Khái niệm dòng điện dây và dòng điện pha

Định nghĩa dòng điện xoay chiều, dòng điện 1 pha, 3 pha

5 (100%) 1 vote

Có thể rất nhiều người dù ít dù nhiều đã từng nghe qua các thuật ngữ về dòng điện như điện xoay chiều, dòng điện 1 pha, 3 pha,… Vậy những dòng điện này là gì, có đặc điểm như nào?,… Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm lời giản cho các vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.

Khái quát dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều là gì?

Trong chương trình giáo dục bậc học trung học phổ thông chúng ta đã được tiếp xúc với thuật ngữ dòng điện xoay chiều thông qua môn học vật lý. Dòng điện xoay chiều có được gọi tắt là AC, viết tắt của cụm từ tiếng anh Alternating Current và được ký hiệu là ~ (đây là hình dấu ngã biểu trưng cho có sự tuần hoàn theo chu kỳ của dạng sóng hình sin).

Dòng điện xoay chiều chính là dòng điện có cường độ dòng điện và chiều dòng điện biến đổi theo thời gian. Những thay đổi đó sẽ tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Để dễ hiểu hơn ta có thể nói, dòng điện xoay chiều chính là dòng điện luân phiên đổi chiều theo thời gian.

Điều kiện để xuất hiện một dòng điện cảm ứng xoay chiều được biểu hiện như sau: Trong một cuộn dây dẫn kín, khi mà số đường sức từ đi qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín luôn phiên tăng giảm thì dòng điện xoay chiều sẽ xuất hiện.

Dòng điện xoay chiều được tạo ra bởi các máy phát điện xoay chiều hoặc được biến đổi từ chính dòng điện một chiều nhờ bộ nghịch lưu sử dụng các chỉnh lưu silic.

Chu kỳ của dòng điện này được ký hiệu là T. Đây là khoảng thời gian lặp lại vị trí cũ của điện xoay chiều. Chu kỳ có đơn vị tính là giây (s).

Tần số điện xoay chiều là số lần lặp lại trạng thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây, có ký hiệu là F với đơn vị đo là Hz. Có công thức F = 1/T.

Pha của dòng điện xoay chiều

Nói đến pha của dòng điện xoay chiều chúng ta có thể kể đến 3 trường hợp khác nhau:

  • Hai dòng điện xoay chiều có cùng pha: Đây là hai dòng điện có các thời điểm cùng tăng, cùng giảm điện áp như nhau.
  • Hai dòng điện xoay chiều ngược pha: Định nghĩa này dùng để chỉ hai dòng điện có sự lệch pha với nhau 180 độ. Khi dòng điện này tăng thì dòng điện còn lại sẽ giảm và ngược lại.
  • Hai dòng điện xoay chiều lệch pha: Là hai dòng điện có các thời điểm tăng, giảm điện áp sai khác nhau.

Định nghĩa dòng điện 1 pha

Dòng điện một pha là dòng điện được lấy ra từ 1 pha của dòng điện 3 pha. Đây là dòng điện chuyên dụng cho sinh hoạt, các thiết bị có công suất nhỏ, tiêu thụ lượng điện năng ít.

Điện một pha có cấu tạo gồm hai dây dẫn gồm 1 dây lửa và một dây mát hay còn được gọi là 1 dây nóng và 1 dây lạnh. Tùy vào mỗi khu vực mà hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn của điện 1 pha có sự khác nhau. Ở nước ta, điện một pha sử dụng hiệu điện thế 220V. Trong khi đó các nước như Nhật Bản, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đài Loan,… lại sử dụng các hiệu điện thế thấp hơn là 100V, 110V, 120V,…

Có nhiều sự nhầm lẫn rằng điện một pha chính là điện một chiều. Điều đó hoàn toàn không đúng, điện một chiều là dòng điện có chiều dòng điện không đổi theo thời gian. Trong khi đó, điện 1 pha được tách ra từ dòng điện 3 pha xoay chiều nên chiều dòng điện cũng như cường độ dòng điện có sự thay đổi luân phiên theo thời gian.

Định nghĩa dòng điện 3 pha

Điện 3 pha là dòng điện xoay chiều có cường độ cùng với chiều dòng điện thay đổi luân phiên theo thời gian. Dòng điện này có 3 dây nóng và 1 dây lạnh (3 dây lửa và 1 dây mát) chạy song song và có chung một dây trung tính.

Điện 3 pha được xếp vào mục điện kinh doanh nên giá thành sẽ cao hơn điện một pha. Cho nên dòng điện này thường được dùng cho quá trình truyền tải điện, việc sản xuất công nghiệp với các máy móc có công suất lớn,…

Cũng như dòng điện một pha ở trê, điện 3 pha cũng có những hiệu điện thế riêng cho từng khu vực khác nhau. Nước ta sử dụng dòng điện 3 pha với giá trị điện là 380V/3F. Trong khi đó Mỹ sử dụng dòng điện 3 pha 220V/3F, ở Nhật Bản là 200V3F,…

Xem thêm: Điện năng là gì, Công thức tính điện năng tiêu thụ dòng điện

Đến đây hẳn các bạn đã có câu trả lời cho các vấn đề ở phía đầu bài viết. Những thông tin này sẽ phần nào giúp ích được cho quá vị trong đời sống hàng ngày.

