Khám bệnh dại ở đâu

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo). 
Cho đến nay bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh Dại gần như tử vong 100%. Bệnh Dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh Dại.


Tiêm phòng chống bệnh Dại cho vật nuôi

Để chủ động phòng chống bệnh Dại, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: 1. Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.  2. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. 3. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo. 4. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần: -   Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn. -   Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine. -   Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương. -   Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.

-   Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.  

              T/g: BSCKII. Bùi Thị Thủy –TT ĐT&CĐT

Quản trị tin tức

Vui lòng tải tại đây: //drive.google.com/file/d/15Z7WNwTBC3yDy0AJqVOiHv15w9tJo2oh/view?usp=sharing

Xem Thêm

Ngày 09 tháng 3 năm 2021, Ông Mai Văn X., 51 tuổi ở Vĩnh Trạch – Thoại Sơn- An giang đến khám ở Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang với triệu chứng ho thường xuyên, kèm đờm, khò khè, cảm giác nặng ngực và ho ra máu đỏ …

Xem Thêm

Vui lòng tải tại đây: //drive.google.com/file/d/15Z7WNwTBC3yDy0AJqVOiHv15w9tJo2oh/view?usp=sharing

Xem Thêm

Nội dung 1 Lời mở đầu 2 Giới thiệu 2.1 Có gì mới 3 Định nghĩa, dịch tễ học và tiên lượng 3.1 Định nghĩa suy tim 3.2 Thuật ngữ 3.2.1 Suy tim với phân suất tống máu bảo tồn, giảm nhẹ và giảm 3.2.2 Suy thất phải 3.2.3 Thuật …

Xem Thêm

  Các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang vừa phẫu thuật thành công 1 trường hợp dị vật đường tiêu hóa là 1 viên thuốc còn vỏ nằm ở ruột non (hỗng tràng). Bệnh nhân Nguyễn Thị N, 84 tuổi, địa …

Xem Thêm

KHÓ THỞ DO NUỐT DỊ VẬT Các bác sĩ Khoa Tai Mũi Họng – BVĐK Trung Tâm An Giang vừa Nội soi thực quản cấp cứu thành công một trường hợp dị vật thực quản gây khó thở.  Bệnh nhân Trần Văn M. , Nam, 62 tuổi, địa chỉ Vĩnh …

Xem Thêm

Có 3 phương pháp thay thế thận cho bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối: – Ghép thận – Thận nhân tạo – Thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng) 1. Ghép thận: thận của người bình thường (người hiến) sẽ được lấy ra và đưa vào trong cơ …

Xem Thêm

Bệnh dại khi đã khởi phát bệnh thì không có cách gì cứu chữa được. Tiêm phòng dại được xem là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng trước căn bệnh này.

Bệnh dại được phát hiện trên người năm 2000 trước công nguyên. Hàng năm có khoảng 59.000 người, (phần lớn là ở trẻ nhỏ) chết và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại vì phơi nhiễm căn bệnh nguy hiểm này. Loại virus này có mặt hầu hết ở khắp nơi trên thế giới. Hơn nữa, tất cả động vật có vú đều dễ mang mầm bệnh. Vậy nên việc tiêm phòng dại cho trẻ em và cho cả người lớn cần được ưu tiên hàng đầu.

Bệnh dại là bệnh nguy hiểm và đe dọa tính mạng con người,
nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ tử vong

Cùng điểm qua 5 quan niệm sai lầm mà chúng ta dễ mắc phải khi nhắc tới bệnh dại nhé!

1. Bệnh dại chỉ lây truyền qua vết cắn của động vật?

Sự thật là bệnh dại lây truyền qua tiếp xúc nước bọt của động vật nhiễm bệnh vào vết cắn chỉ là một trong những con đường lây truyền phổ biến nhất. Thực tế khi bị động vật nhiễm bệnh liếm vào vết thương hở hay những bộ phận có màng nhầy như mắt, miệng hoặc mũi đều có thể bị nhiễm bệnh. Vì thế, những vết cắn, cào hay liếm từ động vật đều là mối nguy hiểm rất lớn cho con người.

Ở nước ta hiện nay, từ tháng 5 đến tháng 8 là thời điểm bệnh dại vào mùa cao điểm, nguyên nhân bùng phát bệnh dại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở tiêm phòng dại ở động vật còn hạn chế, không thể kiểm soát được số lượng chó mèo được nuôi hiện nay… Chủ yếu bệnh nhân chỉ lo lắng và nháo nhào tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn hoặc mèo cào mà thờ ơ với những vết liếm hay những tiếp xúc gần với động vật.

