Làm thế nào để có sự chuẩn bị tốt

Bạn mong muốn có một bài thuyết hiệu quả? Bạn mong muốn có một bài thuyết trình để lại ấn tượng cho người nghe? Nhưng để đạt được điều đó, nắm vững nội dung thuyết trình là chưa đủ, chúng ta cần có sự chuẩn bị tốt không chỉ về mặt nội dung mà còn là cả hình thức. Do đó phần chuẩn bị , phần “bếp núc” cho 1 buổi thuyết trình là vô cùng quan trọng. Với sự chuẩn bị tốt, dự trù mọi tình huống có thể xảy ra bạn đã nắm được 70% thành công.

Public Speaking là gì? Nó có quan trọng cho học tập và công việc hay không? Việc cải thiện Public Speaking sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tất cả chúng ta đây?

1. Xác định đối tượng

Trả lời các câu hỏi:

– Ai sẽ đến dự?

– Bao nhiêu người sẽ đến dự?

Trả lời được 2 câu hỏi trên bạn sẽ biết điều chỉnh bài thuyết trình hiệu quả phù hợp nhất để thu hút người nghe. Vd: Bill gate đã có buổi nói chuyện với sinh viên Bách Khoa Việt Nam. Với phong cách thoải mái đút tay 1 bên túi quần, nụ cười luôn thường trực trên gương mặt ông đã tạo 1 không khí thân thiện và cởi mở với những thanh niên trẻ.

Chuẩn bị những gì để có bài thuyết trình hiệu quả?

2. Nội dung

– Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình

– Xác định những điểm chính mà bạn mong muốn người nghe khi ra về sẽ nắm bắt được (có như vậy bạn mới tìm ra phương thức nhấn mạnh những nội dung quan trọng trong bài thuyết trình)

– Xây dựng dàn ‎ cho buổi thuyết trình 1 cách logic nhất (đủ 3 phần : giới thiệu, nội dung và kết luận): có 3 bước : động não (Tìm ý chọn ý -> sắp xếp ý)

– Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình.Điều này rất quan trọng, bởi tâm lí người nghe là không muốn nghe 1 bài diễn văn quá dài dù nó có hấp dẫn đến đâu. Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về thời gian thì bạn phải phân bổ thời lượng hợp lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất

3. Hình thức

a. Địa điểm:

– Nếu xác định được số lượng người tham gia bạn sẽ dễ dàng lựa chọn địa điểm phù hợp với lượng người đó. Bên cạnh đó cần chọn địa điểm phù hợp với nội dung thuyết trình. Chương trình “Hành trình du học lấy địa điểm Văn Miếu – Quốc Tử Giám làm nơi tổ chức. Đó là địa điểm phù hợp với lượng khách mời không quá lớn, phù hợp với tính chất khuyến học của chương trình bới Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

– Trước buổi thuyết trình cần sắp xếp nội thất, khung cảnh địa điểm. Với một bài thuyết trình về văn học nghệ thuật bạn có thể chọn địa điểm ngoài trời, trang trí căn phòng ấn tượng với tran, hoa, tượng. Nhưng với một buổi thuyết trình về đề tài khoa học bạn không cần sắp đặt căn phòng quá cầu kì với các đồ trang trí rườm rà.

– Tập nói trước ở địa điểm đã chọn. Nếu ở ngoài trời thì cần tăng âm thanh, nếu trong phòng nhỏ điều chỉnh âm lượng vừa phải là khôn ngoan. Lưu tâm đến độ sáng của địa điểm để bạn có thể đọc được những ghi chú của bản thân và cả người tham dự có thể theo dõi được những tư liệu bạn cung cấp.

b. Thiết bị hỗ trợ:

– Nếu đi thuê các thiết bị hỗ trợ thì nên lưu tâm đến việc đặt trước , kiểm tra chất lượng và giá cả hợp lí.

– Các thiết bị phải tương thích ăn khớp với nhau.

