Khóa học đánh giá rủi ro năm 2024

HÓT HÓT HÓT. Tin mới nhất cho các anh/chị đang còn băn khoăn, chưa biết cách xây dựng quy trình NHẬN DIỆN MỐI NGUY- ĐÁNH GIÁ RỦI RO một cách bài bản để giảm thiểu tai nạn lao động xảy ra tại doanh nghiệp, nhà máy của mình đây.

Chưa biết cách NHẬN DIỆN MỐI NGUY -RỦI RO ư? đây sẽ không còn là nỗi lo của anh/chị khi tham gia khóa đào tạo có một không hai tại OPEN END JSC sẽ chính thức ra mắt vào thời gian này.

Mục tiêu ĐƠN GIẢN – QUY TRÌNH RÕ RÀNG – BIỆN PHÁP TỐI ƯU – VẬN HÀNH DỄ DÀNG anh/chị sẽ THỰC HÀNH được ngay khi kết thúc khóa học với

“BỘ GIẢI PHÁP ĐẶC BIỆT” thiết kế dành riêng cho tất cả các cấp quản lý và những người có trách nhiệm triển khai hệ thống AN TOÀN – SỨC KHỎE – MÔI TRƯỜNG muốn tham gia để có thể xây dựng hoàn thiện hơn trong quá trình sản xuất.

Vậy lợi ích khi tham gia khóa học này là gì? Đừng vội lướt qua nhé.

OPEN END JSC luôn hướng đến sự an toàn cho mọi doanh nghiệp trên khắp cả nước. Đánh giá rủi ro chắc hẳn rất nhiều anh chị đã làm rồi nhưng hiệu quả mang lại đạt bao nhiêu % số tai nạn lao động xảy ra hằng năm.

Đánh giá rủi ro như là một CÔNG CỤ, CHÌA KHÓA giúp anh chị hiểu rõ về bản chất của mối nguy, rủi ro. Vai trò tầm quan trọng của việc xác định các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc. Đánh giá được mức độ rủi ro có thể xảy ra. Từ đó có biện pháp khắc phục và cách loại bỏ thay thế những biện pháp không phù hợp với từng mối nguy, rủi ro mà anh/chị nhận diện.

CHỈ VỚI MỘT KHÓA HỌC mà giúp anh/chị có thể giải quyết tất cả các vấn đề về an toàn tại nhà máy, nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ của bản thân, cơ hội thăng tiến trong công việc thì tại sao lại bỏ qua cơ chứ.

Còn chần chờ gì nữa. Nếu anh/chị còn băn khoăn, lo lắng về các vấn đề rủi ro tại nhà máy. Muốn biết thêm thông tin chi tiết về các chương trình học cũng như ƯU ĐÃI dành riêng cho các anh/chị thì nhanh tay ib e nha. SỐ LƯỢNG CÓ HẠN!!!

Hãy tham thảo Các Khóa Học Quản Trị Rủi Ro và Kiểm Toán do các Giảng viên chuyên nghiệp tại Học Viện Đào Tạo Masterskills giảng dạy.

Khóa học đánh giá rủi ro năm 2024
Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ

Khóa học đánh giá rủi ro năm 2024
Kỹ Năng Quản Trị Rủi Ro

Khóa học đánh giá rủi ro năm 2024
Quản Trị Rủi Ro CNTT

Khóa học đánh giá rủi ro năm 2024
Kiểm Toán IT Nội Bộ

Bạn đang tìm kiếm khóa học theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp?


Chúng tôi hợp tác với bạn để đánh giá nhu cầu đào tạo hiện tại của tổ chức, đồng thời thiết kế khóa học phù hợp cho từng bộ phận cụ thể tại doanh nghiệp. Cần tư vấn chương trình đào tạo, Quý doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu hỗ trợ tại đây.

Đừng tiếc tiền cho một bộ phận hay một nhân sự chuyên về quản lý rủi ro hay kiểm soát nội bộ trong tổ chức của doanh nghiệp! Nhiều chủ doanh nghiệp không quan tâm đến quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ, họ chỉ chú ý tới khi bị “thiệt hại” cả TRĂM TỶ.