Vết cắn từ động vật dù nông hay sâu đều nguy hiểm vì vi rút dại thông qua tuyến nước bọt  xâm nhập vào vết thương hở của cơ thể

2. Những vết cắn từ động vật phải rõ ràng mới nguy hiểm?

Thói quen của nhiều người sau khi bị chó hoặc mèo cắn sẽ là xem vết cắn đó như thế nào, có sâu hay bị rách da hoặc chảy máu không. Nếu không phát hiện ra vết cắn lớn hoặc chảy máu thì gần như sẽ bỏ qua.

Vết cắn từ những con vật nhỏ bé như chó và mèo, khỉ, chuột, dơi… đều không để lại dấu vết rõ ràng, ít gây ra chảy máu và hiển nhiên, nếu bạn không phát hiện kịp hoặc bỏ qua những vết cắn nhỏ ấy, tính mạng của bạn sẽ gặp nguy hiểm. Vì thế đừng chủ quan với bất kỳ vết thương nhỏ bất thường nào trên cơ thể của bạn.

3. Động vật mang mầm bệnh dại sẽ có những biểu hiện bất thường về sức khỏe

Không phải bất cứ động vật nào mang mầm bệnh dại sẽ có dấu hiệu phát bệnh ra bên ngoài như cắn càn, chạy nhảy mất kiểm soát và trở nên hung dữ.

Đặc biệt đối với những du khách di chuyển qua những quốc gia có nhiều động vật có vú sinh sống, họ không thể nhận biết được liệu những động vật đó có đang mang mầm bệnh, hay đã được tiêm phòng dại hay chưa. Vì thế một lưu ý quan trọng cho những khách du lịch là hãy đến ngay các cơ sở tiêm chủng ở nước sở tại để tiêm phòng dại trước và cả sau khi đã tiếp xúc với động vật mặc dù chúng tỏ ra thân thiện và không có dấu hiệu bất thường. Thậm chí ngay cả những động vật như chó, mèo,… bạn nuôi trong nhà vẫn có nguy cơ mang mầm bệnh dại chứ không chỉ những con vật thả rông ngoài đường.

4. Các triệu chứng của bệnh dại sẽ xuất hiện ngay sau khi bị cắn?

Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Bệnh nhân sau khi bị động vật nhiễm bệnh cắn thì sẽ không khởi phát bệnh ngay, các triệu chứng của bệnh dại sẽ mất vài tuần, vài tháng, thậm chí có người đến cả năm thì bệnh mới khởi phát. Đây được gọi là thời kỳ ủ bệnh, khoảng thời gian này phụ thuộc vào loại động vật cắn và vị trí bị cắn ở đâu…”.

Cũng theo bác sĩ Bạch Thị Chính, khi bị chó mèo cắn, nạn nhân nên:

  • Rửa thật kỹ vết thương bằng xà phòng và các chất sát khuẩn để diệt virus dại; băng ép cầm máu nếu thấy máu chảy nhiều.
  • Tuyệt đối không nặn máu vì sẽ làm vết thương trầm trọng hơn. Còn nếu không chảy máu thì không nên băng quá kín.
  • Sau đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Một bệnh nhân ở Gia Lai đang được điều trị đặc biệt sau khi bị chó dại cắn

Vì thời gian ủ bệnh dài làm cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn, nhiều bệnh nhân có thể cho rằng vết thương không nguy hiểm không gây ra nhiễm trùng. Hơn nữa, nhiều người sử dụng các phương pháp dân gian để điều trị khi bị động vật cắn như bối thuốc, đắp lá… Tuy nhiên đến nay chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định được hiệu quả của các phương pháp này trong phòng, chữa bệnh dại. Thậm chí những cách chữa này là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân chết oan vì tin lời thầy lang không đi tiêm phòng dại.

5. Chỉ có thể tiêm phòng ngừa bệnh dại sau khi bị cắn

Đây là một quan niệm rất sai lầm. Chính vì quan niệm sai lầm, chủ quan này nên vào những thời điểm bùng phát bệnh dại, hàng loạt cơ sở tiêm chủng hết vắc xin, các bệnh viện quá tải do số người nhập viện quá đông. Bệnh nhân rất khó khăn trong việc tìm được nguồn vắc xin để được tiêm kịp thời và đúng, đủ phác đồ.