– Các thiết bị phải tương thích với không gian và thời gian của buổi thuyết trình. Không thể dùng 1 màn hình 19 inch khi có đến hơn 200 người tham gia.

4. Tập luyện

Rèn luyện lâu dài :

– Giọng nói: Tiếng nói chuẩn là cần thiết, bạn cũng nên tập thở bằng bụng để cho hơi được dài, thường xuyên đọc văn và hành văn để có lời nói hay, cũng cần phải tập sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau. Không phải ai sinh ra cũng có giọng nói hay, nhưng nếu kiên trì tập luyện, giọng nói của bạn sẽ có sức lôi cuốn khán giả.

– Ứng khẩu: Viết dàn bài ra giấy, tập nói một mình nhiều lần, bạn sẽ luyện được khả năng xử lý ngôn từ nhanh.

Đồng thời, thường xuyên thu thập dụng ngữ , lời hay, cách dùng từ ngữ lạ từ sách báo, trong khi nói chuyện.

– Cử chỉ: tập sử dụng các cử chỉ của tay, nét mặt để thể hiện tình cảm trong khi thuyết trình.

Để quá trình rèn luyện này có hiệu quả, cách tốt nhất là cùng học theo nhóm, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, có như vậy bạn mới được thực hành nói trước mọi người.

Luyện tập ngay trước khi thuyết trình:

Chọn trang phục phù hợp chủ đề sẽ tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp cho khán giả và giúp bạn tự tin hơn.

Khớp với các thiết bị phụ trợ và với các phần khác của chương trình. Đặc biệt khi thuyết trình theo nhóm thì phải có buổi thao luyện cùng các thành viên khác để có sự thống nhất và logic trong cả buổi thuyết trình.

> Bí quyết vượt qua nỗi sợ khi thuyết trình bằng Tiếng Anh

> Những mẹo nhỏ để bạn luôn thành công trong bài thuyết trình

Theo VnExpress

TAGS: Các bước chuẩn bị trước khi thuyết trình kỹ năng thuyết trình

Biết cách tìm ra lợi thế của bản thân sẽ mang đến cho bạn những hiểu biết thú vị về tính cách, điểm mạnh, điểm yếu cũng như thiên hướng nghề nghiệp phù hợp với bạn. Từ đó giúp bạn định hướng rõ ràng trong suốt quá trình phát triển và nâng cao giá trị bản thân. Việc tự khám phá, kiếm tìm sức mạnh và kỹ năng của bản thân chưa bao giờ là điều dễ dàng. Tuy nhiên tiếp cận điều này từ nhiều quan điểm khác nhau được chứng minh là mang lại lợi ích to lớn cho cả phát triển nghề nghiệp và nhân cách cá nhân của mỗi người. Đặc biệt, đây là bước đầu rất quan trọng để chuẩn bị cho một quá trình phát triển bản thân trong những bước tiếp theo.

Sau khi biết được những lợi thế của bản thân, việc chủ động tìm hiểu sẽ giúp bạn biết được những vấn đề cần thiết để phát huy tối đa khả năng mà bạn đang sở hữu. Ví dụ như, bạn sở hữu lợi thế nói chuyện trước đám đông nhưng để trở nên thành thạo điều đó bạn cần rất nhiều yếu tố cấu thành như: trình bày vấn đề một cách hợp lý và thuyết phục, giọng nói ngữ điệu, làm sao đứng trước đám đông một cách chuyên nghiệp, làm có thể xử lý các tình huống một cách khéo léo và linh hoạt,… Để làm được điều đó, bạn hãy bắt đầu với những cụm từ như “làm sao để phát triển kỹ năng thuyết trình”, “thuyết trình như thế nào là hay” dưới sự hỗ trợ miễn phí từ các công cụ tra cứu phổ biến như Google, Cốc Cốc,… Không chỉ dừng ở đó, việc tham khảo ý kiến từ các anh chị đi trước, thầy cô, người thân, bạn bè,… cũng sẽ giúp bạn biết được nhiều thông tin vô cùng bổ ích từ những kinh nghiệm quý giá mà họ đã tích lũy được trong quá trình trải nghiệm thực tế. Hãy nghiêm túc tìm hiểu cụ thể những vấn đề liên quan đến bản thân, điều đó sẽ giúp bạn đánh giá chi tiết và hiểu rõ hơn về năng lực hiện tại của chính mình. Từ đó, chủ động rèn luyện và phát triển năng lực ngay từ bây giờ.