Bản chất của quản trị rủi ro và kiểm soát nên gắn liền với vận hành Business (MỤC TIÊU kinh doanh của chủ doanh nghiệp). Kế đó là xây dựng, ước tính mức THIỆT HẠI doanh nghiệp có thể “chịu đựng” khi triển khai phương án đó.

Nếu quản trị rủi ro là xuyên suốt, thì kiểm soát nội bộ sẽ theo một ĐỊNH KỲ nhất định. Đặc biệt rất nhiều “lỗ hổng” xảy ra trong quá trình kiểm soát nội bộ như: gian lận hoặc mất cắp do bên thứ ba hoặc nhân viên công ty gây ra, sai sót không cố ý của nhân viên có thể gây tổn thất không nhỏ cho DN, rủi ro KHÔNG tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh của công ty…

Để quản trị rủi ro phát huy tác dụng của nó, bạn hãy chắc chắn rằng mình đã nắm được các kỹ thuật về phân tích, nhận diện, đặc biệt việc phân loại rủi ro phải PHÙ HỢP với mục tiêu kinh doanh và loại hình hoạt động của DN. Tương tự một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, sẽ được thiết kế để NGĂN CHẶN gian lận, giảm thiểu sai sót, giúp doanh nghiệp TĂNG TRƯỞNG, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư thông qua sự kiểm soát chặt chẽ trong các báo cáo nội bộ của DN.

Khoá học quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ tại TACA được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn QUỐC TẾ về quản lý rủi ro” và kiểm soát nội bộ sẽ được thiết kế học theo CIA (Certified Internal Auditor) đào tạo kiểm toán nội bộ hoa kỳ IIA. Đây là khoá học sẽ giúp bạn TẬN DỤNG kiến thức để tăng khả năng nhận diện, đánh giá, kiểm soát một cách CHỦ ĐỘNG và lường trước được các mối nguy hiểm “ngầm” trong quá trình hoạt động. Không chỉ vậy, khoá học còn giúp bạn bổ trợ các kiến thức chuẩn để thi CIA hay các chứng chỉ về quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế.

Sau khi kết thúc khoá học, bạn có thể:

  • Nắm được các phương pháp xác định rủi ro và cách thức nhận diện, phân loại các loại rủi ro trong DN
  • Sở hữu quy trình quản lý rủi ro, cách lập bảng đánh giá xếp hạng rủi ro, ứng dụng được các công cụ đánh giá rủi ro
  • Biết cách lập kế hoạch chi tiết xử lý rủi ro. Hiểu và vận dụng được các yêu cầu và khung của ISO 31000 về các chuẩn mực quản trị rủi ro.
  • Nắm được quy trình thực hiện giám sát thực hiện quản lý rủi ro. Hiểu nguyên nhân gốc rễ về các gian lận, sai sót trong nội bộ doanh nghiệp đến từ đâu
  • Xác định được điểm quan trọng trong 1 hệ thống kiểm soát nội bộ theo chuẩn quốc tế: nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc lợi ích – chi phí.
  • Biết cách báo cáo kết quả, theo dõi thực hiện một cuộc kiểm toán nội bộ
  • Thiết lập được hệ thống thông tin phản hồi và ra quyết định nhanh chóng
  • Biết được các cách thức xây dựng các quy trình từ việc Xác định – đánh giá – quản lý – kiểm soát thông qua các Case-studies với các ngành kinh doanh khách nhau.

Phương pháp học tập:

  • Chuyên gia hướng dẫn xây dựng các chương trình kiểm soát và quản trị rủi ro thông qua các case studies với các ngành kinh doanh khác nhau.
  • Thực hành và thảo luận về hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp
  • Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro theo CIA (chương trình học cho các kiểm toán nội bộ quốc tế)
  • Kết hợp lý thuyết và bài tập thực hành trong quá trình giảng dậy truyền thụ kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế của Chuyên gia.
  • Tổng kết các kỹ năng hoặc phương pháp giải quyết cần cải tiến của học viên
  • Học viên và giảng viên sử dụng các phương pháp và kiến thức của chương trình và cùng trao đổi, giải quyết tình huống thực tế.

