Lạm giao là gì

Lạm giao là gì
Bác sĩ Trà Anh Duy - Bệnh viện Bình Dân

Theo định nghĩa, xâm hại tình dục trẻ em là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục.

Hành vi xâm hại tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn. Lạm dụng tình dục ở trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em.

Theo thống kê tại Hoa Kỳ, có khoảng 1,8 triệu thanh thiếu niên đã từng là nạn nân của xâm hại tình dục (trong đó 82% là bé gái). Tỉ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục dưới 18 tuổi là 1 trong 6 trẻ trai, và 1 trong 4 trẻ gái. Theo thống kê tại Việt Nam, trong khoảng thời gian từ 2011-2015 có khoảng 5300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên, những con số này đều là bề nổi của tảng băng, chỉ thống kê được những trường hợp đã bị phát hiện.

Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em là ai?

Người phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em chưa chắc là người mắc loạn dục với trẻ em trừ khi họ có một ham muốn tình dục mạnh mẽ ở trẻ em độ tuổi trước dậy thì. Điều này có nghĩa là không phải ai mắc loạn dục với trẻ em cũng có hành vi tình dục với trẻ em.

Đặc biệt, theo các nghiên cứu về các đối tượng xâm hại tình dục trẻ em, thủ phạm thường gặp nhất là những thành viên trong gia đình hoặc những người quen biết (bạn bè của gia đình, hàng xóm, người trông trẻ…). Trường hợp trẻ em bị lạm dụng tình dục do người lạ mặt chỉ chiếm khoảng 10%. Trong số này, những người bị mắc loạn dục với trẻ em chỉ chiếm thiểu số.

Hậu quả

Không chỉ là một hành động trái pháp luật, hành vi xâm hại tình dục trẻ em không chỉ gây tổn thương thể chất và những hậu quả nhất thời mà còn có thể ảnh hưởng lâu dài. Những hậu quả lâu dài biểu hiện từ nhẹ đến những rối loạn rất nặng. Những rối loạn này không chỉ liên quan đến sức khỏe sinh sản mà còn liên quan đến khả năng học tập, khả năng hòa nhập cũng như đối với sức khỏe tâm thần của trẻ.

Về thể chất, những hậu quả có thể thấy được ngay ở trẻ em nhỏ như chảy máu nặng do rách âm đạo - trực tràng, các tổn thương ở bộ phận sinh dục, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (như HIV, Giang mai, viêm gan....). Với trẻ lớn hơn, nguy cơ có thai được phát hiện muộn không phải là hiếm gặp.

Về sức khỏe tinh thần, trẻ em bị có thể biểu hiện những rối loạn hành vi cũng như tâm thần từ nhẹ đến nặng, ngắn hạn cũng như dài hạn. Những biểu hiện thường gặp bao gồm như thơ ấu hóa, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, xấu hổ, mặc cảm tội lỗi, rối loạn về ứng xử cũng như khả năng học tập ở trường, tính cách dễ bùng nổ hoặc co mình lại không tham gia vào các hoạt động đoàn thể hay xã hội...

Tùy thuộc vào mức độ của lạm dụng tình dục mà trẻ có thể biểu hiện sợ hãi và lo lắng trước người khác giới hoặc trước những vấn đề liên quan đến tình dục và có thể biểu hiện những hành vi tình dục không đúng mực.

Về mức độ ảnh hưởng tâm lý lâu dài, trẻ em từng là nạn nhân bị xâm hại tình dục, có nguy cơ bị tự tử, uống thuốc quá liều, bị rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, lệ thuộc các thuốc/chất gây nghiện (rượu, thuốc lá, các thuốc kích thích...), các bệnh tâm lý tâm thần cao hơn nhiều so với các trẻ khác. Và rất nhiều người gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống tình dục sau này.

Phòng ngừa hơn để chuyện đã rồi

Các phụ huynh cần chú ý cảnh giác và nâng cao nhận thức để phòng ngừa cho con của mình. Đặc biệt, việc phụ huynh chú ý lắng nghe những chia sẻ của trẻ là tối cần thiết. Điều này giúp cho trẻ có thể tự tin trao đổi với ba mẹ, không phải dấu diếm, sống dằn vặt sợ hãi một mình về bất kỳ vấn đề nhạy cảm nào.

