Kí hiệu bản vẽ 1 1 50 là gì năm 2024

Quên một điều quan trọng . Các bạn phải biết mình sẽ in ra khổ giấy nào A1, A2, A3...thi phải tạo Khung tương tự trong layout nhé đúng kích thước của khổ giấy đó . Sau đó mới tạo các MV trong các khung đó . Khi in ra các bạn phải để tỷ lệ 1/1 nhé .

E rất thú vị và đồng tình với Bác SSG, E cũng là dân Cơ Khí, Nhưng E ko chuyên như Bác. Nhưng E hoàn toàn đồng tình với Bác SSG đã chia sẻ.

Theo E thì bản vẽ Cơ Khí vẫn gian truân nhất đấy các bác ạh! Có gì mạo phạm xin cáo lỗi cùng các Bác nhé.

Nếu có dịp E rất muốn mời Bác SSG uống Cafe và làm quen cùng Bác, Hi...Hi. (Email: minhtuan60212@yahoo.com)

Thân chào các Bác!

Để khỏi phải nhắc lại nhiều lần, quy ước:

Phương án 1 (PA1): là cách làm theo kiểu “nhẩm-tính-nhân-chia-vẽ”

Phương án 2 (PA2): là cách làm theo kiểu “muốn bao nhiêu cứ phang bấy nhiêu”

Chính xác! Không thể thoát khỏi việc nhẩm-tính-nhân-chia. Không scale object thì buộc phải scale các yếu tố khác: paper, text, dim, hatch…. Tuy nhiên, những yếu tố đó trong 1 bản vẽ chỉ làm 1 lần, nhiều lắm là vài lần cho vài kiểu khác nhau.

Tất cả những thiết lập trên, user có thể tốn khá nhiều công sức để chăm chút, chỉnh sửa… nhưng cũng chỉ 1 lần duy nhất và saveas *.dwt. Sau đó cứ ung dung mà xài, hầu như không bao giờ bận tâm đến nữa. Ví dụ như chỗ ssg, luôn luôn có sẵn (từ năm nảo năm nào không nhớ nữa) các bản vẽ mẫu dạng như:

- A3N1-1.dwt: bản vẽ mẫu với khổ giấy A3, nằm ngang, tỷ lệ 1/1

- A2D1-10.dwt: bản vẽ mẫu với khổ giấy A2, đặt đứng, tỷ lệ 1/10 v.v…

Trong những bản vẽ này, nhìn vào chỉ thấy cái khung bản vẽ và khung tên. Nhưng bên trong nó, tất cả những thiết lập về paper, text, dim, hatch, layer, linetype, lineweight, plot setting, các block thông dụng… đã có sẵn. Trước khi bắt đầu bản vẽ, user căn cứ vào những gì dự định thể hiện, chọn lấy 1 bản *.dwt phù hợp. Sau đó cứ vô tư vẽ theo PA2. Ngay cả khi in, không cần preview, cứ nhập lệnh plot rồi OK một cách rất tự tin. Ngoại trừ những tính toán về kỹ thuật chuyên môn và một vài trường hợp cần thiết nào đó, ssg hầu như không đụng đến cái calculator khi vẽ, dù bản vẽ có phức tạp cỡ nào. Bạn cũng nên lưu ý rằng, việc nhẩm tính trong đầu 1m = 1000mm không thể so sánh với việc dùng calculator thực hiện phép chia 77.3/4

Nếu theo PA1, bạn phải thực hiện cái vòng lặp “nhẩm-tính-nhân-chia-vẽ” không biết bao nhiêu lần mà đếm. Lần này qua lần khác, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác… không gọi là “phản AutoCAD” thì gọi là gì?

Đó là chưa nói gì đến ứng dụng lisp. Bạn là lispter, bạn thừa biết rằng những thiết lập paper, dim, text, ltype… chẳng là cái “đinh” gì. Không cần các bản vẽ mẫu *.dwt có sẵn, user chỉ chạy 1 lần lệnh lisp là có ngay mọi thứ như ý. Trong khi đó, nếu bạn lập trình cho object, dù có tinh vi, có hoành tráng cỡ nào cũng chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu thực tế.

Chỗ này cần phân tích thêm một chút ý kiến của vndes. Theo bạn, cứ vẽ bình thường giống như PA2. Khi hoàn thành thì scale toàn bộ những cái đã vẽ theo tỷ lệ phù hợp là xong, không phải lăn tăn điều gì đúng không? Có lẽ bạn không phải là designer nên nghĩ đơn giản vậy thôi. Kiểu làm này có thể thích hợp khi bạn chỉ đơn thuần vẽ lại (không gọi là thiết kế) theo một mẫu có sẵn nào đó và chỉ một mình nó, không có mối liên hệ nào với những bản vẽ khác, đối tượng khác trong một project.