Phát triển và tận dụng những tài năng của bản thân

Phát triển và tận dụng những tài năng của bản thân

Những bài văn mẫu lớp 12

Phần văn nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 vô cùng quan trọng.

Vậy nên, Download.vn xin giới thiệu tài liệu Bài làm văn mẫu lớp 12: Nghị luận về vai trò của kiến thức và kĩ năng, có thể giúp ích trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Bài làm văn mẫu lớp 12: Nghị luận về vai trò của kiến thức và kĩ năng

I. Mở bài

Giới thiệu về ý kiến: “Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng”.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Thành công: một khái niệm không đồng nhất, có rất nhiều khái niệm về thành công khác nhau. Thành công có thể là đạt được một kết quả mà bạn mong muốn, là hoàn thành mọi thứ trong công việc một cách tốt nhất.

- Kiến thức hay còn gọi là tri thức (tiếng Anh là Knowledge) gồm những thông tin, dữ kiện, sự mô tả cùng kỹ năng có được qua các trải nghiệm và học tập của bản thân.

- Kiến thức nền tảng: Những kiến thức cơ cơ bản nhất, quan trọng nhất.

- Kỹ năng: kỹ năng chính là khả năng/năng lực thực hiện thành thục một hoặc một số hành động của một người với mục đích là tạo ra kết quả như mong đợi.

=> Ý kiến trên khẳng định tầm quan trọng của việc tích lũy những kiến thức và kĩ năng trong hành trình chinh phục thành công.

2. Chứng minh và bình luận

- Thành công luôn là đích đến mà con người hướng đến trong cuộc sống.

- Để có được thành công, bản thân mỗi người phải biết kết hợp giữa việc học tập những kiến thức kết hợp với rèn luyện các kỹ năng cần thiết.

- Kiến thức và kĩ năng chính là hai yếu tố quan trọng giúp con người bước đến thành công:

  • Kiến thức giúp con người tăng thêm vốn hiểu biết về cuộc sống từ đó có thể vận dụng vào học tập cũng như công việc.
  • Kỹ năng giúp con người thích ứng được với mọi hoàn cảnh, cũng như vận dụng chúng để xử lý những tình huống trong công việc hay cuộc sống một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

- Dẫn chứng: Những con người thành công trong cuộc sống.

3. Liên hệ bản thân

- Cần nhận thức được vai trò của kiến thức và kĩ năng đối với bản thân.

- Tích cực học tập nâng cao kiến thức, rèn luyện và tham gia các khóa huấn luyện về kỹ năng mềm…

III. Kết bài

- Đánh giá ý kiến: Ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn.

- Mỗi người hãy biết tự ý thức trau dồi, rèn luyện kiến thức và kĩ năng để hoàn thiện bản thân.

Nghị luận về vai trò của kiến thức và kĩ năng - Mẫu 1

Thành công không có được nhờ sự may mắn, nó bắt nguồn từ sự cố gắng của con người. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng”. Đây là một ý kiến để lại cho chúng ta những suy tư, trăn trở.

