Khoai tây dây leo có tốt không

Khoai tây dây leo độc dị nhất thế giới không ra củ mà chỉ ra quả đang khiến hội các bà mẹ bỉm sữa mê mệt thích thú.

Khoai tây dây leo còn được gọi là khoai trời.

Khoai tây dây leo có tốt không

Tên khoa học của nó là Dioscorea bulbifera.

Khoai tây dây leo có tốt không

Khoai tây dây leo có nhiều ở Châu Phi, Châu Á và một số nước Châu Mỹ.

Khoai tây dây leo có tốt không

Cây khoai tây lạ này phát triển ở dạng dây leo.

Khoai tây dây leo có tốt không

Nó không ra củ như khoai tây bình thường mà củ khoai lại phát triển ở dạng quả mọc dọc theo thân leo.

Khoai tây dây leo có tốt không

Một cây khoai tây có thể cho rất nhiều củ.

Khoai tây dây leo có tốt không

Củ khoai tây dây leo nhìn bề ngoài có hình dáng khá giống với khoai tây Đà Lạt Việt Nam.

Khoai tây dây leo có tốt không

Tuy nhiên, lớp vỏ bên ngoài của giống khoai này khá cứng, có thể lột ra được.

Khoai tây dây leo có tốt không

Khoai có thể ăn khi gọt sạch lớp da và cùi màu xanh ở bên ngoài đi.

Khoai tây dây leo có tốt không

Thịt trong cùng của củ khoai này có màu vàng nghệ khá đẹp mắt.

Khoai tây dây leo có tốt không

Một củ khoai tây dây leo loại to có thể nặng đến 2kg, 3kg thậm chí 4kg.

Khoai tây dây leo có tốt không

Là loại củ có thể ăn được, tuy nhiên nhiều tài liệu vẫn khuyến cao nên cẩn trọng khi dùng khoai tây dây leo làm thực phẩm vì nó có chứa một số độc tố thuộc nhóm steroid, diosgenin có thể ảnh hướng xấu tới sức khỏe.

Sự phân bố của loài khoai trời (Dioscorea bulbifera L.) trên thế giới coi rộng rãi nhất so với tất cả các loài khác cùng chi. Cây mọc tự nhiên và được trồng ở khắp các vùng nhiệt đới, bao gồm cả vùng nhiệt đới núi cao và cả ở vùng cận nhiệt đới, kể từ vùng ven biển Đại Tây Dương của châu Phi sang đến châu Mỹ, các đảo ở Thái Bình Dương và đến các quốc gia ở vùng Đông Nam Á, Nam Á và cả ở Trung Quốc.

Loài khoai trời ở Đông Nam Á có sự đa dạng cao, với 4 thứ (var.) như:

  • D. bulbifera var. bulbifera: cây mọc tự nhiên khắp vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, lá hình tim ngắn; củ (cả dải mài) có vị chát, nếu không chế biến, ăn vào sẽ gây nôn
  • D. bulbifera var. heterophylla (Roxb.) Prain ct Burkill: mọc tự nhiên chủ yếu ở bán đảo Malaysia, lá hình tim dài. Củ và dái mài ăn được nhưng phải chế biến kỹ.
  • D. bulbifera var. suavior Prain et Burkill: cây trồng, nhưng có nơi đã trở thành hoang dại hoá. Có ở Java, Madura, Buru, Hamahera, Đông – Nam Niu Ghinê và một số đảo ở phía Đông Níu Ghing. Thịt củ của cây màu xám trắng, có vị chát và đắng, phải chế biến kỹ trước khi nấu để ăn.
  • D. bulbifera var. sativa Prain: cũng là cây đã được đưa vào trồng, đồng thời cũng còn quần thể mọc hoang dại, tại Malaysia, Singapo, Jaya, Niu Ghinê, Ấn Độ, Nhật Bản và một số đảo ở Thái Bình Dương. Củ vẫn có vị chát và gây nôn, nhưng củ to và nhiều cái mài hơn các thứ (var.) trên, bởi vậy cây được trồng ở nhiều nơi,

