Kết quả xét nghiệm máu plt là gì

Một người khỏe mạnh bình thường số lượng tiểu cầu khoảng từ 150.000 đến 450,000/mm3 (hoặc microlitre) (150-450 x 109/L). Giới hạn này có thể chênh lệch trên dưới 2.5 phần trăm mà không có bệnh thực thể.

Số lượng tiểu cầu của em mặc dù có tăng, nhưng mà tăng nhẹ, có thể là không có bệnh hoặc có bệnh gây tăng tiểu cầu phản ứng (nhiễm trùng cấp tính, tổn thương mô, viêm mạn tính là nguyên nhân phổ biến của tăng tiểu cầu phản ứng ở người lớn).

PLT là từ viết tắt của Platelet Count, tức là số lượng tiểu cầu cần phải có trong máu. Do đó, nếu PLT thấp thì đó chính là dấu hiệu của bệnh giảm tiểu cầu và bệnh này cần được điều trị kịp thời mới không để lại biến chứng nguy hiểm. Lily & WeCare sẽ giúp độc giả tìm hiểu rõ hơn về PLT và bệnh giảm tiểu cầu ở con người.

Những điều cần biết về PLT

Tiểu cầu không phải là tế bào hoàn chỉnh, nó là những mảnh vỡ của các tế bào chất từ những tế bào được tìm thấy ở bên trong tủy xương. Chính tiểu cầu sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm đông máu. Tiểu cầu sẽ có tuổi thọ trung bình từ 5 – 9 ngày và giá trị sẽ nằm trong ngưỡng từ 150.000 đến 400.000/cm3 (nó tương đương với 150 – 400 x 109/1 lít máu).

Nếu lượng tiểu cần quá thấp sẽ khiến cho cơ thể bị mất máu, khi số lượng tiểu cầu quá cao sẽ tạo ra sự hình thành cục máu đông, khiến cho mạch máu bị cản trở, từ đó dẫn tới bị đột quỵ, bị nghẽn mạch phổi, nhồi máu cơ tim...

Khi PLT thấp thì tiểu cầu sẽ không kết dính được, các cục máu đông sẽ không thể hình thành nên chúng ta sẽ không thể cầm máu khi bị chảy máu. Giảm tiểu cầu là tình trạng có thể mắc phải ở cả mức nhẹ đến nặng, phụ thuộc vào các nguyên nhân tiềm ẩn. Với một số bệnh nhân, các triệu chứng có thể bao gồm bị chảy máu nặng, thậm chí có thể nguy hiểm chết người nếu như không được điều trị kịp thời. Với một số bệnh nhân khác thì bệnh có thể sẽ không biểu hiện rõ triệu chứng gì.

Thường thì PLT thấp là hậu quả của một tình trạng bệnh lý, ví dụ như bệnh bạch cầu hoặc là do những tác dụng của một số loại thuốc. Việc tiến hành điều trị thường sẽ giải quyết các vấn đề gây ra tình trạng giảm tiểu cầu.

Kết quả xét nghiệm máu plt là gì

Triệu chứng nhận biết PLT thấp

Bệnh nhân có xuất hiện triệu chứng của tình trạng giảm tiểu cầu hay không thì còn phụ thuộc vào mức độ của người bệnh. Nếu bị giảm tiểu cầu dạng nhẹ, người bệnh có thể sẽ gặp những triệu chứng như:

- Xuất hiện các vết bầm tím màu đỏ, vết bầm màu tím hoặc nâu, còn được gọi là ban xuất huyết.

- Cơ thể phát ban với những đốm màu đỏ, hoặc màu nâu, đốm này còn được gọi là xuất huyết.

- Bị chảy máu mũi (còn gọi là chảy máu cam).

- Bị chảy máu lợi.

- Khó cầm máu khi bị chảy máu hoặc máu cứ chảy từ các vết thương lâu ngày.

- Với chị em phụ nữ thì PLT thấp còn khiến cho chu kỳ kinh nguyệt nặng hơn.

- Bị chảy máu từ trực tràng.

- Khi đi đại tiện, thấy có máu trong phân.

- Khi đi tiểu tiện thấy có máu trong nước tiểu.

