Lãi suất 7.8 năm vậy lãi suất tháng bao nhiêu

Lãi suất là một trong những yếu tố hàng đầu đối với người đi vay hay đang có nhu cầu gửi tiết kiệm ngân hàng. Lãi suất là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới tài chính của khách hàng. Jenfi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách tính lãi ngân hàng đơn giản và chính xác nhất trong bài viết sau đây.

1. Nhóm 7 loại lãi suất ngân hàng phổ biến hiện nay

Hiện nay, đa số các ngân hàng áp dụng 7 loại lãi suất phổ biến như sau:

2. Cách tính lãi ngân hàng đơn giản và dễ dàng nhất

Trong đó, lãi suất gửi tiết kiệm và lãi suất cho vay sẽ có công thức tính để khách hàng chủ động ước lượng tài chính cụ thể. Các loại lãi suất còn lại phụ thuộc vào quy định cụ thể của từng ngân hàng và thường xuyên biến động theo thị trường.

Sau đây sẽ là hướng dẫn cách tính lãi ngân hàng theo 2 loại lãi suất gửi tiết kiệm và lãi suất cho vay.

2.1 Cách tính lãi ngân hàng khi gửi tiết kiệm

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Đây là hình thức gửi tiết kiệm không có có quy định về thời gian tối đa, tối thiểu. Người gửi có thể rút một phần hoặc toàn bộ khoản tiền gửi bất cứ thời điểm nào mà không cần thông báo cho ngân hàng.

Lãi suất gửi tiết kiệm không có kỳ hạn được tính theo công thức sau đây:

  • Tiền lãi = Số tiền gửi x Mức % lãi suất trên 1 năm x Số ngày thực tế gửi/360

Ví dụ: Nếu bạn gửi tiết kiệm 10.000.000 VNĐ tại ngân hàng A theo hình thức không kỳ hạn. Mức lãi suất 2%/năm. Sau 6 tháng, bạn muốn rút số tiền gửi thì số tiền lãi lúc này được tính như sau:

  • Tiền lãi = 10.000.000 x 2% x 180/360 = 100.000VNĐ

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn, ngân hàng sẽ có quy định mức lãi suất tương ứng với từng mốc thời gian khách hàng gửi. Kỳ hạn gửi càng dài thì số % lãi suất càng cao. Gửi tiết kiệm có kỳ hạn có mức lãi suất cao hơn rất nhiều so với hình thức gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên, nếu khách hàng rút khoản vay trước thời gian cam kết thì mức % lãi suất lúc này sẽ quay về lãi suất không kỳ hạn.

Lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn được tính theo công thức sau đây:

  • Tiền lãi tính theo ngày = Số tiền gửi x % lãi suất x Số ngày gửi/360.
  • Số tiền lãi theo tháng = Số tiền gửi x % lãi suất/12 x Số tháng gửi.

Ví dụ: Nếu bạn có khoản tiết kiệm 80.000.000 VND với mức lãi suất 7%, kỳ hạn 1 năm tại ngân hàng A. Đến kỳ hạn 1 năm, bạn sẽ nhận được số tiền lãi được tính như sau:

  • Tiền lãi = 80.000.000 VNĐ x 7% x 360/360 = 5.600.000 VNĐ

Nếu bạn chỉ đăng ký gói gửi tiết kiệm 6 tháng. Lúc này số tiền lãi được tính như sau:

  • Số tiền lãi = 80.000.000 x 7%/12 x 6 = 2.800.000 VNĐ

Lưu ý: Khách hàng sẽ không được cộng dồn từng tháng để tính lãi cho những tháng tiếp theo như cách tính lãi suất kép. Mức % lãi suất hàng tháng là cố định.

Có thể thấy, gửi tiết kiệm có kỳ hạn có mức lãi suất cao hơn hẳn so với hình thức gửi không kỳ hạn. Chính vì vậy, đại đa số khách hàng đều chọn hình thức này để gửi tiết kiệm.

