với giám đốc về các trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng. - Định kỳ kiểm tra thực phẩm, nguyên vật liệu theo số lượng xuất nhập tồn và số lượng hàng hoá thực tế trong kho. - Hàng tháng, kết hợp cùng thủ kho, bếp trưởng kiểm kê số lượng hàng hoá tồn thực tế trong kho, bếp, bar và báo cáo Giám đốc. - Hạch toán khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC, chi phí dài hạn, ngắn hạn hàng tháng. Xem thêm: Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ - Xây dựng bảng lương cho nhân viên (Các bạn nên xây dựng thang bảng lương theo ca vì thông thường tại nhà hàng nhân thường làm việc theo ca như vậy sẽ hợp lý và thực tế hơn) - Kiểm kê thực tế tài sản, máy móc, công cụ hàng tháng.

Công việc cuối tháng, quý:

- Lên báo cáo nhập xuất tồn thực phẩm, nguyên vật liệu... - Báo cáo tình hình lãi lỗ cho Quản lý. - Kê khai thuế GTGT, TNCN... - Kê khai tạm tính thuế TNDN tạm tính quý. - Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. - Cuối năm lập báo cáo tài chính

Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế GTGT. TNCN, TNDN... tính lương, trích khấu hao TSCĐ....lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ... thì có thể tham gia:

Bạn đã biết nhiều về khách sạn và kế toán khách sạn nhưng về sơ đồ tổ chức bộ máy và công việc của từng bộ phần cụ thể như thế nào thì liệu bạn đã biết chưa ? Hãy cũng đội ngũ kế toán của AMA tìm hiểu về thông tin này ngay sau đây.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán khách sạn

Công việc cụ thể từng bộ phận

► Kế toán trưởng

Là người đứng đầu phòng kế toán, có quyền hạn và trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác chuyên môn đối với các nhân viên kế toán trong khách sạn.

Là người tham mưu cho Giám đốc về công tác kế toán tài chính, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về tổ chức và điều hành bộ máy kế toán tại khách sạn.

Lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho khách sạn theo luật định.

Kiểm soát công tác thu – chi hàng ngày, điều chuyển tiền dư vào tài khoản ngân hàng.

Kiểm tra và kí các chứng từ kế toán.

Kiểm soát các hợp đồng liên quan đến chi phí của khách sạn như: quyết toán các hợp đồng; tổng hợp đầu tư giá trị với thuế, ngân hàng; xây dựng và kiểm soát các quy trình liên quan đến vấn đề tài chính kế toán.

Quan hệ với các cơ quan chức năng: thuế, thanh tra, kiểm toán, chi cục quản lý tài chính doanh nghiệp,…

► Kế toán tổng hợp

Xử lý và tổng hợp số liệu kế toán từ các phần hành; hướng dẫn và quản lý chung

Thực hiện các bút toán ghi sổ tổng hợp cuối tháng

Hoàn tất các báo cáo của công ty hàng tháng; quyết toán các hợp đồng còn lại

Lập và phân tích giá thành sản phẩm

Làm việc trực tiếp với cơ quan thuế, ngân hàng liên quan đến quyết toán công trình

► Giám sát thu ngân

Lập danh sách lịch làm việc của nhân viên thu ngân hàng tuần

Giám sát thời gian làm việc và nghiệp vụ của các thu ngân

Lập biên bản những trường hợp sai phạm của nhân viên thu ngân và đề xuất biện pháp xử lý kỉ luật thích hợp

► Kiểm soát doanh thu

Kiểm tra việc hạch toán, nhập liệu doanh thu hàng ngày của các thu ngân

Đối chiếu doanh thu của các bộ phận hàng ngày

Kiểm soát giá cả hàng hóa, dịch vụ bán ra

Hỗ trợ kế toán công nợ trong công tác thu hồi công nợ

► Thống kê, đối chiếu hàng hóa bán ra

Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên captain order từ nhà hàng, từ bếp,…với số liệu của khách, số liệu của khách với hóa đơn GTGT để đảm bảo tính nhất quán của số liệu

