Kinh tế hà nội 2023

Hà Nội - GRDP 6 tháng đầu năm 2022 của thành phố tăng 7,79%, gấp 1,29 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021 và gấp 1,08 lần mức tăng cùng kỳ năm 2019 khi chưa xảy ra dịch COVID-19. Tuy nhiên, chỉ số CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 3,25%, gây áp lực lên mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Kinh tế hà nội 2023
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải trình bày báo cáo tại kỳ họp thứ 7 HĐND TP khóa XVI. Ảnh: TTBC

Hỗ trợ kịp thời người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch

Sáng 5.7, tại kỳ họp thứ 7 HĐND TP khóa XVI, thay mặt lãnh đạo UBND TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022.

GRDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 7,79% (trong đó riêng quý 2 tăng là 9,49%), gấp 1,29 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021 và gấp 1,08 lần mức tăng cùng kỳ năm 2019 khi chưa xảy ra dịch COVID-19.

Theo ông Hà Minh Hải, KTXH thành phố có một số điểm nổi bật như kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Đến nay, hầu hết (99,9%) người trên 18 tuổi và trẻ em từ 12-17 đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2, mũi nhắc lại tỷ lệ đạt cao (95,4% với người trên 18 tuổi).

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch, nhà hàng, khách sạn được mở cửa trở lại đã tạo đà cho sự phục hồi phát triển kinh tế.

Thành phố tiếp tục quan tâm và triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

6 tháng đầu năm 2022, các cấp, các ngành của thành phố đã thực hiện giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với gần 42.000 doanh nghiệp; giảm 2% VAT phân theo ngành kinh tế với số tiền 2.245 tỷ đồng; Hỗ trợ giảm trên 1.700 tỉ đồng lệ phí trước bạ (đạt 96% kế hoạch).

Cùng với đó, thành phố cũng kịp thời triển khai các chính sách an sinh xã hội hỗ trợ cho người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Đến nay, đã hỗ trợ cho trên 5,69 triệu lượt đối tượng với tổng kinh phí là gần 7.300 tỉ đồng. Đã thực hiện hỗ trợ cho trên 5,66 triệu lượt đối tượng với kinh phí gần 7.200 tỉ đồng.

Bảo hiểm xã hội đã chi trả cho trên 3,2 triệu lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và người lao động tạm dừng bảo hiểm thất nghiệp với số tiền gần 4.900 tỉ đồng. Xét duyệt hộ gia đình vay vốn từ nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội để tạo việc làm cho gần 29.500 lao động với số tiền gần 1.400 tỉ đồng.

Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án đầu tư, xây dựng huyện thành quận đến năm 2025 của 5 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức và Thanh Trì.

Hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án đường Vành đai 4

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải cũng chỉ rõ những hạn chế như CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 3,25% - cao hơn khá nhiều mức tăng cùng kỳ năm 2021 (tăng 0,97%) gây áp lực lên mục tiêu năm 2022 là kiểm soát lạm phát dưới 4%; trong đó nhóm hàng giao thông tăng cao nhất – 16,07%. 

Ngành công nghiệp - xây dựng tăng thấp hơn cùng kỳ do các doanh nghiệp gặp khó khăn do bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 trong thời gian dài; giá các loại vật liệu xây dựng có sự biến động lớn… Số doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể (tăng 12%) và đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 56%) vẫn còn cao.

Về nhiệm vụ trọng tâm những tháng tiếp theo, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, thành phố tập trung hoàn thiện thủ tục đầu tư Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; tháo gỡ khó khăn tối đa cho các dự án ODA, dự án vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ngoài ngân sách nhằm đẩy mạnh kích cầu đầu tư.

Chủ động dự báo biến động của thị trường để có giải pháp thúc đẩy thương mại, xuất nhập khẩu bền vững, nhất là cân đối về xăng, dầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các chính sách mới ban hành của Chính phủ về miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí; hỗ trợ lãi suất cho vay; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; hỗ trợ cho vay tín dụng các đối tượng ưu tiên...

Triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 (19:50 11/08/2022)

HNP - Ngày 10/8, UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Chị thị nêu rõ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự báo những tình hình trong nước, khu vực, thế giới có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố (đối với cấp thành phố), của quận, huyện, thị xã (đối với cấp huyện); từ đó xác định mục tiêu phát triển của Kế hoạch năm 2023 phù hợp, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ thành phố, các chương trình của Thành ủy, Nghị quyết của HĐND thành phố (đối với cấp thành phố), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận, huyện, thị xã, các chương trình của cấp ủy, Nghị quyết của HĐND cấp huyện (đối với cấp huyện) về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2025 và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Các mục tiêu, định hướng phải nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng thực hiện của các ngành, cấp, gắn với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực; gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với kế hoạch đầu tư công.

Dự toán thu NSNN năm 2023 phải được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành, diễn biến phục hồi của nền kinh tế, bảo đảm thu đúng, thu đủ các nguồn thu của NSNN, đi đôi với nuôi dưỡng nguồn thu; tập trung phân tích, dự báo tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nước để đánh giá sát khả năng thực hiện thu NSNN năm 2022, dự toán thu NSNN năm 2023.

UBND thành phố yêu cầu tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ quan thuế, hải quan chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan của thành phố chấp hành nghiêm việc lập dự toán thu ngân sách; chủ động rà soát, lập dự toán tích cực, sát thực tế phát sinh, tổng hợp đầy đủ các khoản thu ngân sách mới trên địa bàn. Đồng thời, phân tích, đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu NSNN năm 2023 theo từng địa bàn, từng lĩnh vực thu, từng khoản thu, sắc thuế, trong đó tập trung đánh giá ảnh hưởng nguồn thu do tác động của các yếu tố khách quan về kinh tế chính trị thế giới, khu vực, tình hình biến động giá cả, thị trường, điều hành cung ứng, luân chuyển hàng hóa, sự phục hồi của kinh tế địa phương...; tiếp tục quyết liệt thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thu; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, nhất là chống thất thu thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.

Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2023 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân tăng khoảng 7-9% so với đánh giá ước thực hiện năm 2022 (sau khi loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách); dự toán thu tiền sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất.

Dự toán thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2023 phấn đấu tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2022…

UBND thành phố yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã; Tổng Giám đốc các Tổng công ty trực thuộc thành phố và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự toán NSNN năm 2023, Kế hoạch tài chính NSNN 3 năm 2023-2025.