Đừng để đến khi bị động vật dại cắn mới tiêm phòng dại vì phòng bệnh cần hơn chữa bệnh. Trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng trên đàn chó, mèo nuôi chưa đạt chuẩn như hiện nay, việc tiêm phòng dại là cần thiết và để đảm bảo sức khỏe và tính mạng trước bệnh dại.

Xem thêm:

100% trường hợp khi đã khởi phát bệnh dại đều tử vong. Khi phát bệnh dại thường có 2 thể bệnh chính là: viêm não và liệt. Những virus dại sẽ di chuyển dọc theo dây thần kinh tới tủy sống rồi tới não bộ. Do đó, vết thương càng nặng, vị trí càng gần thần kinh trung ương thì càng nguy hiểm vì thời gian ủ bệnh ngắn, phát bệnh nhanh.

Lợi ích của việc tiêm phòng dại đầy đủ mũi trước phơi nhiễm là sau khi tiếp xúc với virus bệnh dại, bạn chỉ cần tiêm thêm 2 mũi vắc xin và không cần sử dụng huyết thanh kháng dại. Việc này giúp đơn giản hóa việc chăm sóc sức khỏe sau phơi nhiễm.

Tiêm phòng là phương pháp hiệu quả, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công bất ngờ từ bệnh dại

Người được tiêm phòng dại trước phơi nhiễm sẽ tăng hiệu quả bảo vệ do tạo được tế bào nhớ miễn dịch, đáp ứng miễn dịch tăng lên rất nhanh khi được tiêm nhắc lại. Đây chính là lý do tại sao các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng dại bởi vì phần lớn trẻ em là nạn nhân của chó cắn và vết thương thường rất sâu và nguy hiểm.

  • Những người đi du lịch và có kế hoạch đến một quốc gia phổ biến về bệnh dại, ở một vùng đất mới, bạn sẽ không biết sẽ tiếp xúc và gặp gỡ những gì, thật bất tiện nếu đang tung tăng trên đường mà bạn vô tình bị một loại động vật tấn công và không thể biết được con vật đó có mang mầm bệnh hay không.
  • Những người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với động vật như bác sĩ thú y, công nhân trong các trung tâm kiểm dịch động vật, nhân viên kiểm lâm, nhân viên phòng thí nghiệm xử lý mẫu bệnh dại…

Vì mũi tiêm phòng dại không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng của nhà nước nên bạn có thể đến các trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện để tiêm dịch vụ mũi vắc xin phòng dại.

Đặc biệt, bệnh dại thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Nên phòng bệnh dại trước bằng cách tiêm phòng. Ở các trung tâm lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, vắc xin phòng dại ở các bệnh viện lớn thường biến động, khan hiếm, tuy nhiên bạn có thể đến trung tâm Tiêm chủng VNVC để được tiêm phòng vì vắc xin đầy đủ và luôn có sẵn.

Chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em, ngay sau khi tiếp xúc hoặc bị con vật nghi bị dại cắn.

Hiện tại, Việt Nam đang có 3 vacxin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành, phổ biến nhất trong số đó là vacxin tiêm phòng dại thế hệ mới Verorab (Pháp), Abhayrab và Indirab (Ấn Độ). Tùy thuộc vào từng phác đồ khác nhau, quyết định tiêm phòng chó dại cắn bao nhiêu mũi sẽ khác nhau.

Đây là 3 vắc xin dại tinh chế, được dùng để phòng chống bệnh dại và hỗ trợ điều trị phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (sau khi bị súc vật cắn). Cả 3 vắc xin này đều có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em, sau khi tiếp xúc hoặc bị con vật nghi bị dại cắn.

Giá vacxin phòng dại:

  • Verorab (Pháp) 0.5ml giá 260.000 đồng/liều
  • Abhayrab (Ấn Độ): Liều 0.5ml giá 255.000 đồng/liều
  • Indirab (Ấn Độ): Liều 0.5ml giá 255.000 đồng/liều

Cách phòng bệnh dại dễ dàng nhất chính là việc tiêm đầy đủ mũi vắc xin phòng dại cho trẻ em và người lớn, đó như một phiếu bảo hiểm cho sức khỏe của bạn khỏi dịch bệnh nguy hiểm và đáng sợ này. Việc sáng chế ra virus phòng bệnh dại là một phát minh vĩ đại của nền y học thế giới, hàng triệu “bản án tử” treo trên đầu bệnh nhân đã được phá bỏ nhờ vắc xin phòng dại. Năm 2019 rồi đừng để chết vì những bệnh có thể phòng tránh được.

Quỳnh Châu

Video liên quan

Chủ đề