Khi bị giảm tiểu cầu trong trường hợp nặng, người bệnh có thể bị chảy máu trong. Triệu chứng cụ thể gồm:

- Khi đi tiểu tiện thấy có máu trong nước tiểu.

- Khi đi đại tiện thấy có máu trong phân.

- Khi nôn sẽ thấy có máu hoặc có màu rất tối.

- Rất hiếm trường hợp khi bị giảm tiểu cầu có thể dẫn tới hiện tượng chảy máu trong não. Nếu khi bị giảm tiểu cầu mà người bệnh còn thấy đau đầu hoặc gặp vấn đề về thần kinh thì phải liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Kết quả xét nghiệm máu plt là gì

  • Danh sách những địa chỉ uy tín khám tổng quát trước khi mang thai lần đầu

  • Chi tiết gói xét nghiệm Xander dành cho phụ nữ mang thai tuần 15-22

  • Phụ nữ mang thai tuần từ 32 đến 36 nên dùng gói xét nghiệm nào?

  • Địa chỉ xét nghiệm HIV tại Hưng Yên

  • Bạch cầu thấp nên ăn gì để bổ sung dinh dưỡng?

Làm sao để điều trị được giảm tiểu cầu?

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà có những phương pháp điều trị giảm tiểu cầu khác nhau. Nếu như bị bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ tạm dừng điều trị cho bệnh nhân và tiến hành theo dõi. Các bác sĩ cũng sẽ đưa ra một số biện pháp để ngăn không cho tình trạng giảm tiểu cầu trở nên xấu đi. Bao gồm:

- Bệnh nhân nên tránh những môn thể thao tương tác.

- Tránh tham gia các hoạt động có nguy cơ gây chảy máu cao hoặc bị bầm tím.

- Hạn chế sử dụng rượu, bia.

- Ngưng sử dụng hoặc đổi các loại thuốc gây ảnh hưởng đến tiểu cầu như: aspirin và ibuprofen.

- Kết hợp truyền máu hoặc truyền tiểu cầu.

- Thay đổi các loại thuốc gây ra giảm tiểu cầu.

- Dùng steroid để điều trị.

- Dùng globuline miễn dịch để khắc phục.

- Sử dụng các loại thuốc để làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch.

- Tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ lá lách.

Như vậy, PLT thấp chính là dấu hiệu của bệnh giảm tiểu cầu và bệnh này có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Do đó, chúng ta cần phải lưu ý khi nhận thấy kết quả PLT sẽ thấp hơn so với mức bình thường và tới gặp bác sĩ để nhận được tư vấn về hiện trạng sức khỏe.

Chỉ số PLT bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số PLT (Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu. Bình thường số lượng tiểu cầu trong máu thường vào khoảng 150.000 đến 400.000 tiểu cầu/μl máu (1 μl = 1 mm3), trung bình là 200.000 tiểu cầu/μl máu.

PLT thấp trọng xét nghiệm máu là gì?

Tức chỉ số này nhỏ hơn 150 G/L thì bệnh nhân có thể mắc chứng rối loạn đông máu, tức chỉ cần một vết thương rất nhỏ, bệnh nhân có thể mất nhiều máu hơn so với người bình thường, nghiêm trọng hơn nữa bệnh nhân có thể bị chảy máu tự phát.

Tiểu cầu trọng xét nghiệm máu là gì?

Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu của cơ thể. Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương và có kích thước rất nhỏ. Tiểu cầu đóng góp vai trò quan trọng trong nhiều quá trình bao gồm đông cầm máu, tạo cụ máu đông, co cục máu đông, co mạch và sửa chửa, miễn dịch, viêm, xơ vữa động mạch.

PLT bao nhiêu là sốt xuất huyết?

Người bệnh được coi giảm tiểu cầu trong máu khi lượng tiểu cầu thấp hơn 150.000. Mức nguy hiểm trong giảm tiểu cầu xuống tới 50.000, tuy nhiên, mùa dịch sốt xuất huyết năm nay đã ghi nhận nhiều bệnh nhân giảm tiểu cầu tới mức nghiêm trọng (< 10.000 - 20.000 tiểu cầu/microlít).