Khi bón thúc cho cây An quả vì sao phải tưới nước ở bước cuối cùng

Cách bón phân thúc cho cây ăn quả đúng cách có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây. Vậy cách bón phân thúc cho cây ăn quả như thế nào, hãy cùng AgriDrone Việt Nam tìm hiểu trong bài viết sau.

Có 2 kỹ thuật bón phân quan trọng là bón lót và bón thúc. Nếu như kỹ thuật bón lót được thực hiện ở giai đoạn đầu trước khi gieo trồng thì bón thúc là kỹ thuật được thực hiện vào giai đoạn cây sinh trưởng. Để cây đạt được năng suất cao khi thu hoạch, bà con cần nắm được cách bón thúc đúng kỹ thuật.

Bón phân thúc cho cây ăn quả là gì?

Bón phân thúc cho cây ăn quả là kỹ thuật bón phân cho cây trồng trong giai đoạn cây sinh trưởng và phát triển nhằm cung cấp các loại dinh dưỡng mà cây cần, qua đó giúp cây phát triển và đạt năng suất, chất lượng như mong muốn.

Bón thúc là kỹ thuật bón phân rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây. Nếu như không thực hiện bón thúc thì cây sẽ yếu, dễ bị bệnh, giảm năng suất.

Mục đích của kỹ thuật bón thúc cho cây ăn quả

Đối với cây trồng

Bón thúc cung cấp cho cây trồng những loại dinh dưỡng mà cây cần. Năng suất và chất lượng của cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất, nước, phân bón, điều kiện thời tiết, sâu bệnh… Việc bón thúc cho cây trồng không tốn quá nhiều chi phí, lại mang tới khả năng thu hoạch về cả số lượng lẫn chất lượng tốt.

Đối với đất trồng

Đối với đất trồng, bón phân thúc nhằm mục đích duy trì, cải thiện hoặc nâng cao độ phì nhiêu của đất. Thông qua việc cải tạo độ phì nhiêu của đất canh tác sẽ giúp cho cây trồng được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện thuận lợi, từ đó sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, mang lại năng suất cao. Việc cải tạo đất là việc cần làm để đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.

Thời gian bón phân thúc cho cây ăn quả

Việc bón thúc cho cây ăn quả thường được thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi năm, vào giai đoạn sau khi thu hoạch quả, trước khi ra hoa và sau khi có quả mới. Công việc bón thúc được thực hiện rất khắt khe, cần sử dụng đúng loại phân bón cho phù hợp ở từng giai đoạn.

  • Bón thúc cho cây ăn quả sau khi thu hoạch: Chủ yếu sử dụng phân đạm.
  • Bón thúc trước khi ra hoa: Chủ yếu sử dụng các loại phân lân và phân đạm.
  • Bón thúc sau khi có quả: Chủ yếu bón kali và phân đạm.

Cách bón phân thúc cho cây ăn quả đúng kỹ thuật

Cách bón phân thúc cho cây ăn quả cần được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Cụ thể như sau:

Bước 1. Bà con cần xác định vị trí bón phân

Cách xác định vị trí bón phân như sau: Chiếu theo hướng thẳng đứng của tán cây xuống đất. Đây chính là vị trí thường bón phân cho cây ăn quả.

Bước 2. Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân

Cách thực hiện như sau: Tuỳ theo độ sâu của rễ ở vị trí bón phân mà bà con cuốc thành rãnh hoặc hố nhỏ với kích thước. Thông thường rãnh rộng 10 – 20 cm, sâu 15-30 cm.

Bước 3. Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất

Cách thực hiện: Rải phân chuồng trộn lẫn với phân hoá học vào rãnh hoặc hố. Lấp đất kín.

Bước 4. Tưới nước

Cách thực hiện: Tưới nước vào rãnh hoặc hố đã bón.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, những thiết bị hiện đại giúp cho người nông dân tối ưu hóa hiệu suất công việc, trong đó phải kể đến máy bay không người lái rải phân bón cho cây trồng. Hiện nay công việc bón phân cho cây trồng được thực hiện một cách thuận tiện và dễ dàng hơn khi ứng dụng công nghệ rải phân bằng máy bay không người lái với các dòng máy bay nông nghiệp mới nhất của DJI đã có mặt tại AgriDrone Việt Nam là DJI Agras T40 và DJI Agras T20P. 