Trong 4 thứ (var). trên, cây khoai trời ở nước ta thuộc dạng thứ nhất (D. bullifera var. bulbifera). Cây phân bố tự nhiên rải rác khắp các tỉnh, từ vùng núi cao khoảng 1.600m xuống đến tận vùng đồng bằng: Lai Châu (Phong Thổ, Than Uyên, Sin Hồ); Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát); Hà Giang (Yên Minh, Quản Bạ); Cao Bằng (Hà Quảng); Lạng Sơn (Hữu Lũng); Quảng Ninh (Quảng Yên); Sơn La (Mộc Châu); Điện Biên (Điện Biên Đông); Hà Nội (Ba Vi); Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng và còn có ở một số tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Cây leo bằng thân quấn, ưa sáng, ưa ẩm; thường mọc ở ven rừng, dọc theo các bờ khe suối cửa rừng, nhất là ở các bờ nương rẫy. Cây ra hoa quả nhiều năm. Tái sinh tự nhiên tốt bằng hạt và bằng các dải mài, khi tiếp xúc với mặt đất đều mọc lên cây mới. Củ ăn được, nhưng phải ngâm nước gạo, nước tro bếp và nấu kỹ,

Bộ phận dùng

Thân rễ và dái củ.

Thành phần hóa học

  • Củ nấu kỹ ăn được, củ và dái củ chứa glycosid độc có tên là diosbulbin A tan trong nước nóng và betatasin (Phạm Hoàng Hộ, 2006). Ngoài ra còn có albuminoid, chất béo, carbohydrat [The wealth of raw material in India, 1996].
  • Theo các tác giả Trung Quốc, khoai trời còn chứa diosbulbin B và H, D – sorbitol, 2, 4, 6, 7 – tetrahydroxy – 9 – 10 -dihydro- phenanthren và 2, 4, 5, 6 -tetrahydroxy-phenanthren.
  • Loài khoai mỡ dại (D. villosa) chứa dioxin, 8 – sitosterol, alcaloid, tanin và tinh bột (Andrew chevallier, 2006).

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn:

Phân đoạn tan trong diclormethan của các chiết thổ rễ củ cây khoai trời và 2 chất diterpenoid clerodan là bafoudiosbulbin A1 và B2 phân lập từ rễ củ khoai trời đã được nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn, dùng hai kỹ thuật là khuếch tán trên thạch và hệ nồng độ pha loãng. Kết quả cho thấy cả cao và cả hai clerodan đều có tác dụng ức chế sự phát triển có ý nghĩa trên các vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, Salmonella paratyphi A và Salmonella paratyphi B (Teponno et al., 2006).

Tác dụng kích thích sự thực bào:

Trong môi trường có các đại thực bào và vị khuẩn, dịch chiết rễ củ khoai trời có tác dụng kích thích sự thực bào đối với vi khuẩn. Kết quả được chứng tỏ khoai trời có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn của đại thực bào. Mặt khác cũng cho thấy có tác dụng chống ung thư [Chang, 1992: 224].

Tác dụng ung thư:

Dịch chiết khoai trời có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào u Sarcoma-180 và cả tế bào ung thư cổ tử cung người khi cấy vào chuột nhắt trắng [Chang, 1992: 224].

Tác dụng gây độc gan:

Tác dụng gây độc gan của thân rễ cây khoai trời đã được nghiên cứu trên bốn lô chuột cống trắng: lô I đối chứng uống nước có pha 20% polyvinyl pyrolidon; lô II có 10% cao methanol toàn phần; lô III có 5% phân đoạn chiết cloroform và lô IV có 5% phân đoạn methanol (sau khi đã chiết lấy phân đoạn cloroform) của bột thân rễ cây khoai trời. Các thông số theo dõi là bilirubin trực tiếp, glutamic – pyruvic transaminase (GPT); chỉ số gan (liver index); xét nghiệm hình thái gan và mô học gan trên kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử. Kết quả cho thấy, lô II và lô III có biểu hiện độc có ý nghĩa trên gan.

Như vậy, phân đoạn chiết bằng cloroform của thân rễ khoai trời là phân đoạn gây độc trên gan (Tan et al., 2003).

