Làm cách nào để giảm acid uric trong máu năm 2024

Người có chỉ số acid uric cao kiêng ăn gì, cần tuân theo chế độ ăn uống như thế nào để tránh tình trạng chuyển biến nghiêm trọng, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại hơn. Thực đơn hàng ngày nên tuyệt đối tránh nội tạng động vật, rượu bia, đồ ngọt, thịt đỏ, hải sản… bởi chứa hàm lượng purin lớn (chất chuyển hóa thành acid uric). Thay vào đó, rau xanh, trái cây giàu Vitamin C, trà xanh… là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất nên chú trọng bổ sung.

Làm cách nào để giảm acid uric trong máu năm 2024

Chỉ số axit uric cao bao nhiêu thì nguy hiểm?

Chỉ số acid uric (UA) bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 2,5 – 7,0 mg/dL ở nam và 1,5 – 6,0 mg/dL ở nữ. Trong khi đó, chỉ số acid uric cao được xác định như sau: > 7,0 mg/dL ở nam, > 6,0 mg/dL ở nữ, trẻ em và thanh thiếu niên là >5,5 mg/dL.

Acid uric là sản phẩm dị hóa cuối cùng trong quá trình chuyển hóa nucleotide purine ngoại sinh và nội sinh ở người. Hầu hết các mô trong cơ thể đều có khả năng sản xuất hợp chất này, hoạt động đào thải sẽ diễn ra ở thận. Với điều kiện ổn định, acid uric tồn tại trong huyết tương, tế bào và mô. (1)

Acid uric cao kiêng ăn gì?

Người bị acid uric cao nên kiêng ăn các loại thực phẩm sau đây để tránh tình trạng chuyển biến nghiêm trọng hơn: (2)

1. Nội tạng động vật

Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thường chứa nhiều purin, trong đó, một số loại nội tạng có hàm lượng purin rất cao như gan, thận… Do đó, người bệnh không nên thêm những thức ăn này vào thực đơn hàng ngày để tránh nồng độ acid uric trong máu tăng cao, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt, việc hạn chế tiêu thụ nội tạng động vật giúp giảm đáng kể nguy cơ bùng phát bệnh gút.

2. Thịt đỏ

Thịt đỏ rất giàu hàm lượng purin, điển hình là thịt bò, thịt cừu và thịt lợn. Cơ thể có khả năng phân hủy purin thành acid uric, khiến nồng độ hợp chất này trong máu tăng cao. Từ đây, các tinh thể kết tinh trong khớp, làm bùng phát nhiều bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là gout. Trong đó, hai loại purin chiếm nhiều nhất trong thịt đỏ là hypoxanthine và adenine, cao hơn rất nhiều so với những loại thực phẩm khác. Điều này được chứng minh là tác nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

3. Hải sản

Tương tự như thịt đỏ, hải sản rất giàu hàm lượng purin, có khả năng chuyển hóa thành acid uric, gây hại cho sức khỏe. Những loại hải sản giàu purin bao gồm: cá cơm, cá mòi, con sò, con trai sông, cá hồi, cá ngừ…

Khi bệnh gout tiến triển tích cực hơn, triệu chứng được kiểm soát hiệu quả, người bệnh có thể ăn hải sản nhưng chỉ được phép ăn với mức tối thiểu.

Có thể bạn quan tâm: Những loại cá người bị bệnh gút có thể ăn
Làm cách nào để giảm acid uric trong máu năm 2024

4. Rau có hàm lượng purin cao

Một số loại rau xanh có thể chứa nhiều purin như rau chân vịt, măng tây… Người bị acid uric cao nên hạn chế thêm vào thực đơn hàng ngày để tránh bệnh gout tiến triển nghiêm trọng hoặc tái phát.

5. Rượu bia

Rượu bia làm tăng nguy cơ mắc và tái phát bệnh gout. Do đó, người có nồng độ acid uric cao nên hạn chế tiêu thụ loại đồ uống này.

6. Thực phẩm nhiều đường

Các loại đường, đặc biệt là đường fructose có khả năng làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Do đó, cắt giảm đồ ngọt là biện pháp quan trọng để kiểm soát các bệnh lý liên quan đến tình trạng acid uric cao.

7. Thực phẩm từ carb tinh chế

Thực phẩm từ carbs tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy, bánh ngọt có thể khiến lượng đường và acid uric trong máu tăng cao, không có lợi cho người bệnh gout.

Ngoài ra, người bệnh tăng acid uric máu hoặc bị bệnh gout tránh sử dụng thực phẩm ở nhóm III (chứa hơn 150mg purin/ 100gr), gồm: Gan, nước luộc thịt, măng tây, nấm…

Tham khảo:Acid uric cao bao nhiêu thì bị gút?

Làm cách nào để giảm acid uric trong máu năm 2024

Người bị axit uric cao nên ăn gì?

