Khách hàng thanh toán bằng tài khoản cá nhân năm 2024

Nhiều doanh nghiệp lo lắng vấn đề “chuyển tiền từ tài khoản cá nhân sang công ty” dưới đây là 3 trường hợp hướng dẫn cách xử lý các trường hợp.

*Trường hợp 01: chuyển tiền từ tài khoản công ty vào tài khoản cá nhân đang làm việc tại Công ty.

– Tài khoản giám đốc

– Tài khoản nhân viên khác trong công ty

Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp, kế toán chuyển tiền từ tài khoản của công ty vào tài khoản cá nhân của các thành viên trong công ty như tài khoản giám đốc, tài khoản nhân viên khác trong công ty. Để xử lý trường hợp chuyển tiền từ tài khoản công ty vào tài khoản cá nhân đang làm việc tại doanh nghiệp có 2 cách xử lý:

1. Cách thứ nhất xem như một khoản công ty mượn

– Lập hợp đồng, hoặc biên bản mượn tiền

– Lập phiếu thu tiền: Nợ TK 111/ Có TK 3388

– Lập UNC chi tiền ngân hàng trả lại: Nợ TK 3388/ Có TK 112

2. Cách thứ hai đưa vào là một khoản tạm ứng

– Lập giấy để nghị tạm ứng

– Lập UNC chi tiền ngân hàng cho tạm ứng: Nợ TK 141/ Có TK 112

– Lập phiếu thu tiền hoàn ứng: Nợ TK 111/ Có TK 141

*Trường hợp 02: chuyển tiền từ tài khoản Cá nhân vào tài khoản công ty

– Tài khoản giám đốc

– Tài khoản nhân viên khác trong công ty

1. Cách thứ nhất đưa vào khoản công ty mượn cá nhân.

– Lập hợp đồng, hoặc biên bản mượn tiền giữa công ty với cá nhân

– Lập phiếu Chi tiền cho vay: Nợ TK 1388/ Có TK 111

– Cá nhân chuyển tiền ngân hàng trả lại: Nợ TK 112/ Có TK 1388

2. Cách thứ hai Hai xem là khoản tạm ứng

– Lập giấy để nghị tạm ứng

– Lập phiếu chi tiền tạm ứng: Nợ TK 141/ Có TK 111

– Lập thủ tục tiền hoàn ứng: Nợ TK 112/ Có TK 141

*Trường hợp 03: chuyển tiền từ tài khoản công ty vào tài khoản cá nhân khác không làm việc tại doanh nghiệp

Với trường hợp này, cần xem đây là khoản công ty mượn nên giờ trả lại.

1. Cách thứ nhất đưa vào khoản công ty mượn nên giờ trả lại

– Lập hợp đồng, hoặc biên bản mượn tiền

– Lập phiếu thu tiền: Nợ TK 111/ Có TK 3388

– Lập UNC chi tiền ngân hàng trả lại: Nợ TK 3388/ Có TK 112

2. Cách thứ hai xem là khoản tạm ứng cho cá nhân để mua hàng nhưng do không biết nên chuyển khoản nhầm vào tài khoản của cá nhân nên xin hoàn lại, hoặc không mua hàng nữa - Hoặc xem đó là khoản đặt cọc mua hàng nhưng không mua được nên trả lại

– Lập giấy để nghị thanh toán

– Lập UNC chi tiền ngân hàng cho tạm ứng: Nợ TK 331/ Có TK 112

– Lập phiếu thu tiền hoàn ứng: Nợ TK 111/ Có TK 331

3. Cách thứ ba xem như cá nhân tạm ứng tiền hàng nhưng công ty không có khả năng cung cấp nên trả lại tiền cho cá nhân hoặc xem đó là khoản ký quỹ

Căn cứ theo Khoản 10Trả lời:, Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:

3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế. Bên mua không cần phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế tài khoản tiền vay tại các tổ chức tín dụng dùng để thanh toán cho nhà cung cấp) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng mình việc chuyển khoản từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán, tài khoản của bên mua và bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế. Việc chuyển tiền từ tài khoản cá nhân thanh toán cho người bán thì sẽ không được coi là thanh toán qua ngân hàng nên sẽ không được khấu trừ thuế GTGT. Trừ trường hợp mua vé máy bay, hay thanh toán cho các nhà mạng nước ngoài, thanh toán qua thẻ ATM của cá nhân, mà việc thanh toán đó được quy định trong quy chế của công ty.