► Kế toán chi phí, giá thành

Theo dõi các khoản chi phí với định mức của kế hoạch chi phí, đề xuất các trường hợp vượt quá định mức

Phân tích biến động của các chi phí, đề xuất các biện pháp quản lý chi phí, tài sản

Kiểm tra, phân bổ các chi phí khấu hao và lương vào các trung tâm chi phí

Kiểm tra, theo dõi các loại hợp đồng, đảm bảo hạch toán đầy đủ các chi phí theo đúng nguyên tắc

Kiểm soát giá cả, dịch vụ hàng hóa, yêu cầu tổ mua hàng hoặc bộ phận liên quan giải trình nếu có sai sót hoặc sự cố

Kiểm tra quy trình, thủ tục nhập – xuất của nhân viên cấp dưới

Theo dõi báo cáo vật tư, đối chiếu với báo cáo kiểm kê kho hàng tháng, phụ trách kiểm kê hàng hóa, vật liệu định kỳ

Hạch toán và phân bố giá vốn chi phí hợp lý

Xác định giá vốn phân theo các nhóm dịch vụ thích hợp

► Kế toán tiền mặt

Theo dõi tiền mặt VNĐ, tiền mặt ngoại tệ các loại

Lập phiếu thu – chi hàng ngày

Theo dõi số dư tức thời tiền mặt tại quỹ

Kiểm kê quỹ hàng quý

Theo dõi và báo cáo thu – chi tiền mặt

Báo cáo luân chuyển tiền tệ

In các bảng kê chứng từ hàng tháng giao cho bộ phận quản lý chứng từ

► Kế toán thuế

Kiểm tra và báo cáo thuế GTGT đầu vào và đầu ra, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo thời gian quy định

Quản lý và theo dõi các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước

Soạn thảo các công văn liên quan các vấn đề về thuế

Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc hỗ trợ và giải trình với các cơ quan thuế

► Kế toán TSCĐ, CCDC

Tổ chức ghi chép, phản ánh các số liệu liên quan đến TSCĐ, CCDC như: nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại, nguồn vốn, mục đích sử dụng, bộ phận sử dụng, nước sản xuất, ngày đưa vào sử dụng

Tính toán và phân bố khấu hao TSCĐ, phân bố chi phí CCDC hàng tháng vào chi phí hoạt động

Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá tình hình tăng giảm TSCĐ, CCDC

Kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ

Báo cáo tình hình bể vỡ của CCDC hàng tháng

► Kế toán ngân hàng

Theo dõi tiền gửi, tiền vay tại nhiều ngân hàng

Theo dõi chi tiết tình hình vay tiền, tính lãi, trả nợ gốc, số dư theo từng khế ước vay tại các ngân hàng, các đối tượng cho vay khác

Lập bảng kê vay vốn, thu hồi và kiểm tra các chứng từ gốc vay vốn, sắp xếp và hoàn trả chứng từ gốc cho bộ phận lưu trữ chứng từ

Kết hợp với kế toán công nợ phải thu để báo cáo tình hình công nợ phải thu một cách chính xác

Theo dõi tình hình thanh toán thẻ tín dụng của khách hàng, lập bút toán điều chỉnh chênh lệch tỷ giá

► Giám sát thu mua

Giám sát các hoạt động hàng ngày của nhân viên thu mua theo quy trình được phê duyệt

Điều phối hoạt động, lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất

Hướng dẫn công tác mua hàng, nhập hàng, cân đối với hạn mức tồn kho từng loại vật liệu

Kiểm tra chọn mẫu hàng tháng về giá cả và chất lượng

► Kiểm toán đêm

(Trong khách sạn, kiểm toán đêm (Night Auditor) là nhân viên thuộc bộ phận Tài chính – Kế toán, làm việc vào ban đêm tại khu vực tiền sảnh, đảm nhận nhiệm vụ chính là kiểm soát tất cả các hoạt động giao dịch hàng ngày và doanh thu của khách sạn. Tùy theo quy mô của khách sạn mà sẽ có 1 hoặc nhiều nhân viên đảm nhiệm vị trí công việc này.)