Người bị acid uric cao nên ưu tiên sử dụng các loại đồ ăn, thức uống có lợi sau đây:

1. Trái cây

Một số loại trái cây đặc biệt tốt cho người có nồng độ acid uric trong máu cao như:

  • Chuối: Chuối có hàm lượng purin rất thấp, có khả năng làm giảm nồng độ acid trong máu, đặc biệt có lợi cho người bị bệnh gout.
  • Táo: Loại trái cây này chứa hàm lượng chất xơ cao, có khả năng hấp thụ acid uric trong máu và tăng cường loại bỏ acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, hợp chất axit malic trong táo cũng giúp trung hòa acid uric, rất tốt cho người bệnh gout.
  • Quả cherry: Cherry rất giàu thành phần kháng viêm tự nhiên, được gọi là anthocyanin, có khả năng làm giảm nồng độ acid uric trong máu và ngăn tình trạng acid uric kết tinh trong khớp.
  • Trái cây có múi: Các loại trái cây có múi như cam, bưởi, quýt… là nguồn Vitamin C và Axit citric dồi dào, giúp hỗ trợ cơ thể duy trì nồng độ acid uric ổn định, tăng cường loại bỏ lượng chất dư thừa ra ngoài để ngăn ngừa các bệnh lý nghiêm trọng.
  • Bơ: Loại trái cây này rất giàu Vitamin E, chất kháng viêm, chống oxy hóa nên đặc biệt có lợi cho người bị bệnh gout.

2. Cafe

Những người có thói quen uống cà phê thường ít gặp phải tình trạng acid uric cao. Tuy nhiên, nếu người bệnh đang mắc đồng thời các bệnh lý khác, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thêm loại đồ uống này vào chế độ ăn uống hàng ngày.

3. Trà xanh

Trà xanh có khả năng làm giảm sản xuất acid uric trong cơ thể. Đây là loại đồ uống tốt cho người bị bệnh gout hoặc có nồng độ acid uric trong máu cao.

4. Rau củ quả xanh

Cà chua, bông cải xanh và dưa chuột là những thực phẩm có khả năng làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể nhờ cơ chế làm tăng độ kiềm của máu. Người bệnh có thể ăn sống hoặc hấp chín đều được.

5. Các loại đậu

Khi đã kiêng thịt đỏ, người bệnh nên bổ sung protein cho cơ thể thông qua các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan… Loại thực phẩm này có khả năng trung hòa acid uric và ngăn ngừa bệnh gout tiến triển.

6. Thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C có khả năng phân hủy và làm tăng tốc độ đào thải acid uric ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Người bệnh nên tích cực bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất này vào thực đơn hàng ngày, điển hình như: kiwi, ớt chuông, cà chua, rau lá xanh, ổi, chanh…

Ngoài ra, người bị tăng acid uric máu hoặc mắc bệnh gout nên ưu tiên ăn thực phẩm thuộc nhóm I (0 – 15mg purin/ 100gr) và nhóm hai (50 – 150mg/ 100gr), gồm: Ngũ cốc, bơ, trứng, sữa, pho mát (Nhóm I), thịt nạc, cá, gia cầm, đậu (Nhóm II).

Làm cách nào để giảm acid uric trong máu năm 2024

Những việc cần làm giúp kiểm soát chỉ số acid uric

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần lưu ý tích cực thực hiện một số biện pháp sau để kiểm soát hiệu quả chỉ số acid uric trong máu: (3)

1. Uống nhiều nước

Người bệnh bị acid uric cao nên uống nhiều nước (từ 8 – 16 ly/ ngày), chiếm ít 50% tổng lượng chất lỏng nạp vào cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, thức uống giàu Vitamin C như nước cam, nước quýt cũng có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu.

2. Giảm cân

Thừa cân làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout. Do đó, giảm cân là biện pháp rất quan trọng. Ngay cả khi tuân theo chế độ ăn hạn chế purin nhưng mắc bệnh thừa cân, béo phì, bệnh gout cũng có khả năng tiến triển nhanh chóng.

3. Chú ý nếu đang dùng các loại thuốc làm tăng acid uric

Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng có thể làm tăng khả năng tích tụ acid uric trong cơ thể như: (4)

  • Aspirin
  • Thuốc lợi tiểu
  • Vitamin B3 (niacin)
  • Thuốc ức chế miễn dịch như Cyclosporine, Tacrolimus
  • Thuốc điều trị bệnh lao như Pyrazinamide
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson như Levodopa
  • Thuốc chẹn beta, thuốc ức chế ACE và các loại thuốc huyết áp khác

4. Kiểm tra chỉ số đường huyết

Tình trạng tăng acid uric máu có liên quan chặt chẽ với mức độ tiến triển của bệnh tiểu đường và nhiều biến chứng liên quan. Ngược lại, lượng đường trong máu cao cũng có khả năng làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh gout. Do đó, người bệnh nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, ngay cả khi không bị đái tháo đường.

Làm cách nào để giảm acid uric trong máu năm 2024

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng hợp tất cả các lưu ý quan trọng dành cho người đang gặp tình trạng acid uric cao, bao gồm các loại thực phẩm có lợi, có hại nên ăn hoặc hạn chế. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã có thể nhiều cập nhật hữu ích để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo tốt cho sức khỏe.