Việc đầu tiên là dạy trẻ: Biết những “chỗ riêng tư” trên cơ thể; biết từ chối các hành động mà trẻ thấy khó chịu, sờ mó chỗ riêng tư, hay đưa dương vật vào mồm; không bao giờ được đi vào chỗ kín, nơi vắng vẻ với một ai nếu không có sự đồng ý của bố mẹ., biết hô to khi cần sự giúp đỡ hay để thoát nạn, biết không phải lúc nào cũng nghe lời người lớn, tập cho trẻ thói quen kể cho phụ huynh nghe khi có bất cứ ai làm điều gì khó chịu hay nguy hiểm cho trẻ...

Những dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị xâm hại tình dục: Thấy vết thương, vết bầm khó giải thích ở miệng, vùng kín của trẻ; trẻ sợ hãi một người hoặc một nơi đặc biệt nào đó, phản ứng không bình thường từ trẻ khi trẻ được hỏi chúng có tiếp xúc đụng chạm với một người nào đó không; trẻ đi tiêu, tiểu khó, ra máu; thấy vệt máu trên quần áo trẻ; trẻ ít tắm, sợ tắm sợ thay đồ; trẻ khó ngủ, gặp ác mộng và hay tè dầm; trẻ hay vẽ những hình vẽ liên quan đến hành vi tình dục; bỗng hiểu rõ bộ phận sinh dục, các hoạt động tình dục cũng như các từ ngữ liên quan…

Tuy nhiên, những biện pháp nêu trên chỉ là những lời khuyên chung nhất. Cốt lõi của vấn đề là bố mẹ phải làm sao tạo được một môi trường tin cậy lẫn nhau, quan tâm đến con cái, bình tĩnh trao đổi với trẻ, và đặc biệt cho trẻ biết trẻ sẽ không bị bất cứ hình phạt nào khi kể ra với bạn. Điều quan trọng nhất là sự nhạy cảm và tinh tế của phụ huynh cảm nhận được những bất thường ở đứa con yêu quý của mình.

Trong trường hợp, phụ huynh phát hiện trẻ bị xâm hại tình dục, việc đầu tiên là cố gắng ngăn chặn hành vi xâm hạu và bảo vệ trẻ; đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám và tư vấn nhằm điều trị thể chất và tâm lý cho trẻ. Đồng thời, phu huynh phải báo cơ quan chức năng điều tra để ngặn chặn tình trạng tiếp diễn đối với con mình và có thể xảy ra với những trẻ khác. Người có hành vi xâm hại tình dục trẻ em, bất kể do mắc bệnh hay là một hoạt động thõa mãn nhất thời, đều được luật pháp để tâm và chế tài.

BS. Trà Anh Duy (Bệnh Viện Bình Dân)

Thế Trung ghi

Nạn lạm dụng, xâm hại tình dục trẻ em là một trong những vấn đề sức khoẻ cộng đồng luôn được đặc biệt quan tâm ở Việt Nam. Nhưng liệu chúng ta có đang hiểu rõ trẻ em Việt Nam hiểu như thế nào, có thái độ gì với vấn nạn này?

Tại Việt Nam, các hương trình giáo dục giới tính chưa thực sự được áp dụng mạnh mẽ và phổ biến đến các cấp trường lớp, và đồng thời, không phải phụ huynh nào cũng có đủ tự tin, mạnh dạn để trao đổi với trẻ về giới tính, tình dục. Vì theo quan niệm truyền thống, giới tính và tình dục là một chủ đề nhạy cảm, thậm chí là tội lỗi, xấu hổ khi đề cập đến. Do đó, trẻ em Việt Nam sẽ khó mà được tiếp cận thông tin chính thống một cách công khai. Thay vào đó, các em sẽ tự tìm kiếm qua bạn bè, mạng xã hội, internet. Nguy cơ các em tìm thấy thông tin sai lệch, thiếu chính xác rất cao và có thể dẫn đến việc các em rơi vào tình huống nguy hiểm mà cha mẹ không hay biết. 

Lạm giao là gì

Ngoài ra, pháp luật về bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại và lạm dụng vẫn chưa thể bao quát toàn bộ tất cả các tình huống, vì có những trường hợp, cách hành vi xâm hại tình dục vẫn đang được xem xét là "không phù hợp phong tục tập quán, nơi công cộng" và chỉ bị phạt vi phạm hành chính. Do đó, việc cung cấp các biện pháp phòng ngừa và dạy con trẻ cách phòng ngừa là bước đi đúng đắn, quan trọng trong công cuộc bảo vệ trẻ khỏi nạn xâm hại, lạm dụng tình dục. Trước mắt, cha mẹ và nhà trường cần nắm được rằng các em đã hiểu đúng về chủ đề này chưa, các em còn thiếu sót và lầm tưởng gì, để có thể thay đổi, điều chỉnh, bổ sung kiến thức phù hợp hơn.