NỘI DUNG LỘ TRÌNH HỌC

Phần 1: Quản trị rủi ro và Hệ thống quản trị rủi ro (ERM)

1. Tổng quan bức tranh quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

– Vì sao phải quản trị rủi ro? Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro?

– Cách thức phân loại rủi ro (rủi ro về tài sản, rủi ro về nhân sự, rủi ro về thương hiệu, rủi ro tài chính kế toán, rủi ro về thuế, rủi ro tuân thủ…)

– Trách nhiệm thực thụ của người quản lý rủi ro trong 1 doanh nghiệp?

– Các chuẩn mực, thông lệ về QTRR. Phân tích và đánh giá ưu, nhược điểm của COSO ERM, ISO 31000.

– Danh mục rủi ro & các loại rủi ro trọng yếu thường xảy ra trong DN

– Mô hình quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế

– Thực trạng hệ thống quản trị rủi ro tại các DN VN

– Phân tích case thực tế về các doanh nghiệp sử dụng theo chuẩn ISO 31000

2. Cách thức triển khai và ứng dụng quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

– Thiết lập cơ cấu tổ chức về QTRR

– Các kỹ thuật đánh giá rủi ro

– Các bước triển khai kế hoạch xử lý rủi ro cho doanh nghiệp

– Triển khai quy trình quản trị rủi ro theo theo ISO 31000

+ Cách trao đổi thông tin và tham vấn

+ Nhận diện rủi ro

+ Đánh giá rủi ro (xếp loại rủi ro, lựa chọn tiêu chí rủi ro, phân tích rủi ro…)

+ Xếp loại ưu tiên rủi ro

+ Ứng phó rủi ro

+ Theo dõi và giám sát rủi ro

+ Cách thức lập hồ sơ và báo cáo

+ Ứng dụng quản trị rủi ro thực tiễn trong DN học viên”

3. Thực hành đánh giá rủi ro và tổng hợp hồ sơ rủi ro

– Thực hành xác định rủi ro trong doanh nghiệp học viên

+ Xác định rủi ro tài chính

+ Xác định rủi ro hoạt động

+ Xác định rủi ro chiến lược “

– Thực hành trao đổi với lớp học theo phương pháp brain storm về đánh giá rủi ro

– Thực hành nghiên cứu đánh giá rủi ro của DN như (nhân sự, tài chính kế toán, sale…)

– Tổng hợp chi tiết kết quả đánh giá rủi ro

– Xác định top các rủi ro hàng đầu

– Xây dựng heatmap

Phần 2: Xây dựng quy trình, thủ tục Kiểm soát hoạt động

1. Xây dựng kiểm soát mua hàng, tồn kho hàng hóa & trả tiền

– Sai phạm có thể xảy ra ở các khâu (Đề nghị mua hàng, Chọn lựa nhà cung cấp, Nhận hàng, Bảo quản hàng, trả tiền)

– Mục tiêu kiểm soát (tính hiệu quả, tuân thủ pháp luật, báo cáo đáng tin cậy)

– Các thủ tục kiểm soát (thủ tục chung, thủ tục kiểm soát cụ thể theo từng giai đoạn)

Kiểm soát quá trình mua hàng (yêu cầu mua hàng, phê duyệt mua hàng, lựa chọn nhà cung cấp, đặt hàng, xác nhận cam kết mua hàng)

  • Kiểm soát quá trình nhận hàng
  • Kiểm soát tồn kho
  • Kiểm soát nợ phải nợ phải trả người bán

– Phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua và nhập kho

– Xây dựng hệ thống kiểm soát mua – nhập kho hàng

– Các thủ thuật gian lận thường gặp trong chu trình mua hàng, tồn trữ và trả tiền

  • Mua hàng sử dụng cho mục đích cá nhân Thanh toán khống
  • Chọn nhà cung cấp với giả cả không hợp lý Thanh toán sai
  • Trộm cắp, biển thủ hàng

– Thực hành kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng trên doanh nghiệp thực tế

2. Xây dựng Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền

– Sai phạm có thể xảy ra ở các khâu (Xử lý đơn đặt hàng của khách hàng, xét duyệt bán chịu, giao hàng, lập hóa đơn, ghi chép doanh thu, theo dõi nợ phải thu khách hàng.