Thực tế phức tạp hơn nhiều vì quá trình lập bản vẽ là sự kết hợp chặt chẽ “2 trong 1” của Thiết kế + Vẽ. Trong quá trình đó, bất kỳ 1 đường nét, 1 yếu tố nào được vẽ ra đều có sự cân nhắc, tính toán, phân tích, đối chiếu với những yếu tố đã có xung quanh. Những cái để tham chiếu có thể là bạn vừa vẽ ra, có thể là copy hoặc reference từ các bản vẽ khác có sẵn.

Những câu hỏi dạng như “chiều dài đoạn này có đúng không”, “khoảng cách từ đây đến kia có ổn không”, “diện tích hình nọ như vậy có phù hợp tiêu chuẩn không”, hay phức tạp hơn là “mặt cắt ngang cái dầm này liệu có bị… sụm bà chè khi chịu tải không”, “trọng lượng khối 3DSolid này như vậy có kinh tế không”….luôn luôn xuất hiện liên tục trong quá trình thiết kế-vẽ. Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể có câu trả lời chính xác khi toàn bộ các yếu tố hình học của các đối tượng có liên quan đều được lập đúng với kích thước thật của nó.

Lý do thứ 2 cũng không kém phần quan trọng là để hoàn thiện một thiết kế, tổng thời gian edit nhiều hơn gấp nhiều lần thời gian create (không biết bao nhiêu lần, tuỳ theo mức độ phức tạp của project). Bạn hoàn thành 1 bản vẽ, có thể nói là rất ưng ý, hết chỗ chê. Nhưng khi bạn lập bản vẽ thứ 2, bạn mới tá hoả ra rằng không có cách gì cho nó phù hợp với bản thứ nhất -> phải chỉnh sửa, move, copy, stretch… tá lả trên bản 1 -> “nhẩm-tính-nhân-chia” khi vẽ khổ 1 thì với edit khổ gấp mười! Chưa hết, khi hoàn thành toàn bộ project, mang lên trình, sếp bảo: cậu sửa chỗ này một chút, chỉnh chỗ kia một tí. Cái “một chút, một tí” của sếp tương đương với mấy ngày làm cả ngoài giờ của cả phòng! Còn nữa, sếp duyệt rồi, nhưng khi chuyển cho khách hàng xem, họ bảo: tôi thích kiểu như vầy, như vầy hơn…. Khách hàng là Thượng đế, phải chiều thôi! Với cung cách như vậy, đụng đến chỗ nào cũng phải “nhẩm-tính-nhân-chia” thì có mà “tẩu hoả nhập ma”!

Ssg không hiểu nhiều lắm về ngành của bạn nhưng vẫn thấy thế này:

Trong các bản vẽ quy hoạch, người ta vẫn vẽ bản hiện trạng và quy hoạch mới cùng một kiểu, cùng tỷ lệ và chồng lên nhau để so sánh, đối chiếu, phân tích…Không như vậy thì lấy cơ sở nào để tính toán diện tích đền bù giải toả chẳng hạn?

Rất nhiều công trình xây dựng được phát triển trên hiện trạng có sẵn. Người ta có thể không phá bỏ hoặc chỉ phá bỏ 1 phần các công trình đang có. Những thiết kế dạng này cũng giống như bên quy hoạch. Không vẽ trùng khớp nhau, cái xây mới cứ lấn vô tư vào cái có sẵn của người ta à?

Ssg cũng đã thấy người ta vẽ bản chung bao gồm cả các bản vẽ xây dựng, điện nước, chiếu sáng, điều hoà thông gió chồng lên nhau với những layer khác nhau, cái nào không cần thì tắt nó đi. Vẽ với kích thước thật chắc có lẽ sẽ thuận tiện hơn nhiều khi cần tính tổng chiều dài dây điện, ống nước, tính diện tích hoặc thể tích phòng để bố trí chiếu sáng, điều hoà...?

Về bản vẽ mặt bằng móng và chi tiết móng. AutoCAD vẫn có một giải pháp rất hữu hiệu cho những người theo PA2 là dùng layout để trình bày. Kiểu bản vẽ như thế này trong ngành Cơ khí vẫn thường hay gặp (dạng hình trích, phóng to để thấy rõ chi tiết trong bản vẽ chung). Trên thực tế, bản thân ssg vẫn có khi làm theo kiểu scale hình và đổi dimstyle. Tuy nhiên, dù có làm như vậy, trong thâm tâm mình vẫn biết rằng đó là giải pháp tình thế trong một số trường hợp riêng nào đó thôi. Phương pháp cơ bản và "chính thống" chỗ ssg vẫn là dùng layout.

Ssg cũng xin nói thêm một chút về hệ thống CAD/CAM/CAE (thiết kế-chế tạo-tính toán kết cấu với sự trợ giúp của máy tính). Những ai phải thường xuyên trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm trên với nhau đều nhận thức được rằng, vẽ các yếu tố hình học (geometry) theo đúng kích thước thật (real size) là điều bắt buộc hiển nhiên. Ví dụ đơn giản nhất là máy cắt tole CNC dùng plasma (được dùng khá phổ biến trong ngành Đóng tàu). Muốn cắt 1 tấm tole 500x800 chẳng hạn, bạn phải vẽ nó đúng 500x800. Nếu vẽ 50x80 và có ghi thật to tỷ lệ 1/10 "nó" cũng chẳng hiểu và “vô tư” cắt cho bạn 1 tấm chưa bằng bàn tay!

