Làm thế nào để dựng trại hè trên sân bê-tông năm 2024

è là để vui chơi, giải trí, để trau dồi những kỹ năng sống, dung nạp thêm nguồn năng lượng tích cực...Thế nhưng có một thực tế là, trẻ em ngày nay đang thiếu “sân chơi” của chính mình do ảnh hưởng từ thời đại công nghệ 4.0 và việc học thêm dày đặc trong dịp hè…Điều đó đang lấy mất niềm vui nghỉ hè của các em, khiến cho không ít trẻ cảm thấy sợ nghỉ hè, là khoảng thời gian đáng lẽ các em phải được vui chơi, nghỉ ngơi sau một năm học hành vất vả ở trường.

Chính vì vậy hãy dành cho thiêu niên, nhi đồng một mùa hè thật bổ ích, ý nghĩa. Việc học hè nếu có hãy làm sao cho trẻ học không bị căng thẳng và áp lực. Cha mẹ đừng quên rằng, những mùa hè đẹp, đáng nhớ sẽ là những ấn tượng cho con mang theo suốt cuộc đời. Làm sao để các con lớn lên không bị ám ảnh bởi những mùa hè dày đặc lịch học, như một học kỳ thứ 3 trong năm.

Để đáp ứng nhu cầu sân chơi mùa hè cho thiếu niên, nhi đồng thì các hoạt động tập thể cho trẻ em trải nghiệm đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó có hoạt động TRẠI HÈ. Trại hè thực tế là một chuỗi các hoạt động được tổ chức dành cho trẻ em trong độ tuổi từ 5-17 trong dịp nghỉ hè. Việc tham gia trại hè sẽ là cơ hội giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy, tạo môi trường giao lưu đoàn kết và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, mang đến cho trẻ một môi trường hoàn toàn mới, cho phép các em khám phá những điều mới mẻ, cung cấp cho các em những kiến thức bổ sung ngoài chương trình học tập ở trường.

Thông qua trại hè, các con sẽ được trải nghiệm, được khám phá bản thân và rèn luyện nhiều kỹ năng sống cơ bản. Tại đây, trẻ cũng sẽ được kết bạn, giao lưu với những người bạn mới. Đồng thời, các con sẽ có dịp khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Bằng việc trải nghiệm các hoạt động trại hè, các bé sẽ biết cách xử lý tình huống, tự tin hơn vào bản thân và rèn luyện nhiều kỹ năng khác.

Hãy tạo ra những sân chơi ngày hè đúng nghĩa cho trẻ, giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm, cũng là để phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết… Đó chính là trách nhiệm của mỗi người lớn chúng ta.

Trại là hình thức hoạt động thích hợp với thanh niên. Thanh niên thích giao lưu thông qua hoạt động tập thể, thích khám phá những điều mới lạ, gần gũi với thiên nhiên và vận dụng những hiểu biết của mình trong cuộc sống, lao động, sáng tạo. Trại sẽ đáp ứng được nhu cầu sở thích của thanh niên và nâng cao hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong hoạt động xã hội.

Trại là hình thức lập “làng” lưu động mà ngày xưa dân du mục thường dùng, quân đội thường đóng trại trong các cuộc hành quân, các tổ chức đoàn thể, trường học thường dùng các hình thức trại để tổ chức các cuộc liên hoan họp bạn, tổng kết mừng công, tập huấn chuyên đề…

Trại là nơi thanh niên hoà nhập vào tập thể với các hình thức “học mà chơi, chơi mà học”. Hoạt động của trại thường mang tính đồng đội cao, vì vậy rèn luyện được ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm của mỗi thành viên đối với cộng đồng, xây dựng được bầu không khí thân ái, đoàn kết gắn bó trong quá trình hoạt động ở trại và sau những ngày cắm trại.

2. Một số loại hình chủ yếu

– Trại dã ngoại: thường gắn với các hoạt động tham quan, dã ngoại, picnic, thường tổ chức với mục đích là nghỉ ngơi, thư giãn.

– Trại ngắn ngày: tổ chức trong những khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày với mục đích để học tập, thay đổi không khí sinh hoạt hoặc tham gia công tác xã hội tại địa phương đó.

– Trại tập huấn: nhằm mục đích huấn luyện cho thanh niên về chuyên môn, về kỹ năng nghiệp vụ công tác, kỹ năng tổ chức hoạt động cho thanh niên…

– Trại bay: dùng cho những hoạt động dài ngày ở nhiều địa điểm khác nhau. Thường là trại cơ động chỉ dành cho thanh niên thực sự tháo vát, có sức khoẻ và giỏi về kỹ năng hoạt động xã hội.