2.2 Cách tính lãi ngân hàng khi vay vốn

Lãi suất vay ngân hàng tính dựa theo dư nợ gốc

Khi vay vốn với hình thức tính lãi suất theo dư nợ gốc, tiền lãi của mỗi kỳ thanh toán sẽ cố định trong toàn bộ quá trình vay. Lãi suất được tính dựa vào dư nợ gốc cố định. Cách tính lãi này nhìn chung rất đơn giản vì chỉ phải tính một lần và số tiền gốc không thay đổi.

Công thức tính lãi vay dựa trên dư nợ gốc:

Tiền lãi hàng tháng = Dư nợ gốc x Mức % lãi suất vay/Thời gian vay

Ví dụ : Bạn vay 50.000.000 VNĐ trong vòng 12 tháng với mức lãi suất 11%/năm.

  • Số tiền gốc phải trả hàng tháng: 50.000.000/12 = 4.167.000 VNĐ
  • Số tiền lãi phải trả hàng tháng: 50.000.000 x 11% / 12 = 458.333 VNĐ

Như vậy, tổng số tiền cả gốc và lãi bạn sẽ phải thanh toán cho ngân hàng sẽ là: 4.625.333

Lãi suất vay ngân hàng tính trên dư nợ giảm dần

Cách tính lãi này dựa theo số tiền gốc thực tế sau khi đã trừ đi khoản tiền khách hàng đã thanh toán những tháng trước đó. Số số dư nợ giảm thì tiền lãi mà người vay phải trả cũng sẽ được giảm theo.

Lãi vay theo dư nợ giảm dần được tính theo công thức sau:

  • Tiền gốc hằng tháng = Số tiền vay/Tổng số tháng vay
  • Tiền lãi tháng đầu tiên = Số tiền vay x Mức % lãi suất vay
  • Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Mức % lãi suất vay

Ví dụ: Bạn vay 60.000.000 VNĐ tại ngân hàng B với mức lãi suất 11%/năm

  • Tiền gốc phải thanh toán định kỳ hàng tháng: 60.000.000/12 = 5.000.000 VNĐ
  • Tiền lãi tháng đầu: (60.000.000 x 11%)/12 = 550.000 VNĐ
  • Tiền lãi tháng thứ 2: (60.000.000 - 5.000.000) x 11% / 12 = 504.155 VNĐ
  • Tiền lãi tháng thứ 3: (60.000.000 - 5.000.000 - 5.000.000) x 11% / 12 = 458.333 VNĐ

Các tháng tiếp theo tính tương tự cho đến khi thanh toán hết nợ.

2.3 Lưu ý khi tính lãi ngân hàng

Tùy theo nhu cầu và kế hoạch tài chính cá nhân mà người vay lựa chọn cách tính lãi phù hợp. Mức % lãi suất có thể có điều chỉnh từ phía ngân hàng từ lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi. Nếu có kế hoạch tài chính ổn định, hãy lựa chọn hình thức tính lãi suất cố định. Nếu tự tin về khả năng dự đoán xu thế lãi suất trên thị trường, bạn có thể chọn lãi suất thả nổi.

Khách hàng cần tìm hiểu thật kỹ về cách tính lãi ngân hàng trước khi đi vay. Để đảm bảo được quyền lợi tối đa cho cá nhân.

3. Vì sao các ngân hàng đua nhau tăng - giảm lãi suất?

Nửa đầu năm 2022, khi nền kinh tế trong nước và trên thế giới dần phục hồi sau đại dịch Covid - 19. Cuộc đua tăng - giảm lãi suất của các ngân hàng chính thức bắt đầu. Theo thống kê từ các chuyên trang tài chính, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm đã được điều chỉnh tăng lên đáng kể. Biểu lãi suất mới của các ngân hàng liên tục có điều chỉnh lãi suất ở nhiều kỳ hạn thêm từ 0,2-0,3%/năm với kỳ hạn ngắn. 1% - 1.5% với kỳ hạn gửi trung và dài hạn. Cao nhất lên tới 8.6%/năm cho kỳ hạn gửi 24 tháng tại Viet Capital Bank.

