Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn dặm năm 2024

- Đầu tiên chúng ta cần biết rằng, các khuyến cáo về độ tuổi thích hợp để ăn dặm thay đổi qua thời gian thông qua các nghiên cứu khác nhau. Trước đây, nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em nên được ăn dặm từ tháng thứ 4 sẽ giúp trẻ đỡ bị dị ứng về sau. Sau đó đã có những nghiên cứu khác phản bác lại những nghiên cứu đó: trẻ ăn một số thức ăn sớm quá (ngoài sữa mẹ) rất dễ bị dị ứng, đặc biệt là những trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng như bị chàm. Do đó hiện nay, các tổ chức y tế khuyến cáo xung quanh 6 tháng thì trẻ có thể ăn dặm.

- Tuy nhiên, không chỉ dựa vào tháng tuổi mà cha mẹ còn cần dựa vào sự phát triển kỹ năng và vận động của trẻ để chủ động quyết định việc cho trẻ ăn dặm. Thông thường trẻ cần đạt được mốc phát triển vận động giữ được cổ bới nếu cổ không đủ vững thì trẻ không thể nuốt được thức ăn đặc và đồng thời trẻ phải quay qua quay lại được đủ để từ chối khi không thích ăn nữa hoặc khi trẻ đã no. Trẻ thường giữ được cổ thẳng trong khoảng từ 4 – 6 tháng tuổi. Dĩ nhiên có những trẻ giữ được cổ sớm hơn (số này rất ít) và có trẻ phải hơn 6 tháng mới đạt được đến cột mốc này. Do đó giữ được cổ là cột mốc quan trọng nhất trong việc xác định thời điểm cho trẻ ăn dặm.

- Bên cạnh đó, trẻ còn cần đạt đến mốc có thể ngồi khi được hỗ trợ một phần. Và một điều quan trọng nữa là trẻ không còn phản xạ thè lưỡi đẩy ra những gì được đưa vào miệng. Phản xạ này là phản xạ bú và trẻ từ 4 tháng trở xuống vẫn còn phản xạ đó. Đa số trẻ từ tháng thứ 4 – 5 trở lên đều mất dần phản xạ này và sẵn sàng để ăn thức ăn đặc.

NHỮNG ĐIỂM MÀ CÁC MẸ CẦN LƯU Ý ĐỂ TẬP CHO TRẺ ĂN DẶM CHỦ ĐỘNG.

- Bắt đầu ăn dặm chính thức khi trẻ đã biết giữ cổ tốt, đã có thể ngồi có hỗ trợ, có biểu hiện muốn ăn dặm và biết lùa thức ăn vào miệng chứ không có phản xạ lè lưỡi ra nhiều.

- Bắt đầu việc cho ăn bằng cách giới thiệu vị riêng lẻ cho trẻ. Khi trẻ đã chấp nhận vị riêng lẻ rồi, chúng ta mới nên nấu chung các vị với nhau nếu muốn.

- Nên sử dụng các loại thức ăn nhà làm và nên cho trẻ làm quen trước hết với những loại thực phẩm mà gia đình hay sử dụng. Không nên dựa vào thức ăn làm sẵn, ngoại trừ những thời điểm quá bận rộn hoặc đi chơi xa mà thôi.

- Không nên nêm nếm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi.

- Có thể bắt đầu bằng những thức ăn mềm nhuyễn và chuyển dần sang thức ăn thô, lợn cợn ít, lợn cợn nhiều trong khoảng vài tháng đầu tiên.

- Nhiều ba mẹ rất thích bắt đầu bằng phương pháp BLW bé tự chỉ huy, mà thấy trẻ chưa sẵn sàng, thì cũng không nên cố ép làm gì. Thay vào đó, chúng ta có thể cho trẻ tập BLW trước ở đầu cữ ăn và sau đó đút cho trẻ ăn những thức ăn thô có độ lợn cợn phù hợp.

- Bữa ăn nên chỉ kéo dài tối đa 30 phút mà thôi.

- Nên cho trẻ ăn theo nhu cầu và tuyệt đối không ép trẻ ăn.

Việc tập cho trẻ ăn dặm để con chủ động trong bữa ăn của mình thật sự không khó. Ba Mẹ chỉ cần một chút kiên nhẫn, tin tưởng và tôn trọng trẻ để trẻ tận hưởng trọn vẹn niềm vui trong từng bữa ăn, trẻ khỏe mạnh và không kén ăn sau này.

----

SỰ KẾT HỢP HOÀN HẢO GIÚP BÉ ĂN DẶM CHỦ ĐỘNG, AN TOÀN

Bình bóp chống hóc kidsme và Túi nhai chống hóc kidsme - Cặp đôi hoàn hảo cho bé ăn dặm chủ động từ lỏng sệt sang thô.

Trong 1000 ngày đầu đời, cơ thể trẻ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, đòi hỏi dung nạp đủ 4 nhóm chất là bột đường, đạm, béo, vitamin & khoáng chất cùng bộ đôi lợi khuẩn - chất xơ. Vì thế, bổ sung đủ dưỡng chất trong giai đoạn này rất quan trọng.

