Keo đất có cấu tạo gồm mấy phần

Bài 7: Một số tính chất của đất trồng

Câu 1 trang 24 sgk Công nghệ 10

Thế nào là keo đất? Nêu cấu tạo của keo đất.

Lời giải:

- Những phần tử có kích thước dưới 1 micro met, ở trạng thái lơ lửng trong nước, không hòa tan trong nước gọi là keo đất.

- Cấu tạo của keo đất:

+ Keo đất có một nhân.

+ Lớp ion quyết định điện nằm ngay phía ngoài nhân.

+ 2 lớp ở ngoài cùng là lớp ion bất động và ion khuếch tán mang điện trái dấu với ion quyết định điện.

Xem toàn bộ Soạn Công nghệ 10: Bài 7. Một số tính chất của đất trồng

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Mỗi hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Sinh học hay và hữu ích.

Trắc nghiệm:Mỗi hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?

A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.

B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động.

C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động.

D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.

Hình thức dinh dưỡng của trùng giày là tự dưỡng

Mỗi 1 hạt keo có 1 nhân. Lớp phân tử nằm phía ngoài của nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Phía ngoài là lớp ion bù (gồm lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện tích trái dấu.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Một số tính chất của đất trồngdưới đây nhé.

Kiến thức tham khảo về đất trồng

I. Keo đất và phản ứng của dũng dịch đất

1.Khái niệm keo đất

- Keo đất là những phân tử có kích thước khoảng dưới (1mm), không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.

2. Cấu tạo

- Mỗi một hạt keo có một nhân

- Lớp phân tử nằm ngoài nhân phân li thành các ion và tạo ralớp ion quyết định điện. Phía ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù (gồm 2 lớp: lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện.

Trong đó:

+ Nhân:nằm trong cùng của keo đất gồm các chất parafin

+ Lớp ion quyết định điện:quyết định điện tích của keo

+ Lớp ion bất động:mang điện tráo dấu với lớp ion quyết định điện

+ Lớp ion khuếch tán:mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện, và trao đổi ion với dunq dịch đất

II. Phản ứng của dung dịch đất

Chỉ tính chua, kiềm, hoặc trung tính của đất:

[H+] > [OH-]: phản ứng chua

[H+] = [OH-]: phản ứng trung tính

[H+] < [OH-]: phản ứng kiềm

1. Phản ứng chua của đất

Căn cứ vào trạng thái của H+và Al3+trong đất 2 loại độ chua:

a. Độ chua hoạt tính

- Là độ chua do H+trong dung dịch đất gây nên

- Được biểu thị bằng pH (H2O)

b. Độ chua tiềm tàng

Là độ chua do H+và Al3+trên bề mặt keo đất gây nên.

2. Phản ứng kiềm của đất

Một số loại đất chứa muối Na2CO3và CaCO3,... thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2làm cho đất hóa kiềm

Dựa vào phản ứng của đất, người ta trồng cây, bón phân, vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất

III. Độ phì nhiêu của đất

1,Khái niệm

- Là khả năng của đất, cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.

- Các yếu tố quyết định định độ phì nhiêu của đất:

+ Nước

+ Canxi

+ Lân

2, Phân loại

Tuỳ theo nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại: độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.

+ Độ phì nhiêu tự nhiên: Độ phì nhiêu được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.

+ Độ phì nhiêu nhân tạo: Độ phì nhiêu được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người.

- Hoạt động sản xuất con người có vai trò nhất định trong độ phì nhiêu của đất, tuy nhiên độ phì nhiêu chỉ là khả năng đất cho năng suất cây trồng cao.

Trong sản xuất để sản xuất nông, lâm nghiệp ngoài độ phì nhiêu của đất cần có các điều kiện:

- Giống tốt

- Thời tiết thuận lợi

- Đặc biệt cần chế độ chăm sóc tốt, hợp lý

3. Thành phần của độ phì nhiêu

- Thuật ngữ độ phì nhiêu bao gồm 1 tập hợp các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất. Các thành phần này luôn luôn vận động và quan hệ hữu cơ, bao gồm:

- Độ sâu tầng đất thực. Quyết định thể tích đất rễ cây có thể phát triển được, phần lớn đất canh tác yêu cầu tầng đất thực khoảng 1m, trong đó không có lớp đất bị nén chặt

- Cấu trúc đất. Dựa trên sa cấu và sự sắp xếp các hạt. cấu trúc đất quyết định độ rỗng của đất, nên ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước và không khí cho rễ.

- Phản ứng của đất. Là tính chất chỉ thị và điều hòa các tiến trình và cân bằng hóa học trong đất.

- Hàm lượng các chất dinh dưỡng. Các chất dinh dinh dưỡng có mức độ hữu dụng khác nhau.

- Khả năng giữ chất dinh dưỡng hòa tan trong đất và từ phân bón.

- Hàm lựơng và chất lượng mùn, bao gồm 1 phần chất hữu cơ dễ khoáng hóa.

- Mật số và họat độ của sinh vật đất như là 1 tác nhân tham gia vào các tiến trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

- Hàm lượng các chất ức chế, độc chất, bao gồm các chất hình thành trong tự nhiên (như muối trong đất nhiễm mặn, Al trong đất chua, phèn hay các độc chất do con người gây ra (ô nhiễm).

Keo đất có cấu tạo gồm mấy phần

Nếu bạn là một người làm việc trong những lĩnh vực nông nghiệp, thường nghiên cứu trồng trọt và các loại đất thì chắc hẳn khái niệm keo đất đã không còn xa lạ. Nhưng với nhiều người thì đây có thể là lần đầu tiên mà họ nghe đến khái niệm keo đất. Vậy keo đất là gì? keo đất có cấu tạo và đặc điểm gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng muasieunhanh.com giải đáp toàn bộ thắc mắc nhé!

