Làm thế nào để biết mình có hôi miệng không năm 2024

Hơi thở có mùi hôi là một vấn đề phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Nó không chỉ khiến người mắc phải cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp, mà còn có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội. Hãy đọc bài viết dưới đây của Sao Thái Dương để biết cách kiểm tra hơi thở có mùi hay không nhé!

Tại sao hơi thở lại có mùi?

Hơi thở có mùi là do sự tích tụ của các vi khuẩn trong khoang miệng. Các vi khuẩn này phân hủy các mảnh thức ăn thừa còn sót lại, protein và các tế bào chết, tạo ra các hợp chất có mùi hôi. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Nguyên nhân gây hôi miệng có thể là do:

  • Chải răng không đúng cách hoặc không sử dụng chỉ nha khoa sẽ khiến thức ăn thừa, vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu, hình thành các mảng cao răng có gây hôi miệng.
  • Các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm lợi… cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng.
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn chay thường xuyên,… cũng có thể góp phần khiến hơi thở có mùi.
  • Ăn nhiều thực phẩm gây mùi như hành, tỏi, gừng, các loại mắm,… hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán dầu mỡ,… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mùi.
  • Các vấn đề sức khỏe khác như bệnh gan, tiểu đường, bệnh thận… cũng có thể là nguyên nhân.
    Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân viêm xoang hơi thở có mùi và 14 cách chữa dứt điểm

Nguyên nhân xỉa răng có mùi hôi và giải pháp khắc phục hiệu quả

Cách trị hôi miệng bằng kem đánh răng

Hơi thở có mùi là do sự tích tụ của các vi khuẩn trong khoang miệng (Nguồn: Internet)

Người bị hôi miệng thường khó nhận biết mình có đang mắc bệnh hay không, đặc biệt khi họ nói chuyện ở nơi thoáng đãng, rộng rãi. Vì thế, bệnh thường tiến triển nặng và khó điều trị. Dưới đây là 7 cách giúp bạn kiểm tra hơi thở có mùi hay không.

Liếm cổ tay – Cách nhận biết mình có bị hôi miệng hay không

Liếm cổ tay là cách kiểm tra hơi thở có mùi đơn giản và dễ thực hiện, ngay cả khi bạn không có bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào. Để kiểm tra, bạn hãy liếm một ít nước bọt lên cổ tay, sau đó đợi 5-10 giây để nước bọt khô. Tiếp theo, bạn hãy ngửi cổ tay của mình nếu nước bọt có mùi hôi là dấu hiệu của bệnh hôi miệng. Nếu không có mùi khó chịu thì bạn không bị hôi miệng hoặc hôi miệng nhẹ. Còn nếu có mùi khó chịu thì bạn đang bị hôi miệng nặng.

Để kết quả kiểm tra chính xác, bạn nên thực hiện khi ở một mình, nơi kín đáo. Bạn cũng nên tránh thử nghiệm ngay sau khi mới đánh răng hoặc dùng nước súc miệng trị hôi miệng. Bởi những sản phẩm này có thể che đi mùi hôi miệng tạm thời.

Liếm cổ tay để kiểm tra hơi thở có mùi (Nguồn: Internet)

Cách kiểm tra mình có bị hôi miệng hay không bằng cách vuốt lưỡi

Việc vuốt lưỡi là một cách đơn giản để kiểm tra xem bạn có bị hôi miệng hay không. Lưỡi là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn này sẽ phân hủy thức ăn thừa và tiết ra các chất có mùi hôi. Để kiểm tra hôi miệng bằng cách vuốt lưỡi, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ thức ăn thừa.
  • Dùng một chiếc thìa hoặc miếng gạt mềm, đặt sâu vào trong lưỡi.
  • Kéo từ từ dụng cụ đó từ trong lưỡi ra ngoài.
  • Ngửi phần mảng bám trên dụng cụ. Nếu có mùi hôi, bạn có thể bị hôi miệng.
    Việc vuốt lưỡi là một cách đơn giản để kiểm tra xem bạn có bị hôi miệng (Nguồn: Internet)

Cách kiểm tra mùi hôi miệng qua hơi thở

Ngửi hơi thở trực tiếp là cách nhận biết hơi thở có mùi thường dễ thực hiện nhất. Để thực hiện cách này, bạn chỉ cần lấy hai tay khum thành một vòng kín quanh miệng và mũi. Sau đó, hít một hơi sâu và thở mạnh ra. Nếu bạn cảm thấy mùi khó chịu thì có thể bạn đang bị hôi miệng.