Máy bay không người lái rải phân bón rất dễ vận hành, có tính năng thiết lập bản đồ để máy bay tự động rải phân bón theo bản đồ đã được thiết lập sẵn. Ứng dụng công nghệ máy bay không người lái rải phân bón giúp giải phóng sức lao động, sử dụng phân bón hiệu quả hơn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất khi thu hoạch.

Trên đây là hướng dẫn cách bón phân thúc cho cây ăn quả. Thực hiện bón phân thúc đúng cách và đúng nguyên tắc khi bón phân giúp bà con sử dụng phân bón hiệu quả và đạt năng suất như mong muốn. Chúc bà con thành công.

Một cây trưởng thành có thể mất vài trăm gallon nước thông qua lá của nó vào một ngày khô hanh. Vì vậy, khi bước vào mùa khô, việc tưới nước quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Theo tờ Gardeners, các chủ nhà vườn tại Mỹ luôn yêu cầu những nhân viên mới chỉ học về phương pháp và thời điểm tưới nước cho cây trong vòng 2 tuần đầu. Họ cho rằng việc hướng dẫn nhân viên mới cách tưới nước đúng cách sẽ quyết định đến cây trồng của họ có sinh trường khỏe mạnh hay không.

Lượng nước cây cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi và loài cây, thời gian trong năm, thời tiết và loại đất. Theo quy định, cây mới trồng và cây con cần được tưới thường xuyên hơn cây lâu năm. Nhưng trong những giai đoạn thời tiết hanh khô kéo dài, tất cả cây trồng đều cần được tưới bổ sung.

Tất cả nước được cung cấp qua gốc cây sẽ bị mất đi trong không khí nhưng 10% nước vẫn duy trì trong hệ thống cây để đảm bảo cây sống khỏe mạnh và duy trì sự tăng trưởng. Do vậy, chỉ có 10% lượng nước tưới được giữ lại để duy trì các hoạt động sống của cây, còn 90% lượng nước tưới bị bốc hơi qua các bộ phận của cây, đặc biệt là lá, ngoài ra thân, hoa và rễ cùng gây nên sự mất nước.

Theo Skip Richter, một nhà vườn địa phương và Dịch vụ Khuyến nông của Texas tại Houston, trong những thời kỳ hạn hán, mục đích là cung cấp đủ tưới đủ nước để tối đa hóa sự phát triển của cây non và duy trì sự sống của cây cây lâu năm, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc tưới quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ khiến cây trồng không thích nghi được điều kiện ngoại cảnh vào mùa khô hay nhưng năm có lượng mưa thấp, mà việc khuyến khích cải thiện các điều kiện trồng như đất, khí hậu và chủng loại cây có thể hỗ trợ cho cây sinh trưởng bình thường trong những năm có lượng mưa bình thường. Tưới nước quá nhiều có thể làm cho một cây phụ thuộc vào thủy lợi chứ không đủ độ bền để tồn tại trong điều kiện tự nhiên.

Việc tưới nước sẽ không có giá trị nếu nước chảy xuống bên ngoài của bầu cây, vì khi đó rễ ở lõi của cây bị khô. Điều này tương tự như việc uống nước quá nhanh hoặc dùng quá nhiều nước cùng một lúc. Tưới nước chậm hơn thường hiệu quả hơn. Chìa khóa để cây trồng luôn đủ ẩm là đảm bảo nước tưới chảy vào vùng gốc gây - cho dù là với cây giống, tưới nước cho nhà cửa, tưới một dãy cà chua hoặc ngâm những bụi cây và cây cối đang bị hạn.

Đối với cây con

Trong vài tháng đầu tiên sau khi trồng, phần lớn rễ của cây vẫn nằm trong bầu, với một số rễ bắt đầu phát triển vượt ra ngoài khu vực này. Bầu và đất xung quanh cần được giữ ẩm đều để kích thích sự phát triển của rễ khỏe mạnh. Sau vài tháng, mở rộng vùng tưới nước ra toàn bộ khu vực dưới tán. Điều quan trọng là cung cấp độ ẩm bổ sung trong những năm đầu, nếu điều kiện tự nhiên địa phương không cung cấp nguồn nước ngầm thường xuyên. Trong thời tiết nóng, khô, cây còn có thể yêu cầu tưới nước thường xuyên, ba lần một tuần để đảm bảo rằng rễ cây không bị khô.