Keo đất là gì?

Keo đất là tên gọi của những phần từ có trong đất, chúng là những phần tử có kích thước rất nhỏ, chỉ  < 1μm, là tiêu điểm của các phản ứng có trao đổi ion có ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng cây trồng. Đặc biệt đây là chất luôn ở trong trạng thái huyền phù (trạng thái lơ lửng trong nước) vì chúng không thể hòa tan được với nước.

Keo đất có cấu tạo gồm mấy phần
Thế nào là keo đất?

Có mấy loại keo đất?

Có 4 loại keo đất chính đó là:

– Phiến sét Silicat

– Sét allophane và imogolite

– Khoáng oxide Fe và Al

– Mùn keo hữu cơ

Cấu tạo của keo đất

Keo đất được cấu tạo từ 2 phần chính

– Bên trong mỗi một hạt keo đất sẽ có một nhân và các phần tử ngoài cùng của lớp nhân này sẽ phân ly để tạo thành các ion. Các ion này có quyền quyết định lớp diện tích, nếu lớp diện tích mà âm thì keo đất sẽ mang điện tích âm. Ngược lại, nếu lớp keo đất này dương thì đất sẽ mang điện tích dương.

– Bên ngoài là lớp ion bù và có điện tích trái dấu với lớp ion quyết định.

Keo đất có cấu tạo gồm mấy phần
Keo đất cấu tạo gồm mấy phần? Keo đất có mấy lớp

Xem thêm:

Keo đất có đặc điểm và tính chất gì?

Đặc điểm

Như đã tìm hiểu ở phần trước, keo đất được cấu tạo từ keo đất âm và keo đất dương, nên chúng sẽ có những đặc điểm sau:

– Giống nhau: Đều có lớp nhân (lớp ion bù và lớp iom quyết định điện), trong đó, lớp ion bù gồm lớp ion khuếch tán và lớp ion bất động.

– Khác nhau:

Keo đất âm có đặc điểm là lớp ion quyết định âm còn lớp ion bù dương

Ngược lại keo đất dương thì có lớp ion quyết định dương, lớp ion bù âm.

Tính chất

– Về kích thước: kích thước của mỗi một hạt keo đất thường rất nhỏ, khoảng dưới 0,02 mm. Vậy nên chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường mà chỉ có thể thấy qua kính hiển vi.

– Điện tích bề mặt: Cả bề mặt trong và ngoài của keo đất đều có thể mang điện tích âm hoặc dương. Tuy nhiên, điện tích ở mặt của keo đất phần lớn mang điện tích âm dù có một số loại keo đất nằm trong điều kiện chua thì mang điện tích dương. Có thể thấy, mật độ điện tích có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân tán hạt keo và sự hấp thụ nên cũng sẽ ảnh hưởng đến tính chất vật lý và tính chất hóa học của đất.

Keo đất có cấu tạo gồm mấy phần
Keo đất mang điện tích gì?

– Khả năng hấp thụ cation và nước: Các hạt keo đất sau khi hấp thụ các ion như Mg2, H+, AL3+ sẽ tạo thành một tầng bù ion. Khi đó, tầng ion thuộc bề mặt trong mang điện tích âm và là tầng anion khổng lồ. còn tầng ion phía bên ngoài sẽ tạo thành các cation hấp thụ trên bề mặt điện tích âm.

– Diện tích bề mặt riêng: Mặc dù kích thước của những hạt keo đất rất nhỏ, song diện tích bề mặt của chúng lại rất lớn, lớn hơn 1000 lần so với diện tích bề mặt của hạt cát. Đặc biệt, diện tích bề mặt bên trong còn lớn hơn diện tích của bề mặt bên ngoài rất nhiều.

Vai trò và ý nghĩa của keo đất

Dù là đất hay cát hạt keo thì cũng đều rất nhỏ và có có đường kính nhỏ hơn 0,002mm, vì vậy khi nước hòa tan vào đất sẽ làm hòa tan các muối khoáng của đất để tạo thành thứ gọi là dung dịch đất. Dung dịch đất khi đó sẽ tương tác với nhau để tạo nên một phản ứng hóa học có khả năng trao đổi ion, đồng thời cũng là nơi để cây trồng có thể hấp thu dinh dưỡng.

Keo đất có cấu tạo gồm mấy phần
Vai trò của keo đất

Những keo đất có điện tích âm thường trung hòa lượng điện tích và tạo ra một lượng cation dư thừa có điện tích dương, những cation này khi đó sẽ bị keo đất hút, một số keo đất khác sẽ hút các anion điện tích âm và mang điện tích dương. Như vậy thì những keo đất mang điện tích âm còn lại sẽ hút các cation ở bên ngoài của bề mặt keo, chúng sẽ không thể tách rời khỏi bề mặt keo đất nếu như không có chất nào thay thế. Đây chính là hiện tượng hấp thụ ion của keo đất.

Nhờ có hiện tượng hấp thụ ion này mà đất có thể giữ được các dưỡng chất và tránh được tình trạng bị mất hết dưỡng chất do hiện tượng rửa trôi hoặc một số yếu tố khác gây ra. Ngoài ra, các cation đang bị hấp thụ trên bề mặt của keo đất do hiện tượng trao đổi ion sẽ chuyển vào các dung dịch đất để các giống cây trồng có thể lấy và sử dụng các chất dinh dưỡng.

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi liên quan đến chủ đề Keo đất là gì? Những đặc điểm và cấu tạo của keo đất đã giúp cho bạn đọc của muasieunhanh.com có thể hiểu được những tác dụng cực kỳ tốt của loại phần tử này đối với đất và cây trồng, giúp cho đất canh tác của người nông dân có nhiều dinh dưỡng và phì nhiêu hơn.