– Mục tiêu kiểm soát

– Các thủ tục kiểm soát (thủ tục chung, thủ tục kiểm soát cụ thể theo từng giai đoạn)

Kiểm soát quá trình tiếp nhận đơn đặt hàng và xét duyệt bán chịu

Kiểm soát quá trình giao hàng và lập hóa đơn

Kiểm soát việc thu tiền và nợ phải thu khách hàng

– Phân tích và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – Xây dựng hệ thống kiểm soát quy trình bán hàng

– Các thủ thuật gian lận thường gặp trong chu trình bán hàng – thu tiền

– Gian lận trong khâu xét duyệt bán hàng

  • Biển thủ tiền bán hàng thu được
  • Chiếm đoạt tiền khách hàng trả do mua hàng trả chậm
  • Thủ thuật xóa sổ nợ phải thu không đúng

– Thực hành kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng trên doanh nghiệp thực tế

3. Xây dựng Kiểm soát nội bộ chu trình tiền lương

– Sai phạm có thể xảy ra ở các khâu (Lập và thu thập các chứng từ ban đầu để tính lương, tính lương và các khoản khấu trừ, phát hành séc trả lương, nộp thuế thu nhập cá nhân và các khoản khấu trừ cho nhà nước, ghi sổ…)

– Mục tiêu kiểm soát

– Phân tích rà soát hay đánh giá tính hợp lí của chi phí tiền lương

– Xây dựng chính sách tiền lương

– Các thủ tục kiểm soát (thủ tục chung, thủ tục kiểm soát cụ thể theo từng giai đoạn)

  • Kiểm soát quá trình lập bảng chấm công và các tài liệu liên quan để tính lương Kiểm soát quá trình tính lương và các khoản khấu trừ.
  • Kiểm soát quá trình trả lương
  • Kiểm soát quá trình nộp thuế TNCN và các khoản khấu trừ cho nhà nước

– Các thủ thuật gian lận thường gặp trong chu trình bán hàng

  • Thu tiền Khai khống nhân viên hay tạo ra nhân viên ảo
  • Khai khống giờ công hay khai khống mức lương

– Thực hành kiểm soát nội bộ chu trình tiền lương trên doanh nghiệp thực tế

4. Xây dựng quy trình, thủ tục Kiểm soát tiền

– Sai phạm có thể xảy ra ở các khâu:

  • Thu tiền (thu trực tiếp từ bán hàng, thu nợ khách hàng, thu tiền từ thẻ tín dụng)
  • Chi tiền (chi trả nhà cung cấp, chi mua công cụ dụng cụ, chi tiếp khách, chi quảng cáo và tiếp thị, chi công tác phí, chi văn phòng phẩm, ch dịch vụ mua ngoài).

– Mục tiêu kiểm soát

– Các thủ tục kiểm soát đối với thu, chi và tồn quỹ, đối với tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

  • Thủ tục kiểm soát cụ thể đối với thu tiền mặt
  • Thủ tục kiểm soát cụ thể đối với chi tiền
  • Thủ tục kiểm soát thu tiền, chi tiền gửi ngân hàng Thủ thuật kiểm soát số dư

– Các trường hợp gian lận thường gặp đối với tiền và các biện pháp kiểm soát

  • Thủ thuật gian lận trong thu tiền
  • Thủ thuật skimming
  • Thủ thuật gối đầu
  • Chiếm dụng hay biển thủ tiền thu nợ của khách hàng)
  • Biển thủ ngân quỹ
  • Chi tiền (khai khống các khoản chi giả mạo, giả mạo séc để lấy tiền)