Đầu tiên, chắc hẳn mỗi người đều có một định nghĩa riêng cho mình về sự thành công. Hiểu đơn giản nhất, “thành công” là khi đạt được một kết quả mà bạn mong muốn hay hoàn thành mọi thứ trong công việc một cách tốt nhất. Còn “kiến thức” hay còn gọi là tri thức (tiếng Anh là knowledge) bao gồm những thông tin, dữ kiện, sự mô tả cùng kỹ năng có được qua các trải nghiệm và học tập của bản thân. Vậy nên, kiến thức nền tảng chính là toàn bộ những kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất mà con người cần chuẩn bị trong cuộc sống. Ví dụ một cô giáo dạy văn cần có những kiến thức về các tác phẩm văn học, một bác sĩ cần có những kiến thức về sinh học và y học… Còn “kỹ năng” là khả năng hay năng lực thực hiện thành thục một hoặc một số hành động của một người với mục đích là tạo ra kết quả như mong đợi. Cụm từ “bạn khó có thể” và “nếu không có sự chuẩn bị” muốn nhấn mạnh vào vai trò của kiến thức và kỹ năng. Như vậy, quan điểm trên muốn khẳng định rằng con người chỉ có được thành công khi biết không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng cần thiết.

Mỗi người sinh ra trong cuộc sống đều mong muốn ghi tên mình vào tấm bảng thành công. Nhưng “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng mà bàn chân không thấm đau bởi những mũi gai...” - để có được thành công là chúng ta phải chấp nhận đối mặt với khó khăn gian khổ. Vậy cần làm gì để bản thân có thể chủ động đối mặt và giải quyết được những khó khăn ấy? Kiến thức thôi là chưa đủ, kỹ năng thôi chưa đủ - chúng ta cần có sự song hành của cả kiến thức và kỹ năng.

Kiến thức giống như một tấm giấy thông hành giúp ta bước vào cuộc sống. Ai càng có nhiều vốn hiểu biết người ấy càng dễ dàng nắm bắt được nhiều cơ hội trong cuộc sống. Học sinh cần học hỏi những kiến thức trong sách vở để đạt kết quả cao trong học tập. Giáo viên có kiến thức sâu rộng về chuyên môn cũng như kiến thức xã hội sẽ có thể tự tin đứng trên bục giảng truyền đạt cho học sinh. Nắm chắc kiến thức cơ bản giúp mỗi người tự tin hơn trong công việc. Từ đó, có thể sáng tạo và phát triển ra những thành tựu đột phá.

Tuy nhiên, chỉ có kiến thức là chưa đủ, kỹ năng cũng vô cùng quan trọng. Cuộc sống càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người phải có nhiều kỹ năng khác nhau. Có thể kể đến một số kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng lắng nghe - thấu hiểu, kỹ năng tư duy sáng tạo, phát triển bản thân, đặt ra mục tiêu và động lực, teamwork, thuyết trình - thuyết phục, thương lượng và đàm phán, lãnh đạo và tổ chức… Ngoài ra, tùy vào những công việc khác nhau cũng sẽ đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn riêng. Khi có được những kỹ năng, con người có thể thích ứng được với mọi hoàn cảnh, cũng như biết vận dụng chúng để xử lý những tình huống trong công việc hay cuộc sống một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Trong công việc, có chuyên môn giỏi thôi chưa đủ. Bạn cần phải có được những kỹ năng mềm mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu. Một người lãnh đạo tài ba cần có những kỹ năng gì? Khi làm việc nhóm, con người cần có kỹ năng như thế nào? Đó không phải là những vấn đề mà kiến thức nền tảng có thể giải quyết giúp chúng ta mà cần phải học hỏi và rèn luyện những kỹ năng ấy mới có được. Chắc hẳn, chúng ta từng nghe đến một cái tên vô cùng quen thuộc TS. Lê Thẩm Dương. Ông không chỉ là một Giảng viên xuất sắc của Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân Hàng TP. HCM mà còn được biết đến với một thương hiệu là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực đào tạo, hoạt động thực tiễn… Để có được thành công như vậy, TS. Lê Thẩm Dương đã phải cố gắng trau dồi vốn hiểu biết của bản thân cũng như rèn luyện kỹ năng mềm.

