Làm thế nào để dưa chuột ra nhiều quả

Cách trồng và chăm sóc dưa leo sai quả

Dưa leo (hay còn gọi là dưa leo) là một loại rau thu quả thương mại quan trọng. Cây bắt đầu ra quả chỉ sau 40 – 45 ngày gieo trồng, mang lại lợi ích kinh tế quanh năm cho người trồng. Vậy đâu là cách trồng dưa leo và chăm sóc dưa leo năng suất nhất? Mời bà con cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Làm thế nào để dưa chuột ra nhiều quả

I. Thời vụ gieo trồng cây dưa leo (dưa chuột)

Thời vụ: trồng dưa leo có thể trồng quanh năm nhưng có hai vụ chính:

– Vụ xuân: gieo trồng dưa leo từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 dương lịch.

– Vụ đông: gieo trồng dưa leo từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10.

Ngoài ra dưa leo cũng thích hợp với vụ hè tháng 4, 5, 6. Nếu bà con trồng dưa leo xen giữa 2 vụ lúa thì nên làm bầu để tranh thủ được thời vụ.

Thời gian sinh trưởng của dưa leo: bắt đầu ra quả sau 3-4 tuần gieo trồng, thu hoạch lần đầu sau 40 – 45 ngày gieo trồng.

II. Những điều kiện ngoại cảnh nào tác động đến cây dưa leo (dưa chuột)?

Về nhiệt độ

– Nhiệt độ lý tưởng cho dưa leo tăng trưởng là 30oC (ngày) và 18-21oC (đêm).

– Thông thường trong điều kiện ngày ngắn hơn đêm, dưa leo sẽ ra nhiều lá và trái. Vì vậy điều kiện thời tiết vùng đồng bằng cho phép dưa leo ra hoa trái quanh năm.

Về độ ẩm

– Dưa leo là giống cây chịu hạn cực kém. Thiếu nước cây sinh trưởng kém và tích lũy chất cucurbitacin làm trái trở nên đắng.

– Tuy nhiên, ẩm độ không khí cao lại dễ gây bệnh đốm phấn. Vì vậy cần duy trì độ ẩm cao trong đất và cân đối độ ẩm trong không khí.

Điều kiện nước tưới cho dưa leo (dưa chuột)

– Dưa leo gần như cần bổ sung lượng nước tưới với tỷ lệ bằng nhau ở các giai đoạn. Dưa trồng vụ Đông lượng nước cung cấp sẽ cho giảm hơn so với ở những tháng trước. Bởi lúc này độ ẩm trong đất ổn định, nhiệt độ môi trường không quá cao.

– Đối với dưa leo giai đoạn đang ra hoa vào thời điểm tháng 6 thì lượng nước cần tăng lên so với bình thường để đảm bảo khả năng ra hoa đồng loạt và tỷ lệ đậu quả cao.

Làm thế nào để dưa chuột ra nhiều quả

Điều kiện đất trồng

– Cây dưa leo có bộ rễ phát triển kém, sức hấp thu của rễ lại yếu. Vậy nên đất trồng khắt khe hơn so với cây trồng khác trong họ.

– Đất trồng thích hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ, độ pH thích ứng 5,5 – 6,5.

III. Bí quyết trồng dưa leo (dưa chuột) cho năng suất, chất lượng cao

Dưa leo không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại nhanh phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, trong quá trình sinh trưởng cần bón đúng dòng phân, hàm lượng và thời điểm.

– Bón lót trước khi gieo trồng dưa leo

– Bón phân bón hữu cơ Anfa Batorganic kết hợp với phân Hữu Nghị NPK 16.16.8 160 – 200 kg/ha trước khi trồng.

– Bón vào đất trước khi tiến hành cày xới. Phân hữu cơ là nguồn dinh dưỡng an toàn và tạo độ mùn hoàn hảo trong đất, giúp đất trồng dưa leo tơi xốp và màu mỡ.

Làm thế nào để dưa chuột ra nhiều quả

– Bón thúc (Giai đoạn cây có 3-5 lá chính, chuẩn bị hình thành tua quấn)

+ Bón phân bón Hữu Nghị NPK 16.16.8: 160 – 200 kg/ha

+ Giúp thúc đẩy quá trình mọc chồi và lá, kích thích rễ mọc dài và cắm sâu vào đất, điều hòa sinh trưởng cho cây dưa leo giai đoạn đầu gieo trồng.

– Thời kỳ dưa leo (dưa chuột) chuẩn bị ra hoa

+ Bón phân Hữu Nghị NPK 13.13.13 hoặc NPK 15.15.15: 150 – 200kg/ha

+ Đây là phân bón phù hợp nhất cho thời kỳ dưa leo hình thành nụ, chuẩn bị đơm hoa kết quả là dòng.

Làm thế nào để dưa chuột ra nhiều quả

– Nuôi quả

Quả dưa leo thu hoạch về có to, nặng, thon dài, mẫu mã đẹp hay không phụ thuộc vào loại phân bón được lựa chọn trong giai đoạn nuôi quả.

– Khi quả đang lớn: Bón 160 – 200kg/ha phân Hữu Nghị NPK 13.13.13

– Bón thúc nuôi quả: Bón 80 – 100kg phân Hữu Nghị NPK 16.7.17/ha kết hợp phun Anfa Kali Sulphate với liều lượng 40 – 50g/ bình/ 16 lít nước

– Bón phân Hữu Nghị NPK 16.7.17 kết hợp với phun phân bón qua lá Anfa Kalisulphate là công thức bón phân hoàn hảo.

– Trong phân bón NPK 16.7.17 có các nguyên tố đa trung vi lượng tiếp tục nuôi dưỡng cây dưa leo. Giúp cây phát triển khỏe mạnh, cho trái to và nặng.

– Kali gốc Sunphat trong Anfa Kalisulphate giúp trái dưa lớn đều, da căng, phủ phấn rất đẹp mã.

Làm thế nào để dưa chuột ra nhiều quả

IV. Chăm sóc dưa leo: kiểm soát dịch bệnh và sâu hại trên cây dưa leo

Quả dưa leo khi sắp thu hoạch có thể bị đốm, sẹo do sâu bệnh tấn công. Vì vậy cần đặc biệt đề phòng các loại sâu bệnh như ruồi vàng, rệp, côn trùng, sâu cắn lá… Một số biện pháp sau có thể giúp bà con bảo vệ luống dưa của mình:

– Trước khi gieo trồng cần vệ sinh sạch sẽ tàn dư của vụ trước: bón vôi bột và phơi đất trồng trong 1 tuần để tiêu diệt mầm bệnh trú ngụ trong đất

– Chọn các giống dưa leo có khả năng kháng bệnh cao, chế độ bổ sung dinh dưỡng hợp lý.

– Sử dụng các bẫy dính ruồi vàng giai đoạn chuẩn bị thu hoạch để bảo vệ quả.

– Khi phun Kali Sunphate cho dưa leo, có thể pha loãng kèm với thuốc chống rệp nâng cao hiệu quả.

Hàng ngàn hộ dân trên cả nước đã có những vụ dưa leo bội thu cách trồng và chăm sóc dưa leo trên. Để được tư vấn chi tiết về cách sử dụng và liều lượng chuẩn, xin mời liên hệ:

CÔNG TY LIÊN DOANH PHÂN BÓN HỮU NGHỊ

Hotline: 0237394 8686

Email: [email protected]

Địa chỉ: Khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.