– Thực hành kiểm soát nội bộ chu trình tiền lương trên doanh nghiệp thực tế

5. Kiểm soát tài sản cố định hữu hình

– Sai phạm có thể xảy ra ở các giai đoạn (Quyết định đầu tư TSCĐ, sử dụng TSCĐ, ghi nhận thông tin, thanh lý tài sản cố định)

– Mục tiêu kiểm soát

– Xây dựng kế hoạch đầu tư tài sản cố định hữu hình

– Các thủ tục kiểm soát chủ yếu đối với tài sản cố định hữu hình

  • Thủ tục kiểm soát với việc Đề xuất mua tài sản
  • Thủ tục kiểm soát đối với Xét duyệt mua tài sản
  • Thủ tục kiểm soát đối với lựa chọn nhà cung cấp
  • Thủ tục kiểm soát đối với lập đơn đặt hàng
  • Thủ tục kiểm soát đối với nhận tài sản cố định
  • Thủ tục kiểm soát đối với ghi nhận tài sản cố định
  • Thủ tục kiểm soát đối với giao trách nhiệm quản lý tài sản
  • Thủ tục kiểm soát đối với kiểm kê tài sản
  • Thủ tục kiểm soát đối với tính và ghi chép khấu hao tài sản cố định
  • Thủ tục kiểm soát đối với ghi nhận nợ phải trả và thanh toán cho nhà cung cấp
  • Thủ tục kiểm soát đối với sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định
  • Thủ tục kiểm soát đối với thanh lý tài sản cố định

– Các trường hợp gian lận thường gặp đối với tài sản cố định hữu hình và thủ tục kiểm soát

– Thực hành kiểm soát nội bộ chu trình tiền lương trên doanh nghiệp thực tế

Phần 3: Kiểm toán ERM, Kiểm soát nội bộ

1. Tổng quan về kiểm toán nội bộ (Internal Audit)

– Tiêu chuẩn của một kiểm toán ERM là gì?

– Hiểu về mô hình 3 tuyến: nhiệm vụ mỗi tuyến là gì, sự phối hợp giữa các tuyến trong hoạt động doanh nghiệp

– Giá trị của Internal Audit đối với hệ thống ERM của doanh nghiệp

– Vai trò của nhà đầu tư trong hệ thống kiểm soát nội bộ

– Nhân tố đe doạ sự hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ

– Cấu trúc của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp

– Quy trình thực hiện 1 cuộc kiểm toán/ tư vấn

– Thiết lập môi trường kiểm soát

– Đánh giá và Quản trị rủi ro của hệ thống KSNB

– Kiểm soát nội bộ trong kế toán

2. Kiểm toán nội bộ ứng dụng trong QLRR (về thiết kế)

– Cách phát hiện gian lận trong doanh nghiệp

– Các thiếu sót trong hệ thống kiểm soát nội bộ dẫn tới gian lận

– Phòng tránh gian lận trong doanh nghiệp

– Phương pháp thực hiện kiểm toán khung QLRR: Phương pháp yếu tố quy trình, phương pháp các nguyên lý, phương pháp mô hình trưởng thành

– Báo cáo kết quả

3. Kiểm toán tính hiệu quả QTRR (về thực tế)

– Đánh giá rủi ro của IA để xác định chủ đề kiểm toán [Sử dụng profile rủi ro và bảng đánh giá rủi ro của doanh nghiệp, tự thực hiện đánh giá rủi ro độc lập] (thực hiện trên case study).