Kiểm tra chứng từ, sổ sách, kiểm kê bàn giao tiền mặt tại các quầy thu ngân

Chuyển hồ sơ chứng từ đến nhân viên kiểm soát doanh thu

Phụ trách thu ngân các quầy từ 23h hàng ngày

Báo cáo doanh thu từng vụ việc trong ngày

Báo cáo hàng bể vỡ

Đóng hệ thống POS

► Kế toán công nợ phải trả

Theo dõi hàng hóa mua vào theo từng mặt hàng, nhà cung cấp, hợp đồng

Theo dõi các khoản phải trả và thanh toán cho nhà cung cấp

Cập nhật các chứng từ bù trừ công nợ

Kết hợp với các kế toán bộ phận khác kiểm tra, đối chiếu công nợ phải trả cho các nhà cung cấp

Báo cáo tình hình công nợ và thời hạn thanh toán. Lập kế hoạch thanh toán hàng tháng

► Thủ quỹ

Quản lý, theo dõi các khoản thu – chi tiền mặt

Báo cáo tiền mặt tại quỹ vào cuối mỗi ngày

Nộp tiền vào ngân hàng khi tồn quỹ vượt mức theo quy định

Kiểm kê quỹ định kỳ và lập báo cáo kiểm kê vào cuối tháng

Chịu trách nhiệm về việc chi tiền ra theo đúng quy trình, quy định; giải trình các khoản tiền chênh lệch khi có yêu cầu

Kiểm soát sự biến động của ngoại tệ

Sắp xếp, lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán

► Nhân viên thu ngân

Thực hiện công việc thu ngân theo quy trình, quy định

Báo cáo và nộp tiền mặt cho thủ quỹ theo quy định

Kiểm soát nhân viên nhà hàng trong quá trình ghi nhận captain order, thu tiền và hoàn trả tiền thừa cho khách

Kiểm soát hàng hóa, dụng cụ bể vỡ tại khu vực phụ trách, lập biên bản, báo cáo đến

Thuê dịch vụ kế toán khách sạn ở đâu cho an tâm ?

Trong trường hợp bạn là một khách sạn nhưng chưa có đội ngũ kế toán riêng hãy tìm hiểu tới dịch vụ kế toán khách sạn trọn gói của AMA, một trong những dịch vụ kế toán được tìm kiếm nhiều nhất năm 2023 vừa quá và trong thời gian tới dịch vụ kế toán khách sạn cũng đang trở thành nhu cầu cần thiết.

Được khách hàng đánh giá là công ty cung cấp dịch vụ kế toán khách sạn tốt nhất tại khu vực miền Bắc và trên toàn quốc, AMA Group luôn đem lại sự hài lòng cho khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

Bộ phận kế toán trong khách sạn là gì?

Kế toán khách sạn là người thực hiện công việc ghi chép, thu nhận, xử lý tất cả thông tin liên quan đến tài chính của đơn vị kinh doanh khách sạn. Họ sẽ thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, xếp vào loại kế toán doanh nghiệp.

Income Auditor là gì?

Kế toán doanh thu, tiếng anh của nó là Revenue Accountant hay Income Auditor, là công việc kế toán chịu trách nhiệm thống kê, tổng hợp lại chứng từ bán hàng cũng như kiểm soát tình hình tài chính của khách hàng đó. Vì kế toán doanh thu cũng là một bộ phận nên nó chịu sự quản lí của kế toán trưởng.

Kế toán khách sạn lượng bao nhiêu?

Lương nhân viên Kế toán/Tài chính/Thu mua/ Thủ kho/ Thu ngân.

Công việc của nhân viên thu mua là gì?

Purchasing Staff còn có một tên gọi khác là nhân viên thu mua. Đây là những người phụ trách việc thu mua sản phẩm, nguyên liệu hay vật tư cho công ty dưới sự giám sát trực tiếp của quản lý mua hàng. Mục tiêu công việc của Purchasing Staff là thu mua những sản phẩm có chất lượng tốt nhất với mức giá cạnh tranh.

Chủ đề