Ngửi hơi thở trực tiếp (Nguồn: Internet)

Hỏi người thân về tình trạng hôi miệng

Một cách để nhận biết hôi miệng chính xác là nhờ người thân hoặc bạn bè kiểm tra. Bạn hãy nói chuyện với họ ở mức độ tiếp xúc gần, sau đó yêu cầu họ nói chính xác hơi thở của mình có mùi hay không. Cách này có ưu điểm là kết quả nhận được sẽ có tính chính xác và khả quan hơn so với những biện pháp nêu trên. Bởi vì, người thân hoặc bạn bè sẽ không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc hay tâm trạng của bạn, từ đó có thể đưa ra đánh giá khách quan hơn.

Hỏi người thân về tình trạng hôi miệng (Nguồn: Internet)

Cách kiểm tra hơi thở có mùi bằng thìa

Cách kiểm tra hơi thở có mùi thịt thối mùi bằng thìa là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để xác định xem bạn có bị hôi miệng hay không. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị một chiếc thìa sạch.
  • Dùng thìa cạo nhẹ nhàng lên lưỡi của bạn, từ gốc lưỡi ra phía đầu lưỡi.
  • Súc miệng với nước sạch để loại bỏ cặn bẩn và vi khuẩn.
  • Nếu bạn ngửi thấy mùi hôi, thì bạn có thể bị hôi miệng.
    Cách kiểm tra hơi thở có mùi bằng thìa (Nguồn: Internet)

Thổi hơi vào cốc để kiểm tra hơi thở có mùi

Để thực hiện phương pháp này, chỉ cần chuẩn bị một chiếc cốc rỗng có miệng cốc to bằng khuôn miệng. Bạn đặt cốc cách miệng khoảng 2-3 cm, phà hơi nhiều lần. Sau đó ngửi thử xem có mùi trong cốc không. Cách kiểm tra này có thể không chính xác tuyệt đối vì khả năng ngửi của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Cụ thể là không gian, mùi xung quanh. Nếu bạn nghi ngờ mình hôi miệng hãy đến nha sĩ để kiểm tra bằng máy đo.

Thổi hơi vào chiếc cốc (Nguồn: Internet)

Cách kiểm tra mùi hôi miệng bằng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa giữa các kẽ răng, nơi vi khuẩn có thể phát triển và gây ra mùi hôi. Vì vậy, bạn có thể sử dụng nó để xác định xem có bị hôi miệng hay không. Các bước thực hiện cũng khá đơn giản:

  • Cắt một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 45-60 cm.
  • Quấn một đầu chỉ nha khoa xung quanh ngón trỏ của mỗi tay.
  • Luồn chỉ nha khoa giữa hai răng, di chuyển nhẹ nhàng theo chiều lên xuống.
  • Kéo chỉ nha khoa ra khỏi kẽ răng và đưa lên mũi để ngửi.
    Kiểm tra bằng chỉ nha khoa (Nguồn: Internet)

Hơi thở có mùi ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống?

Hơi thở có mùi hay hôi miệng là tình trạng rất phổ biến. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng hôi miệng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh, bao gồm:

  • Hơi thở có mùi khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp, đặc biệt là trong các tình huống cần giao tiếp gần gũi như phỏng vấn xin việc, hẹn hò,…
  • Mùi hôi từ hơi thở có thể khiến người xung quanh cảm thấy khó chịu, thậm chí là xa lánh.
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và các mối quan hệ.
  • Gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh, khiến họ cảm thấy lo lắng, căng thẳng và trầm cảm.
    Hơi thở có mùi khiến người mắc cảm thấy tự ti (Nguồn: Internet)

Cách cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hiệu quả

Hơi thở có mùi hôi là nỗi ám ảnh của nhiều người, khiến họ ngại giao tiếp và tự ti trong mọi tình huống. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các cách trị hôi miệng phù hợp như:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách là một trong những biện pháp quan trọng nhất để cải thiện tình trạng hôi miệng. Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám ra khỏi kẽ răng. Từ đó cải thiện tình trạng hôi miệng. Để chăm sóc răng miệng, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, mảnh có kích thước phù hợp với khuôn miệng và kem đánh răng có chứa flour.
  • Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày để làm sạch các kẽ răng.
    Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách (Nguồn: Internet)

Vệ sinh lưỡi

Lưỡi là một cơ quan trong khoang miệng, có bề mặt được phủ bởi các nhú. Các nhú này có thể bị bám dính bởi thức ăn, vi khuẩn và các tế bào chết. Khi không được vệ sinh sạch sẽ, mảng bám và vi khuẩn trên lưỡi sẽ lên men và tạo ra các hợp chất lưu huỳnh, gây ra mùi hôi khó chịu. Bạn có thể vệ sinh lưỡi bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng, chải dọc theo chiều dài lưỡi. Ngoài ra, dùng dụng cụ cạo lưỡi sẽ làm làm sạch tốt hơn.