Đối với một học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời là kỳ thi Đại học sắp tới. Tôi luôn tự nhủ phải cố gắng học tập để tích lũy kiến thức thật tốt chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Cùng với đó, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để rèn luyện các kỹ năng mềm. Tôi tin rằng với hành trang như vậy, trong tương lai, thành công sẽ mỉm cười ở phía cuối con đường.

Qua phân tích trên, ý kiến: “Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng” là hoàn toàn đúng đắn. Mỗi chúng ta hãy tự nhận thức về tầm quan trọng của kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống để có thể sớm chạm tay đến thành công.

Nghị luận về vai trò của kiến thức và kĩ năng - Mẫu 2

Khi đọc truyện “Câu chuyện về cây sồi” (Hạt giống tâm hồn) có một câu văn rất ý nghĩa khiến tôi nhớ mãi: “Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng”.

Trong cuộc sống, con người đều mong muốn có thể đạt được những thành công riêng cho bản thân. Nhưng con đường bước đến đích của thành công lại không dễ dàng. Và chúng ta đa phần đều không phải những nhà thiên tài. Chính vì vậy, cần có những “vũ khí chiến đấu” đắc lực để có thể vươn tới thành công một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Và hai “vũ khí đắc lực” nhất đó chính là “kiến thức nền tảng” và “kỹ năng”.

Kiến thức nền tảng là toàn bộ những hiểu biết, tri thức mà con người cần có về chuyên môn và xã hội để phục vụ cho công việc và cuộc sống. Kỹ năng là khả năng hay năng lực thực hiện thành thục một hoặc một số hành động của một người với mục đích là tạo ra kết quả như mong đợi. Hai yếu tố này phải luôn đi đôi với nhau để có thể đạt được hiệu quả một cách cao nhất.

Lênin đã khuyên nhủ con người: “Học, học nữa, học mãi”. Cuộc đời của mỗi người là hành trình học hỏi không ngừng nghỉ. Chỉ có học hỏi thêm những kiến thức mới giúp cho con người mở mang vốn hiểu biết, trở thành một người có trình độ chuyên môn cao. Từ đó, họ sẽ có được nhiều cơ hội rộng mở hơn về công việc. Tuy nhiên trong quá trình làm việc, chúng ta không chỉ xét đến yếu tố chuyên môn. Thế kỷ 21 là thế kỷ của sự phát triển khoa học - công nghệ. Mọi thiết bị máy móc tiên tiến được tạo ra có thể thay thế cho con người trong quá trình lao động. Nhưng có những yếu tố mà máy móc không thể thay thế con người. Không chỉ là về khối óc mà còn là về kỹ năng trong công việc. Kỹ năng giúp con người thích ứng được với mọi hoàn cảnh, cũng như vận dụng chúng để xử lý những tình huống trong công việc hay cuộc sống một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Ngoài ra, kỹ năng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội.

Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, các bạn trẻ đã ý thức được tầm quan trọng của việc tích lũy những kiến thức và kỹ năng đối với con đường vươn tới thành công. Tuy nhiên, bên cạnh những bạn trẻ đang ngày đêm nỗ lực học tập chăm chỉ, tranh thủ từng thời gian để tích lũy kiến thức và kỹ năng nền tảng. Thì vẫn còn không ít những bạn trẻ lãng phí thời gian vào các trò chơi điện tử vô bổ, vào các mạng xã hội như: facebook, zalo… Chắc hẳn những con người ấy sẽ chẳng có ước mơ hay khao khát và cũng chẳng thể đạt được thành công. Ngoài ra, có một số bạn trẻ có ý thức học tập nhưng lại học những thứ viển vông, cao siêu, xa rời thực tế. Điều ấy cũng gây lãng phí thời gian, tiền bạc cho gia đình và bản thân. Điều quan trọng nhất vẫn là tự ý thức được đam mê của bản thân và cố gắng học hỏi rèn kiến thức và rèn luyện kỹ năng để biến đam mê đó thành hiện thực. Khi còn là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi vẫn luôn nỗ lực học tập chăm chỉ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể để rèn luyện kỹ năng cho bản thân.