Điện áp là gì, Dòng điện là gì? Có hai khái niệm định lượng cơ bản của một mạch điện. Chúng cho phép xác định trạng thái về điện ở những điểm, những bộ phận khác nhau vào những thời điểm khác nhau của mạch điện.

Có rất nhiều người thường hiểu lầm khái niệm của điện áp và dòng điện với nhau. Thực chất, hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau nhưng nó có mối quan hệ rất chặt chẽ. Hãy cùng Tiêu Chuẩn Việt đi tìm hiểu xem Điện áp là gì, Dòng điện là gì? nhé.

Khái niệm điện áp (hiệu điện thế):

  • Điện áp hay hiệu điện thế là tỉ số chênh lệch giữa nơi có điện thế cao và điện thế thấp.
  • Ví dụ ở bảng điện nhà bạn có điện thế là 220v và dưới đất có điện thế là 0v, thì chúng ta sẽ đo từ bảng điện xuống đất sẽ được 220v. Hay ở bảng điện A có điện thế là 220v, ở bảng điện B có điện thế là 180v, thì ta đo từ bảng A xuống bảng B sẽ được điện áp là 40v .
  • Hay nói một cách tổng quát hơn là: điện áp giữa hai điểm A và B của mạch (ký hiệu là UAB) xác định bởi công thức:

UAB = VA – VB = -UBA

  • Với VA và VB là điện thế của A và B so với gốc (điểm nối đất hay còn gọi là nối mát).

Ví dụ: Hình dưới là cách đo điện áp dùng đồng hồ vạn năng tại 2 điểm A và B của một nguồn DC được nối ngắn mạch qua một điện trở. Đặt thang ở Vdc, 2 que đo song song với 2 diểm cần đo; que đo màu đỏ (VΩ) đặt tại vị trí A (dương nguồn), que đo màu đen (COM) tại vị trí B (âm nguồn) ta sẽ đo được điện áp đặt trên 2 đầu điện trở 6V, nếu đảo ngược que đo kết quả bị đổi dấu -6V hoặc kim đồng hồ quay ngược.

Khái niệm dòng điện dây và dòng điện pha

>>> Quý khách đã biết nơi nào bán bộ đổi nguồn chất lượng không?

Khái niệm về dòng điện:

– Dòng điện hay cường độ dòng điện là biểu hiện trạng thái chuyển động có hướng của các hạt mang điện tích. Dòng điện chỉ sinh ra khi và chỉ khi có đủ 3 yếu tố:

+ Nguồn điện (Hiệu điện thế)

+ Dây dẫn

+ Phụ tải (Vật tiêu thụ điện)

Dòng điện ta đo được bằng ampe kế có đơn vị là A trong mạch điện là dòng điện sinh ra do phụ tải, và dòng điện max của phụ tải không được phép vượt quá dòng điện của nguồn điện. Chính vì vậy khi ta mắc Vôn kế và ampe kế luôn có sự khác biệt:

+ Ampe kế mắc nối tiếp với phụ tải.

+ Vôn kế mắc song song với nguồn điện.

* Nếu trong mạch điện chỉ có 2 yếu tố là dây dẫn và nguồn điện mà ta vẫn mắc thêm ampe kế vào thành 1 mạch kín thì chỉ trong vài giây các thiết bị của bạn sẽ bị hỏng.

Ta có một số nhận xét dưới đây:

  • Điện áp luôn được đo giữa hai điểm khác nhau của mạch trong khi dòng điện được xác định chỉ tại một điểm của mạch.
  • Để bảo toàn điện tích, tổng các giá trị các dòng điện đi vào một điểm của mạch luôn bằng tổng các giá trị dòng điện đi ra khỏi điểm đó nên trên một đoạn mạch chỉ gồm các phần tử nối tiếp nhau thì dòng điện tại mọi điểm là như nhau.
  • Điện áp giữa hai điểm A và B khác nhau của mạch nếu đo theo mọi nhánh bất kỳ có điện trở khác không, nối giữa A và B là giống nhau và bằng UAB. Nghĩa là điện áp giữa 2 đầu của nhiều phần tử hay nhiều nhánh nối song song với nhau luôn bằng nhau.

Trên đây là bài viết: Điện áp là gì, Dòng điện là gì? của chúng tôi. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp cho quý khách hàng hiểu rõ dòng điện và điện áp.

Nếu quý khách cần tư vấn hoặc giải đáp thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TIÊU CHUẨN VIỆT

Địa chỉ: Cụm 4 – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.

Điện thoại cố định: 024.8585.5878

Điện thoại di động: 096.888.7641 / 0982.591.046.

>>> Bạn có thể tham khảo: Lưu ý khi mua ổn áp Standa chất lượng khách hàng cần biết