– Xây dựng chương trình kiểm toán: Xác định mục tiêu, phạm vi công việc, thủ tục kiểm toán, nguồn lực, thời gian (thực hiện trên case study)

– Thực hiện cuộc kiểm toán (thực hiện trên case study)

– Báo cáo kết quả cuộc kiểm toán (thực hiện trên case study)

– Theo dõi thực hiện các kiến nghị (thực hiện trên case study)

4. Thực hành và thảo luận về hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

Chuyên gia: Phạm Thanh Tùng

– Giảng viên cao cấp TACA Academy

– Trưởng ban Kiểm toán Nội bộ tại CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC), Thành viên Ban Kiểm soát của Công ty Sa Giang (HNX: SGC), ủy viên HĐQT/HĐ Giám sát của IIA Việt Nam, đại diện chính thức của IIA Global tại Việt Nam. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, quản lý rủi ro, xây dựng SOP và xử lý khủng hoảng,…

– Sở hữu chứng chỉ CIA từ tổ chức IIA cùng chứng chỉ CISA từ tổ chức ISACA.

Trợ giảng: Nguyễn Văn Nghiệp

– Trưởng ban kiểm soát nội bộ, ASG Logistics. Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán ERM, quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ,…

– Sở hữu chứng chỉ CIA từ tổ chức IIA.

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

  • Giám đốc điều hành, chủ doanh nghiệp, trưởng các bộ phận chức năng: mua hàng, bán hàng, nhân sự…
  • Phòng kế toán (Đặc biệt: Kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng).
  • Ban kiểm soát doanh nghiệp, phòng quản trị rủi ro, phòng kế hoạch, phòng nhân sự.
  • Thành viên bộ phận pháp chế và phòng chống gian lận.
  • Cá nhân mong muốn nâng cao nhận thức và kinh nghiệm liên quan tới xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.

Đăng ký khoá học Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ

Khóa học đánh giá rủi ro năm 2024

THÔNG TIN CHI TIẾT KHÓA HỌC:

Lịch học:

  • Chiều thứ 7 (14h – 17h)
  • Ngày chủ nhật (8h30 – 11h30, 13h30 – 16h30)

Địa điểm: Online Trực Tuyến – Phần mềm Zoom Meeting Pro

Tổng số buổi: 9 buổi

Học phí: 6.500.000 vnđ/học viên

Ưu đãi:

– Giảm 5% cho 1 học đăng ký chuyển khoản sớm

– Giảm 10% đăng ký nhóm 3 người đăng ký chuyển khoản sớm

– Giảm 15% dành cho học viên cũ hoặc nhóm 5 người đăng ký chuyển khoản sớm

Quý công ty có nhu cầu đào tạo in-house vui lòng tham khảo thông tin riêng tại đây!

FAQ

  • Nếu đăng ký mà không đi học được, Taca Academy có bảo lưu khóa học cho học viên không?

Trả lời: Có. Vì lý do cá nhân, không thể tham gia khóa học. Học viên sẽ được bảo lưu với đầy đủ quyền lợi về học phí ưu đãi, quà tặng và được ưu tiên tham gia khóa học tiếp theo.

  • Học viên có được quay phim hoặc sử dụng hình ảnh trong khoá học hay không?

Trả lời: Toàn bộ nội dung trong khoá học và hình ảnh khoá học thuộc về bản quyền của Taca Academy. Vì thế học viên sẽ không được quay phim/sử dụng video trong khoá học cho mục đích riêng cá nhân/tổ chức hay sử dụng ảnh lớp học để chạy các quảng cáo khác (trừ khi có sự cho phép bằng văn bản của Taca)

  • Taca Academy có chính sách hoàn lại học phí không?

Có. Trong trường hợp bất khả kháng Taca có hoàn lại học phí cho học viên. Số tiền hoàn về tương ứng với số buổi học còn lại mà học viên chưa tham gia, trừ đi 20% tiền phí quản lý.

  • Cách nhận diện rủi ro

Trong tất cả mọi loại rủi ro trong doanh nghiệp, rủi ro tài chính rất đa dạng và dạng nào cũng có thể dẫn đến hậu quả “chết người” đối với doanh nghiệp. Dưới đây là một số rủi ro liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động quản trị tài chính của các doanh nghiệp mà nhiều khi HĐQT / CEO / CFO không thấy hết, hoặc coi thường, hoặc bỏ qua, dẫn đến khi xảy ra, chỉ cần một trong số các trường hợp dưới đây, là doanh nghiệp đã có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm:

– Rủi ro pháp lý (ví dụ, nâng vốn giá trị tài sản để vay vốn, che giấu lợi nhuận khi khai thuế, che giấu thông tin, báo cáo tài chính không trung thực…).