Như vậy, ý kiến trên đã đem đến cho mỗi người những bài học sâu sắc. Hãy cố gắng hết mình để trở thành một phiên bản tốt đẹp trong tương lai.

Nghị luận về vai trò của kiến thức và kĩ năng - Mẫu 3

Trên con đường chinh phục thành công, không có ai ngay từ đầu đã bước đến đích. Mỗi người luôn phải bước đi và vượt qua những khó khăn mới gặt hái được trái ngọt. Và trong hành trình đó: “Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng”.

Để tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện về cây sồi: “Cách đây hàng triệu năm, khi sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mắt lành. Chỉ riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia, khi nguồn nước trở nên cạn kiệt, các loài cây đều không chịu được khô héo và dần chết đi. Thì chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn sống giữa sa mạc rộng lớn. Nó được cả thế giới biết đến. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đảm sâu xuống đất tận 36 mét để tìm kiếm nguồn nước.” (Trích trong Hạt giống tâm hồn)

Bài học qua câu chuyện này bắt nguồn từ hình ảnh cây sồi Tenere: Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cải thân to khoẻ. Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng”.

Vậy, thành công là gì? Chắc hẳn mỗi người đều có những định nghĩa riêng về thành công cho bản thân. Nhưng hiểu đơn giản nhất, thành công chính là bạn được một kết quả mà mình luôn mong muốn hay hoàn thành mọi thứ được giao trong công việc một cách tốt nhất. Mỗi thành công mà con người đạt được trong cuộc đời sẽ đem đến cho con người cảm giác thành tựu và hạnh phúc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có phải là một người thành công không? Người được biết đến trước hết một vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, sau đó là một danh nhân văn hóa thế giới. Trong suốt hành trình đi tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, Người đã không ngừng tích lũy kiến thức về văn hóa của các nước phương Tây. Người còn biết nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng. Các sáng tác của Bác có sức mạnh tố cáo chế độ thực dân - trở thành vũ khí chiến đấu sắc bén. Sau ba mươi năm bôn ba nước ngoài, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam và lãnh đạo nhân dân giành độc lập. Trong cuộc sống, Bác Hồ chính là tấm gương của một nhân cách đạo đức, một lối sống giản dị. Để trở thành một con người vĩ đại như vậy, Bác luôn giữ vững tinh thần học tập suốt đời, rèn luyện kỹ năng phẩm chất cho bản thân. Có lẽ, không ai có thể phủ nhận, Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi người noi theo.

Qua câu chuyện về Hồ Chủ tịch mới thấy được tầm quan trọng của kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống. Nếu kiến thức giúp con người tăng thêm vốn hiểu biết về cuộc sống từ đó có thể vận dụng vào học tập cũng như công việc. Thì kỹ năng giúp con người thích ứng được với mọi hoàn cảnh, cũng như vận dụng chúng để xử lý những tình huống trong công việc hay cuộc sống một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người phải có kiến thức và kỹ năng để phục vụ cho học tập và công việc. Với một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi vẫn luôn nỗ lực học tập chăm chỉ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể để rèn luyện kỹ năng cho bản thân.

Jack London từng nói rằng: “Tôi thà làm một ngôi sao băng rực rỡ còn hơn làm một hành tinh vĩnh cửu nhưng mờ nhạt, tôi muốn những nguyên tử của tôi bốc cháy”. Và để có thể trở thành ngôi sao băng rực rỡ, mỗi người hãy cố gắng nâng cao kiến thức và rèn luyện thêm những kỹ năng cho bản thân.

Video liên quan

Chủ đề