Theo phân tích của các chuyên gia, hành động tăng lãi suất huy động của ngân hàng là kế hoạch để hút nguồn tiền gửi, nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng cao theo đà phục hồi kinh tế. Tính đến hết tháng 6, tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng 9,35%, trong khi đó lượng tiền gửi trong nửa đầu năm chỉ tăng hơn 4%. Chính vì vậy, các ngân hàng cần tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài để đẩy mạnh huy động nguồn vốn trung và dài hạn.

Ngoài ra, điều chỉnh tăng lãi suất gửi tiết kiệm và giảm lãi suất cho vay cũng nhằm mục tiêu tránh tình trạng mua dự trữ USD.

Trước xu hướng đồng USD đang tăng giá nhanh như hiện nay. Lãi suất tiền Việt cần tăng đủ hấp dẫn để tránh tình trạng người gửi chuyển sang mua USD.

Việc tăng lãi suất huy động cũng phù hợp với xu hướng toàn cầu. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, hiện đang có đến 75 ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất để ứng phó với gia tăng lạm phát chóng mặt.

Các chuyên gia dự báo, nửa cuối năm 2022 lãi suất cho vay sẽ được duy trì ổn định. Lãi suất huy động gửi tiết kiệm được kỳ vọng sẽ tăng nhẹ hơn nữa để đáp ứng nhu cầu huy động nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.

4. Bảng lãi suất vay và gửi tiết kiệm ngân hàng cập nhật mới nhất

Lưu ý: Số liệu có thể thay đổi theo sự điều chỉnh của từng ngân hàng.

Mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại một số ngân hàng

Ngân

hàng

Kỳ hạn gửi tiết kiệm Không

kỳ hạn

1

Tháng

3

Tháng

6

Tháng

9

Tháng

12

Tháng

13

Tháng

18

Tháng

24

Tháng

Ngân hàng CBBank 0.2% 3.8% 3.9% 7.1% 7.3% 7.2% 7.4% 7.45% 7.65% Ngân hàng OceanBank 0.2% 3.6% 3.95% 6.2% 5.7% 6.75% 6.8% 7% 6.6% Ngân hàng SHB - 3.8% 4% 6.6% 6.7% 6.9% 6.9% 7% 6.6% Ngân hàng SCB - 4% 4% 6% - 6.5% - 7.3% - Ngân hàng Vietbank - 3.9% 4% 5.7% 5.9% 6.2% - 6.5% 6.5% Ngân hàng PVcomBank - - 6.65% - 3.9% - 6.3% - 6.65% Ngân hàng PG Bank - 4% 4% - 5.9% - 5.9% - 6.5% Ngân hàng TPBank - 3.5% 3.75% 5.65% - 6.15% - 6.35% 6.35% Ngân hàng Saigonbank - 3.2% 3.6% 5.1% 5.2% 5.9% 6.3% 6.3% 6.3% Ngân hàng MSB - 3.5% 4% 5.8% 5.6% 6.2% 6.2% 6.2% 6.2% Ngân hàng Sacombank - 3.1% 3.4% 4.8% 4.9% 5.6% 6.95% 6% 6.2% Ngân hàng SeABank - - 3.7% - 3.7% - 6.1% - 6.05% Ngân hàng ABBank - 3.65% 4% 5.5% 5.6% 5.7% 5.7% 6% 6% Ngân hàng ACB - 4% 4% - 5.3% - 5.5% - 5.7% Ngân hàng Vietinbank 0.1% 3.1% 3.4% 4% 4% 5.6% 5.6% 5.6% 5.6% Ngân hàng BIDV 0.1% 3.1% 3.4% 4% 4% 5.6% 5.6% 5.6% 5.6% Ngân hàng Agribank 0.1% 3.1% 3.4% 4% 4% 5.6% 5.6% 5.6% 5.6% Ngân hàng Vietcombank 0.1% 3% 3.3% 4% 4% 5.5% - - 5.3% Ngân hàng VPBank - 3.45% 3.6% 4.8% 4.9% 5.1% 5.1% 5.2% 5.2% Ngân hàng MBBank - - 2.9% - 3.4% - 4.4% - 4.6% Ngân hàng HSBC - 0.5% 1.25% 1.75% 1.75% 1.75% - 2.75% 2.75% Ngân hàng VIB - - 3.9% 4% - 5.8% - 5.9% -