Lạm giao là gì

Bài viết này xin phép trích dẫn các kết quả khảo sát và thảo luận từ bài nghiên cứu "Nhận thức và thái độ về xâm hại, lạm dụng tình dục trẻ em, ở trẻ em trong độ tuổi đi học" (Tên gốc: Perception and Attitude about Child Sexual Abuse among Vietnamese School-Age Children) được thực hiện bởi Do HN, Nguyen HQT, Nguyen LTT, và các cộng sự, được xuất bản trong "Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu môi trường và sức khoẻ công cộng." vào ngày 18 tháng 10 năm 2019. 

"Số đông các em tham gia khảo sát tin rằng trẻ em nam không thể là nạn nhân của lạm dụng tình dục, và kẻ tội phạm lạm dụng tình dục không thể là những người thân quen, họ hàng trong gia đình". Trong suốt 25 năm, rất nhiều nghiên cứu cho thấy nhiều trẻ em nam đã phải trải qua việc bị xâm hại, lạm dụng tình dục. Nhận thức về lạm dụng, xâm hại tình dục ở nam giới chưa hoàn thiện dẫn đến những nghiên cứu về nội dung này bị xếp sau xâm hại tình dục ở nữ giới.

Lạm giao là gì

Những quan điểm trên được hình thành có thể do sự im lặng của những nạn nhân là nam, trẻ em nam đã khiến cho phần đông mọi người lầm tưởng rằng chỉ có trẻ em nữ, phụ nữ mới là mục tiêu tấn công của tội phạm tình dục. Có thể do văn hoá, định kiến, tư tưởng về việc là nam giới, trẻ em nam không nên thể hiện cảm xúc quá nhiều, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực, yếu đuối, bất lực, dễ tổn thương ra bên ngoài, để tránh cảm giác bị kỳ thị, trách móc. Những lối suy nghĩ này khiến các em nam dễ bối rối và không hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Trong khi đó, trẻ em nữ thường được dặn dò, quan tâm nhiều hơn, quản lý kỹ hơn trẻ em nam. Với những gia đình có cha mẹ trẻ (độ tuổi dưới 40 tuổi), trẻ em có thể sẽ được chia sẻ, giáo dục tích cực hơn về giới tính so với gia đình có bố mẹ lớn tuổi. 

Lạm giao là gì

Ngoài ra, nhận định "kẻ lạm dụng tình dục không thể là người quen biết, thân thiết với gia đình" từ các em học sinh Việt Nam lại đi ngược lại với kết quả khảo sát thực tế tại Singapore, một cuộc khảo sát giữa các em sinh viên nữ cho thấy rằng phần lớn những kẻ lạm dụng tình dục thường là hàng xóm hoặc bạn bè của các em. Một kết quả tương đương ở HongKong cũng cho thấy những người bạn của gia đình, hoặc bạn bè của nạn nhân có tỷ lệ là kẻ lạm dụng tình dục cao. Trong khi tại Hàn Quốc, trong những người bạn trang lứa với nạn nhân, số lượng kẻ lạm dụng tình dục chiếm khoảng 20%. 

Lạm giao là gì

Lạm giao là gì

"Và khoảng 50% các em học sinh được khảo sát tin rằng nhà của em, trường học của em là những nơi an toàn". Tuy nhiên thực tế, hầu hết các vụ xâm hại hoặc lạm dụng tình dục diễn ra tại trường học (26% sinh viên 18-24 tuổi đã xác nhận). Kết quả này cho thấy việc giáo dục về giới tính và những vấn nạn lạm dụng, xâm hại tình dục trẻ em tại trường lớp, gia đình rất quan trọng, để các em hiểu được rằng các em phải tự bảo vệ mình ngay tại trường lớp và trong ngôi nhà của mình.

Lạm giao là gì

Mời theo dõi phần tiếp theo.

-------------

Nguồn tham khảo: 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6843190/

------------- Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy: - Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111 - Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111 - Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:

+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte


+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616