Ảnh 1: Trong vài tháng đầu tiên sau khi trồng, tưới vào khu vực bầu cây

Đối với cây trưởng thành

Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng rễ của cây là một hình ảnh phản chiếu của tán cây trên nền đất. Trong thực tế, rễ của cây đã được thiết lập thường mở rộng ra ngoài rìa tán. Mặc dù một số rễ phụ có thể đâm sâu vào đất, hầu hết các rễ cây được tập trung ở trên 12 inch đến 18 inch so với mặt đất. Khi tưới cây trưởng thành, tưới sâu, ngâm nước cho toàn bộ khu vực bên dưới tán cây và kéo dài vài feet vượt quá đường kính tán. Để tránh bị thối rữa, không tưới nước trực tiếp vào khu vực xung quanh thân cây. 

Ảnh 2: Khi cây đã trưởng thành, tưới nước trong một dải rộng, bao ngoài của tán cây

Cách để xác định thời điểm tưới

Cách dễ nhất để kiểm tra độ ẩm của đất là lấy một chiếc tuốc nơ vít dài (8 inch, tương đương với khoảng 17cm) và cắm nó vào đất, nó sẽ dễ dàng đi vào đất ẩm, nhưng khó ấn xuống trong đất khô. Nếu thấy khó cắm tuốc nơ vít vào đất ít nhất 6 inch thì đã đến lúc phải tưới nước. Kỹ thuật này có độ chính xác nhất trong đất sét và đất phèn.

Các lưu ý chung khi tưới nước cho cây

- Tập trung vào vùng gốc: Hãy nhớ rằng đó là bộ phận cần tiếp cận với nước chứ không phải lá. Làm ướt lá cây là sự lãng phí nước và có thể thúc đẩy sự lây lan của bệnh tật.

- Tưới nước chỉ khi cần thiết: Bộ hẹn giờ tự động đặc biệt hữu ích; chỉ cần đảm bảo để xem thời tiết và giảm tần số tưới khi lượng mưa cao. Nước quá nhiều có thể gây tổn hại đến thực vật cũng như khi cây bị thiếu ẩm.

- Tưới nước sâu và triệt để: Cỏ và các cây hàng năm có bộ rễ mọc tập trung trong phạm vi 13cm đất mặt. Cây lâu năm, cây bụi và cây cối có bộ rễ đâm sâu nhất là 25cm tính từ mặt đất. Trong đất nặng, có thể mất hàng giờ để nước thấm xuống dưới 13-25cm. Dùng ngón tay hoặc xẻng để kiểm tra mức độ ẩm của đất.

- Tưới nước vào buổi sáng: Khi tưới cây vào lá vào buổi sáng thì sẽ có thời gian để lá khô, trong khi các bệnh cây trồng sẽ khó phát sinh khi lá cây khô. Điều đó có nghĩa là việc tưới nước vào buổi sáng sẽ hạn chế cây bị các bệnh hại.

- Lớp che phủ: Lớp che phủ sẽ làm giảm lượng dòng chảy bề mặt và làm chậm sự bốc hơi của đất.

- Sử dụng đúng công cụ: Để tưới nước hiệu quả tại vùng rễ, sử dụng hệ thống các ống dẫn hoặc hệ thống tưới nhỏ giọt để chính xác hơn thay vì dùng vòi phun.

- Trong thời gian cây bị hạn, không nên bón phân: Khi nguồn cung cấp nước bị hạn chế, sự phát triển của cây sẽ bị chậm lại. Khi đó, việc sử dụng phân bón có thể kích thích sự tăng trưởng, làm cho cây cần nhiều nước hơn mức bình thường và muối trong nhiều loại phân bón có thể gây hại cho các rễ cây đang bị hạn.

KS. Vi Kim Chi

(Dịch nguồn từ trang web gardeners.com)

Video liên quan

Chủ đề