Vệ sinh lưỡi (Nguồn: Internet)

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là một trong những cách đơn giản để cải thiện tình trạng hôi miệng. Nước bọt là chất khử trùng tự nhiên của khoang miệng, giúp loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa. Khi cơ thể thiếu nước, lượng nước bọt tiết ra sẽ giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mùi khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày. Nên chia nhỏ để uống, không nên uống một lúc quá nhiều.

Uống nhiều nước (Nguồn: Internet)

Chế độ ăn uống hợp lý

Một số thực phẩm có thể là nguyên nhân gây hôi miệng. Vì vậy, áp dụng chế độ ăn uống hợp lý sẽ làm giảm tình trạng này, cho hơi thở thơm mát hơn. Dưới đây là các thực phẩm bạn nên và không nên ăn:

  • Một số thực phẩm và đồ uống có mùi như tỏi, hành, các loại mắm, đồ uống có cồn, nước ngọt, đồ ăn ngọt,… có thể làm tăng tình trạng hôi miệng. Nếu bạn đang bị hôi miệng, hãy hạn chế bổ sung các thực phẩm và đồ uống này.
  • Rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe răng miệng và giảm hôi miệng. Một số loại nên ăn là: cải xoăn, bông cải xanh, rau bina, táo, lê, cam, quýt,…
  • Sữa chua chứa các lợi khuẩn probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong miệng, từ đó giúp giảm hôi miệng.
    Chế độ ăn uống hợp lý (Nguồn: Internet)

Khám răng định kỳ

Trong một số trường hợp, hôi miệng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh gan, hoặc bệnh thận. Khám răng định kỳ cũng giúp bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý này và điều trị kịp thời. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ:

  • Kiểm tra răng và nướu.
  • Lấy cao răng.
  • Tư vấn chăm sóc răng miệng đúng cách.
    Khám răng định kỳ (Nguồn: Internet)

Điều trị bệnh lý răng miệng

Để cải thiện tình trạng hôi miệng do các bệnh lý răng miệng, cần điều trị dứt điểm các bệnh này. Tùy vào loại bệnh, mức độ mà có phương pháp chữa trị phù hợp, chẳng hạn như:

  • Chữa sâu răng bằng cách trám hoặc bọc răng sứ.
  • Viêm nha chu có thể chữa khỏi bằng cách lấy cao răng, phẫu thuật nạo túi nha chu.
  • Viêm loại có thể điều trị bằng cách cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Sử dụng các thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và kháng viêm để chữa viêm amidan, viêm xoang.
    Điều trị các bệnh lý về răng miệng (Nguồn: Internet)

Điều trị bệnh lý toàn thân

Hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có các bệnh lý toàn thân. Điều trị các bệnh lý này là một trong những cách quan trọng để cải thiện hơi thở có mùi. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Đó có thể là điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, thay đổi chế độ ăn uống, lối sống… Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm tình trạng hơi thở có mùi

Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm hỗ trợ làm thơm miệng, phòng ngừa sâu răng như kẹo cao su, kẹo ngậm, xịt thơm miệng. Các sản phẩm này có tác dụng làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng, đồng thời giúp ngăn ngừa răng bị sâu. Tuy nhiên, hiệu quả của các sản phẩm này thường chỉ mang tính chất tạm thời.

Để ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả, bên cạnh việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa, bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng. Sản phẩm giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng, từ đó ngăn ngừa sự hình thành của mùi hôi. Trong đó, nước súc miệng Thái Dương là một trong những sản phẩm được hàng triệu người Việt tin dùng bởi hiệu quả vượt trội.

Nước súc miệng Thái Dương (Nguồn: Saothaiduong)

Với công thức độc đáo kết hợp giữa Nano bạc và tinh dầu dược liệu tự nhiên như tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế… nước súc miệng Thái Dương mang lại hiệu quả vượt trội trong việc:

  • Tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi, hôi miệng
  • Làm sạch mảng bám, thức ăn thừa, giúp răng trắng sáng
  • Tăng cường sức đề kháng cho nướu, bảo vệ răng chắc khỏe
  • Hương thơm dịu mát, mang lại hơi thở thơm tho

Sản phẩm đang được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc với mức giá: 30.000 đồng/chai 500ml. Ngoài ra, bạn có thể mua nước súc miệng sạch cao răng Thái Dương tại các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Tiki, Lazada.

Trên đây là những chia sẻ của Sao Thái Dương về 7 cách kiểm tra hơi thở có mùi hay không. Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết các định tình trạng hơi thở của mình và có biện pháp khắc phục. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe răng miệng, cho răng chắc khỏe và thơm mát hơn.

Chủ đề