Không nên cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi (Nguồn: Shutterstock)

Khi con chuẩn bị bước vào tuổi ăn dặm, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin để cho con phát triển tốt nhất. Dưới đây là 3 điều cần tránh khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

Tránh cho trẻ ăn dặm sớm

Hiện nay, các bà mẹ thường có xu hướng cho trẻ ăn dặm sớm (trước 6 tháng) với suy nghĩ rằng"nếu cho con ăn dặm càng sớm thì trẻ càng được cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng và phát triển tốt hơn". Vì vậy, không ít các mẹ cho con ăn dặm từ khi bé chỉ mới 4 tháng tuổi và nếu con hợp tác thì sẽ cho bé ăn nhiều hơn.

Tuy nhiên, theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, vì trước 6 tháng tuổi, cấu trúc và chức năng hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, rất khó tiêu hóa trọn vẹn thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

Theo chuyên gia dinh dưỡng - Ths.BS. Nguyễn Viết Quỳnh Thư, nếu phải ăn sớm, đường ruột còn non yếu của trẻ rất dễ bị rối loạn, dẫn bị đau bụng, tiêu chảy, khó hấp thu, chuyển hóa và thải trừ. Không chỉ vậy, một số cơ quan khác như gan và thận cũng phải hoạt động hết công suất dẫn đến nguy cơ quá tải và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe trẻ.

Mặt khác, theo Cơ quan y tế quốc gia Anh (NHS), sữa mẹ có thành phần dinh dưỡng hoàn hảo cho bé trong 6 tháng đầu đời. Nếu ăn dặm sớm, lượng sữa trẻ bú mẹ sẽ giảm, dẫn tới trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, ốm vặt do vừa bỏ lỡ nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ vừa chưa hấp thu tốt dưỡng chất từ ăn dặm.

Tránh thay thế sữa cho những bữa ăn dặm của trẻ

Thay thế bữa ăn dặm cho trẻ bằng sữa là lựa chọn của nhiều ông bố, bà mẹ khi quá bận rộn mà trẻ lại không hợp tác trong ăn uống.

Uống sữa thay ăn dặm khiến bé lười ăn (Nguồn: Internet)

Theo bác sĩ Nguyễn Viết Quỳnh Thư, mặc dù sữa thay thế thức ăn trong giai đoạn đầu ăn dặm vẫn có thể đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, thế nhưng trẻ sẽ không có cơ hội làm quen với thức ăn, cũng như không có các kỹ năng ăn và tự chủ trong việc thiết lập hành vi ăn uống của bản thân.

Quan trọng hơn, giai đoạn này là thời điểm mà vị giác và khứu giác của trẻ hình thành nên sự yêu thích và trải nghiệm. Vậy nên cần đa dạng thực phẩm và khẩu vị cho trẻ, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất, góp phần hình thành thói quen ăn uống tốt,và phát triển tối ưu thể chất cho trẻ.

Nếu trẻ không thích ăn cháo, mẹ có thể đổi sang các loại bột ăn dặm. Bắt đầu với dạng bột mịn, khi bé đã thích nghi, bố mẹ có thể chuyển sang dạng đặc hơn. Đồng thời, mẹ kiên nhẫn cho trẻ ăn đúng bữa cố định để việc ăn dặm của trẻ dễ dàng hơn.

Tránh chế biến sai cách

Bố mẹ tự chuẩn bị món ăn sẽ giúp đảm bảo vệ sinh, hợp khẩu vị trẻ tuy nhiên cần chú ý kết hợp đủ 4 nhóm chất là bột đường, đạm, béo, vitamin & khoáng chất cùng bộ đôi lợi khuẩn - chất xơ.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần phải tìm hiểu kỹ về từng thành phần công thức kết hợp trong các món ăn để đảm bảo trẻ được bổ sung đúng, đủ, cân đối các nhóm dưỡng chất.

"Việc chế biến sai cách có thể làm giảm hàm lượng hoặc thậm chí mất đi một số dưỡng chất trong món ăn. Vì thế, bố mẹ có thể tìm hiểu thêm các kiến thức về dinh dưỡng hoặc có thể tham khảo các lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng", bác sĩ Quỳnh Thư nhấn mạnh.

Nếu tự chuẩn bị thức ăn, mẹ cần phải tìm hiểu kỹ về từng thành phần công thức kết hợp trong các món ăn

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Do đó, mỗi bậc phụ huynh cần tránh những sai lầm trên để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mỗi ngày.

Khi trẻ tập ăn dặm, các bà mẹ cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm bột ăn dặm chính hãng, uy tín trên thị trường, trong số đó là bột ăn dặm Vinamilk Ridielac Gold.

Với 1 tỷ lợi khuẩn* cùng 21 loại vitamin và khoáng chất cùng nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác, bột ăn dặm Ridielac Gold là một trong những giải pháp ăn dặm đúng - đủ - cân đối dinh dưỡng để giúp bé có thể khởi đầu hành trình ăn dặm hợp dinh dưỡng và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Đặc biệt, Ridielac Gold có 10 vị ngọt - mặn như Gạo Sữa, Yến Mạch Sữa, Bò Rau Củ, Cá Hồi Bông Cải Xanh, Heo Bó Xôi, … giúp bé có thực đơn ăn dặm thơm ngon, đa dạng, đổi món mỗi ngày.

* Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi.

Chủ đề