Qua ví dụ trên có thể nói rằng, cái tỷ lệ bản vẽ chẳng qua là quy ước khi con người có nhu cầu in ra giấy. Khi bạn vẽ đúng kích thước thật, bản thân đối tượng CAD được save trong computer có giá trị hơn gấp nhiều lần “cái vỏ” của nó mà bạn thấy trên giấy khi in ra. Một đối tượng CAD vẽ không đúng kích thước thật, hoàn toàn không đủ “tư cách” để giao tiếp với các phần mềm CAD/CAM/CAE khác: không thể dùng được cho CAM để lập trình gia công, không thể đưa vào CAE để tính toán sức bền… Một bản vẽ CAD nếu được lập theo PA1, ngoài cái mác là “vẽ bằng máy tính”, ăn theo những tiện ích chung nhất của computer, bản chất của nó không khác bản vẽ bằng bút chì và thước kẻ của ngày xưa là mấy! Dùng CAD như vậy cũng giống như nhiều “cơ quan ban ngành” được trang bị các computer đời mới rất hoành tráng nhưng sử dụng chúng như là các máy đánh chữ cao cấp!

Kết luận:

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà một cảnh. Ssg phân tích dài dòng như trên hoàn toàn không có ý áp đặt cách làm. Mục đích duy nhất là để những ai còn mơ hồ về vấn đề này thấy rõ hơn đâu là cái “hồn” của CAD.

Cụm từ “phản AutoCAD” nêu trên có vẻ hơi nặng nề. Ssg thành thật xin lỗi nếu làm ai đó phật lòng. Ssg xin rút lại lời nói trên và không bình luận tiếp, tuỳ mỗi người nhìn nhận và tự rút ra kết luận.

Riêng các bạn trong ngành Cơ khí hoặc một số ngành khác có đặc điểm tương tự, nếu bạn nào vẫn quen vẽ theo PA1 tức là chưa hiểu gì về CAD/CAM/CAE. Đặc biệt là, các ứng dụng CAD/CAM không còn là chuyện xa vời bên đất Mỹ trời Tây mà đã được ứng dụng khá phổ biến và rất hiệu quả tại Việt Nam. Nếu bạn là người đang tìm và thử việc, vẽ theo PA1 chắc chắn bạn sẽ bị out ngay từ vòng loại!

Bản vẽ kỹ thuật có tỉ lệ 1 100 thì 1 mm trên bản vẽ tương ứng với kích thước thực tế là bao nhiêu?

Sau khi sử dụng lệnh MVSETUP và chọn tỷ lệ 100 thì khổ giấy được nhân lên 100 lần, lúc này nếu muốn vẽ 1m thực tế thì trong bản vẽ bạn cũng vẽ là 1000. Nghĩa là trong bản vẽ đơn vị lúc nào cũng là mm.nullTỷ lệ bản vẽ là gì? - Kim Trọng Phátkimtrongphat.com › ty-le-ban-ve-la-ginull

Tỷ lệ 1 100 là bao nhiêu cm?

Người Mô Hình 1:100 (1.8cm)nullNgười Mô Hình 1:100 (1.8cm) - Đồ Sáng Tạowww.dosangtao.vn › nguoi-mo-hinh-1-100-1-8cmnull

Bản vẽ nhà đúng tỉ lệ bao nhiêu?

Tỉ lệ 1:5 đến 1:1 đòi hỏi việc truyền đạt các chi tiết kỹ thuật với độ chính xác cao hơn. Tùy vào quy mô công trình cũng như yêu cầu thực tế khi thiết kế để chọn tỉ lệ phù hợp. Tỉ lệ thường dùng nhất là 1:100 cho các hồ sơ thiết kế nhà, biệt thự hay nhà phố hiện đại.nullCÁCH ĐỌC BẢN VẼ THIẾT KẾ TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở - Elkaywww.elkay.vn › KIẾN THỨC THIẾT KẾnull

Tỷ lệ bản vẽ là gì có mấy loại tỷ lệ kí hiệu của tỷ lệ?

Tỷ lệ của bản vẽ là tỷ lệ giữa kích thước các chi tiết trên bản vẽ và sản phẩm thực tế. Theo tiêu chuẩn TCVN 3-74, chúng ta có những tỉ lệ sau: Tỷ lệ thu nhỏ: 1:2 ; 1:2,5 ; 1:4 ; 1:5 ; 1:10 ; 1:15 ; 1: 20 …. Tỷ lệ phóng to: 2:1 ; 2,5:1 ; 4:1 ; 5:1 ; 10:1 ; 15:1 ; 20:1 ….nullBản vẽ kỹ thuật là gì? Các loại bản vẽ kỹ thuật phổ biếnthanhtien.vn › ban-ve-ky-thuatnull

Chủ đề