– Rủi ro tín dụng (ví dụ, chậm trễ trả nợ đến hạn nên bị ngân hàng cắt luôn, không cho vay nữa hoặc cho vay với điều kiện ngặt nghèo hơn).

– Rủi ro thanh khoản (ví dụ, do quản lý dòng tiền kém nên xảy ra thiếu hụt tiền mặt để thanh toán nợ đến hạn hoặc tài trợ cho các hoạt động quan trọng và khẩn cấp…).

– Rủi ro nợ xấu (ví dụ, bị khách hàng chây ì, lừa đảo, chiếm dụng vốn…)

– Rủi ro mua hàng (ví dụ, công ty ứng trước tiền nhưng nhà cung cấp không giao hàng, hoặc giao hàng sai chất lượng, số lượng…)

– Rủi ro thất thoát (ví dụ, bị nhân viên gian lận, tham ô, ăn cắp…)

– Rủi ro đầu tư và quản lý đầu tư (ví dụ, đầu tư kém hiệu quả, gây thua lỗ; quản lý đầu tư kém, gây thất thoát…)

– Rủi ro hợp đồng (ví dụ, hợp đồng thiếu chặt chẽ gây bất lợi về mặt nghiệm thu, thanh toán hay thu tiền…)

– Rủi ro giao dịch (ví dụ, có nhầm lẫn, sai sót trong giao dịch tài chính, gây thiệt hại)

– Rủi ro lãi suất (ví dụ, vay tiền với lãi suất thả nổi, khi lãi suất tăng cao bất thường, công ty thiệt hại nhiều)

– Rủi ro tỉ giá (ví dụ, biến động tỉ giá USD/VNĐ vừa qua gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp vay ngoại tệ hoặc mua hàng theo giá USD)

– Rủi ro hệ thống quản lý tài chính

+ Tạo lỗ hổng trong quản lý gây chiếm dụng, thất thoát tiền bạc (ví dụ, vụ Huỳnh Thị Huyền Như ở Vietinbank)

+ Quy trình, quy định bất hợp lý hoặc không được tuân thủ, gây ảnh hưởng đến việc thu, chi, quản lý hàng hóa, tài sản, tạo kẽ hở cho thất thoát tiền bạc, tài sản (ví dụ, quy trình chi thanh toán thiếu khâu đối chiếu, kiểm tra nên bị lợi dụng và chi sai).

+ Quy trình ra quyết định bất hợp lý, kém hiệu quả, dẫn đến sai sót, thiệt hại về tài chính…

+ Các bộ phận, cá nhân phối hợp kém, gây thiệt hại về tài chính…

– Rủi ro kiểm toán (ví dụ, bị xuất toán, công bố thông tin bất lợi…)

– Rủi ro giá cổ phiếu (ví dụ, bị đẩy giá, đè giá bất thường, gây nguy cơ bị thâu tóm)

– Rủi ro con người trong bộ phận tài chính (ví dụ, đạo đức kém, tiết lộ bí mật tài chính, thiếu năng lực, thiếu ý thức dẫn đến thiệt hại tài chính..)

– Rủi ro hoạch định tài chính (ví dụ, hoạch định dòng tiền sai, gây thiệt hại)

– Rủi ro báo cáo quản trị (ví dụ, báo cáo số liệu sai dẫn đến ra quyết định sai)

– Rủi ro chiến lược (ví dụ lựa chọn chiến lược đầu tư sai, gây hậu quả lớn)…

Và còn nhiều dạng rủi ro khác liên quan đến hoạt động quản trị tài chính, không thể liệt kê hết ở đây. Những rủi ro trên có tính “thực tiễn” rất cao, và thực tế từng xảy ra trong ở nhiều doanh nghiệp, không phải chỉ là những cụm từ ở trong lý thuyết.