Dự trữ ngoại hối việt nam 2023

© Bản quyền thuộc về Trung tâm Truyền hình Nhân Dân - Báo Nhân Dân.

Cơ quan chủ quản: Báo Nhân Dân; Chịu trách nhiệm: Giám đốc Vũ Duy Hưng.

Đường dây nóng: 0945/0946 401.661 - 02413 756.756.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Tại Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030".

Theo đó, mục tiêu tổng quát của Đề án là phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; có thể chế quản lý hoàn thiện, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trên cơ sở khoa học, công nghệ gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo thuận lợi để nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức Đầu tư, góp phần giảm chi phí huy động vốn, giảm mức rủi ro tín dụng quốc gia.

Để đạt được mục tiêu trên, Thủ tướng đề ra nhiều chỉ tiêu liên quan đến kinh tế vĩ mô, tài khóa, xã hội, môi trường,… Đặc biệt, có nhiều chỉ tiêu quan trọng đặt ra cho hệ thống ngân hàng.

Cụ thể, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu các ngân hàng thương mại giai đoạn 2021-2025 đạt 11-12%; đến năm 2030 duy trì tối thiểu12%; tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản có rủi ro của khối ngân hàng ở mức tối thiểu 9%; duy trì mức dự trữ ngoại hối tương đương với tối thiểu 16 tuần nhập khẩu.

Theo cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt mức gần 110 tỷ USD, gấp 10 lần quy mô dự trữ ngoại hối năm 2010 và gấp gần 4 lần so với năm 2015 và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới theo quy mô của nền kinh tế.

Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự trữ ngoại hối có quy mô tương đương 12 đến 14 tuần nhập khẩu thì quốc gia đó sẽ được coi là đủ dự trữ ngoại hối.

Một khi lượng dự trữ ngoại hối dồi dào sẽ giúp cho NHNN có nhiều dư địa và giải pháp phù hợp trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Đặc biệt, dự trữ ngoại hối cao sẽ tạo thuận lợi trong việc điều hành linh hoạt và ổn định tỷ giá, nâng cao giá trị tiền đồng, đồng thời, củng cố an ninh quốc gia, phòng ngừa những tác động bên ngoài, gia tăng niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Và khi có nguồn lực dự trữ ngoại hối mạnh, Việt Nam sẽ có thêm điểm cộng trong đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, hạng mức tín nhiệm quốc gia theo đó có thêm cơ sở để có thể nâng cao; qua đó, các chi phí liên quan đến vốn vay nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp có thêm yếu tố thuận lợi để có thể giảm thiểu.

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Ngày 30/6/2022, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo cập nhật về tình hình dự trữ ngoại hối quốc tế tính đến cuối quý I/2022.

  • IMF kêu gọi châu Á lưu tâm đến rủi ro lan tỏa từ việc thắt chặt chính sách
  • IMF: Tại sao các quốc gia phải hợp tác về giá carbon?
  • IMF: Nền kinh tế Mỹ sẽ tránh được suy thoái ‘ trong gang tấc’ trong năm 2022 và 2023

Dữ liệu này được tổng hợp từ 149 báo cáo của các quốc gia thành viên và phi thành viên IMF cùng những thực thể khác có nắm giữ ngoại hối quốc tế. Dự trữ ngoại hối bao gồm ngoại tệ, vàng, tiền gửi ngoại tệ, trái phiếu kho bạc và chứng khoán khác của chính phủ, v.v...

Cơ cấu dự trữ ngoại hối quốc tế (tỷ USD)

Năm 2021

Quý I/2022

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Giá trị

Tỷ trọng

Tổng dự trữ

12.578,75

12.809,20

12.808,80

12.920,96

12.550,12

-

Dự trữ đã phân bổ

11.730,64

11.946,28

11.970,53

12.050,41

11.679,66

100%

USD

6.971,79

7.070,33

7.092,63

7.092,99

6.877,56

58,88%

EUR

2.404,80

2.458,88

2.456,73

2.480,55

2.342,91

20,06%

CNY

293,33

314,81

321,26

337,23

336,39

2,88%

JPY

686,30

672,20

679,68

664,58

625,68

5,36%

GBP

554,28

560,90

558,60

578,77

580,62

4,79%

AUD

214,89

218,44

214,24

221,30

225,48

1,93%

CAD

250,01

270,01

264,27

286,90

287,34

2,46%

SWF

19,44

23,13

23,77

21,20

26,31

0,23%

 Đồng tiền khác

335,82

357,57

359,36

366,88

377,37

3,23%

Dự trữ chưa phân bổ

848,11

862,92

858,27

870,55

870,46

-

Nguồn: IMF tháng 6/2022

Tính đến cuối Quý I/2022, tổng dự trữ ngoại hối quốc tế đạt trên 12.550 USD, phần lớn dự trữ dưới dạng USD do đồng tiền này được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch thanh toán quốc tế. Trong đó, dự trữ đã phân bổ chiếm gần 11.680 tỷ USD (93,06%), còn lại là dự trữ chưa phân bổ (trên 870 tỷ USD). Trong số dự trữ ngoại hối đã phân bổ, USD tiếp tục chiếm vị thế áp đảo với giá trị gần 6.878 tỷ USD, nhưng tỷ trọng tiếp tục giảm xuống còn 58,88%. Đứng thứ hai là EUR, với giá trị gần 2.343 tỷ USD (20,06%). Tiếp đến là yên Nhật, với giá trị gần 626 tỷ USD (5,36%); bảng Anh, với giá trị 581 tỷ USD (4,97%); v.v...

Theo thống kê của Wikipedia, top 10 quốc gia nắm giữ dự trữ ngoại hối quốc tế bao gồm: Trung Quốc với 3.480 tỷ USD; Nhật Bản (1.376 tỷ USD); Thụy Sỹ (1.033 tỷ USD); CHLB Nga (630 tỷ USD); Ấn Độ (599 tỷ USD); Đài Loan \ với 546 tỷ USD (tính đến cuối năm 2021); Hồng Kông (504 tỷ USD); Ả rập Xê út (451 tỷ USD); Hàn Quốc (499 tỷ USD); Singapore (365 tỷ USD).

Mặc dù không cần phải duy trì dự trữ ngoại hối quốc tế, song Mỹ vẫn duy trì một lượng dự trữ ngoại hối khiêm tốn với 247 tỷ USD (tính đến ngày 25/3/2022).

Tính đến tháng 2/2022, dự trữ ngoại hối của CHLB Nga vào khoảng 630 tỷ USD, phần lớn là USD và vàng. Tuy nhiên, sự lệ thuộc vào vàng trong bối cảnh kinh tế giảm tốc được cho là rủi ro rất lớn do lượng vàng này không đủ để trang trải nhu cầu của quốc gia. Dự trữ vàng cũng tiềm ẩn rủi ro, và chỉ có giá trị khi cá nhân hay đối tác nào đó sẵn sàng chấp nhận thanh toán bằng vàng. Quyết định của các nước G7 về chấm dứt mua vàng của CHLB Nga có thể sẽ nhấn chìm giá vàng, tạo ra cơ hội cho những thực thể giàu có tranh thủ mua vào, nhất là khi giá vàng chạm đáy.

Nguồn: IMF, Investopedia, Wikipedia

  • IMF

  • dự trữ ngoại hối quốc tế