Tính vị, công năng

Thân rễ (củ) khoai trời của những cây mọc hoang dại có thịt vị đắng, màu vàng chanh hay màu kem, tính bình, có công năng giáng hoả, lương huyết, tiêu bướu, gây buồn nôn; chất dịch màu tím nhạt ở củ có độc. Do trồng trọt nên vị đắng và độc tính giảm và có thể ăn được.

Công dụng

Củ dái và củ dưới đất (thân rễ) khoai trời được dùng chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam. Ngày dùng 8 – 16g củ khô sắc uống. Nếu họ thì dùng củ dái tốt hơn. Còn dùng chữa bướu cổ, sưng tuyến giáp, viêm hạch bạch huyết, lao hạch, viêm dạ dày, ruột. Liều dùng mỗi ngày 10 – 15g sắc nước uống có thể dùng đến 30g một ngày.

Để chữa đau đầu, thái lát củ khoai dái tươi, dán vào hai bên thái dương.

Để dùng ngoài, lấy khoảng 20 – 30g củ dài hoặc thân rễ (củ dưới đất) tươi, cạo bỏ vỏ, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp vào chỗ sưng tấy, mụn nhọt, rắn cắn, chó dữ cắn.

Củ dái và củ dưới đất có độc, nhưng gọt sạch vỏ, ngâm nước và rửa nhiều lần rồi luộc kỹ thì chất độc bị loại bỏ đi và có thể ăn được. Bột khoai trời cũng tương tự như bột ngũ cốc và bột gạo.

  • Ở Indonesia, dái củ được dùng chữa đau bụng, củ (thân rễ) được dùng chữa viêm hạnh nhân, áp xe, sưng phồng và để chống độc; toàn cây để lợi sữa [Med. herb index, 1995: 287].
  • Nhân dân vùng phía Tây đảo New Guinea (thuộc Indonesia) dùng khoai trời để chữa ia chảy (Holdsworth, 2001).
  • Ở Ấn Độ, khoai dái và củ dưới đất có vị đắng, cay nồng được dùng tươi, giã nát, đắp để chữa lở loét ngoài da; có thể phơi khô, tán bột, rắc lên chỗ lở loét (củ của cây mọc hoang được coi là có tác dụng tốt hơn). Dùng trong (thường dùng dái củ) phối hợp với thìa là, đường, sữa để trị trĩ, giang mại, lỵ. Bột dái củ có tác dụng sẵn se, được dùng chữa ia chảy; thường lấy bột chế thành viên để uống [Chopra et al., 2001: 97; Nadkarni, 1999: 450]. Còn được dùng làm mạnh dạ dày, làm ăn ngon, trị khó tiêu, đau bụng, lợi tiểu, chữa đái són [Kirtikar et al., 1998, IV: 2486].

Bài thuốc có khoai trời

Chữa bướu cổ, sưng tuyến giáp:

Lấy 200g củ đã gọt vỏ, thái lát, phơi khô, ngâm với 1 lít rượu trắng trong ít nhất một tuần. Chiết lấy nước, mỗi lần uống một chén con (30ml), ngày 3 lần. Có thể dùng củ khoai trời, gan vỏ, thái lát, phơi khô, tán bột, mỗi ngày uống 15g bột chia làm 2 – 3 lần [Chang, 1992: 225].

Chữa các loại ung thư:

Ung thư trực tràng, ung thư tim, ung thư dưới thực quản (trong đó có ung thư dạ dày), ung thư cổ tử cung, ung thư vú: lấy 500g củ khoai trời đã thái thành lát mỏng, rửa với 1500ml rượu, năm chặt các lát khoai trời lại, rồi lấy bột thạch cao trộn với nước, đắp kín bên ngoài, vùi vào tro nóng đỏ (tro của vỏ hạt kê) trong hai giờ. Sau đó ngâm các lát khoai trời với 1 lít rượu hoặc nước sôi để nguội trong 7 ngày. Lọc lấy nước uống mỗi ngày 50 – 100 ml chia làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống một ít [Tài liệu đã dẫn].