Lãi suất cho vay tại một số ngân hàng theo kỳ hạn vay 12 tháng

Ngân hàng Lãi suất Kỳ hạnNgân hàng Shinhan Bank 6.9% 12 tháng Ngân hàng BIDV 7.8% 12 tháng Ngân hàng NCB 7.99% 12 tháng Ngân hàng HSBC 7.99% 12 tháng Ngân hàng MSB 8% 12 tháng Ngân hàng Vietcombank 8.1% 12 tháng Ngân hàng Vietinbank 8.1% 12 tháng Ngân hàng Techcombank 8.29% 12 tháng Ngân hàng ABBank 8.49% 12 tháng Ngân hàng SeABank 8.5% 12 tháng Ngân hàng OCB 8.68% 12 tháng Ngân hàng SHB 8.9% 12 tháng Ngân hàng PVcomBank 8.99% 12 tháng Ngân hàng Bac A Bank 8.99% 12 tháng Ngân hàng SCB 9% 12 tháng Ngân hàng VPBank 9.5% 12 tháng Ngân hàng ACB 9.5% 12 tháng Ngân hàng VIB 10.3% 12 tháng Ngân hàng TPBank 10.5% 12 tháng Ngân hàng Sacombank 11% 12 tháng Ngân hàng HDBank 11% 12 tháng Ngân hàng EximBank 11.5% 12 tháng

Hiện nay có rất nhiều những công cụ hỗ trợ tính lãi suất giúp khách hàng dễ dàng theo dõi. Dù sử dụng phương pháp nào, khách hàng cũng cần hiểu rõ về khoản tiền gửi hoặc tiền vay của mình. Nắm được cách tính lãi ngân hàng cơ bản, khách hàng sẽ đảm bảo được quyền lợi của mình khi giao dịch vay hoặc gửi tiết kiệm.

Gửi tiết kiệm 100 triệu lãi suất bao nhiêu 1 tháng?

Gửi tiết kiệm 100 triệu 1 tháng lãi bao nhiêu?.

100 triệu gửi ngân hàng Vietcombank lãi suất bao nhiêu?

Cập nhật mới nhất lãi suất huy động của ngân hàng Vietcombank.

Gửi tiết kiệm 200 triệu 1 tháng lãi bao nhiêu Vietcombank?

Hoặc, khách hàng gửi 200 triệu kỳ hạn 1 tháng tại ngân hàng Vietcombank với lãi suất 2,6%/năm. Khi đó, số tiền lãi khách hàng được hưởng vào cuối kỳ hạn (tháng kỳ hạn có 30 ngày) sẽ là: 200 triệu x 2,6%/365 X 30 = 427.397,26 đồng.

Gửi ngân hàng 1 tỷ lãi bao nhiêu 1 tháng Vietcombank?

Số tiền lãi theo tháng = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi. Ví dụ: Khách hàng gửi tiết kiệm 1 tỷ đồng tại quầy kỳ hạn 1 tháng tại Vietcombank với lãi suất 2,8%. Lúc này, tiền lãi mà khách hàng được hưởng vào cuối kỳ hạn sẽ là: 1 tỷ x 2,8%/12 tháng = 2.333.333 đồng.

Chủ đề