– Hội trại thi tài: thường tổ chức gần với từng địa phương đơn vị với mục đích nâng cao kiến thức nghề nghiệp, tay nghề chuyên môn bằng những hình thức thi thố tài năng, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau.

– Hội trại truyền thống: là một hình thức hoạt động sáng tạo của phong trào thanh niên, giúp cho thanh niên nhận thức rõ hơn về truyền thống của Đảng, dân tộc, Đoàn, địa phương, đơn vị; tạo cho họ cảm xúc sâu sắc, khơi dậy trong họ niềm tin đi tới tương lai. Hội trại truyền thống thường được tổ chức vào những ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn là các sự kiện trọng đại khác.

– Trại liên hoan họp bạn: nhằm mục đích hội họp những người có cùng chung một sở thích, nhu cầu, ý tưởng, cùng lứa tuổi hay nghề nghiệp nhằm để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. Trại liên hoan họp bạn có thể tổ chức ở quy mô lớn (tỉnh, khu vực, quốc gia).

3. Kỹ năng tổ chức

  1. Chuẩn bị cho một hội trại
  • Xây dựng kế hoạch hội trại bao gồm các nội dung sau:
    • Mục đích, yêu cầu
    • Chủ đề hội trại
    • Thành phần, đối tượng tham gia
    • Thời gian, địa điểm
    • Nội dung, hình thức hoạt động
    • Biện pháp tổ chức thực hiện
  • Thiết kế chương trình chi tiết hội trại thường có các mục sau :
    • Thứ tự
    • Nội dung hoạt động
    • Thời gian
    • Địa điểm
    • Lực lượng tham gia chính
    • Lực lượng phối hợp
    • Người phụ trách
    • Cơ sở vật chất, phương tiện
    • Phương án khác
    • Ghi chú
  • Trình duyệt và triển khai kế hoạch, chương trình hội trại.

Sau khi kế hoạch và chương trình hội trại đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, cần khẩn trương triển khai cho các đơn vị tham gia để xúc tiến các hoạt động chuẩn bị cho hội trại.

Trước ngày đi trại (hoặc khi khai mạc hội trại) cần họp ban chỉ huy trại để kiểm tra, đánh giá tình hình chuẩn bị, bổ khuyết kịp thời những thiếu sót, đảm bảo cuộc đi trại (hội trại) diễn ra đúng kế hoạch, chương trình đã thống nhất.

  • Chuẩn bị nhân sự cho hoạt động của hội trại.

– Ban tổ chức hội trại: có nhiệm vụ tổ chức và điều hành các hoạt động suốt quá trình hội trại, gồm một trại trưởng (phụ trách chung) và hai trại phó (phụ trách hoạt động và cơ sở vật chất).

– Các tiểu ban hội trại: phụ trách và điều hành các mảng công việc và hoạt động của hội trại (nội dung, khánh tiết, lễ tân, hậu cần, an toàn, thi đua )

– Ban giám khảo và thư ký: có nhiệm vụ chấm thi và tổng hợp kết quả các cuộc thi trong hội trại.

  • Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí phục vụ hội trại.

– Sân bãi, địa điểm cắm trại: là điều kiện quan trọng cho sự thành công của hội trại. Nếu có điều kiện nên cắm trại ở những nơi có di tích lịch sử của đất nước, của địa phương để giáo dục truyền thống cho thanh niên. Địa điểm cắm trại phải bảo đảm các yếu tố sau: đủ rộng để dựng trại và tổ chức các hoạt động của hội trại; trại phải tập trung; gần nơi cư trú; giao thông thuận tiện; có điện, nước phục vụ cho sinh hoạt trại; có nơi để trú nắng, mưa; tránh những nơi có nguy cơ mất an toàn cho sinh hoạt trại…

– Cơ sở vật chất, kinh phí: sân khấu, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ và các vật liệu phục vụ cho hoạt động và sinh hoạt tập thể…

Kinh phí tổ chức hoạt động có thể huy động từ các nguồn sau đây: được duyệt theo kế hoạch; từ các đơn vị tham gia hội trại; các nhà tài trợ; các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức Hội có liên quan hỗ trợ; đóng góp của các trại sinh; kinh phí do hội trại tạo ra bằng các sản phẩm của trại…

  • Chuẩn bị các văn bản pháp lý: các quyết định thành lập ban tổ chức hội trại, các tiểu ban, hội đồng giám khảo; các nội qui, qui chế sinh hoạt trại; bảng điểm và hướng dẫn chấm điểm cho các cuộc thi…
  • Chuẩn bị các phương án dự phòng: để khắc phục các sự cố ngoài ý muốn (trời mưa, mất điện, mất nước…), nhà tổ chức cần có các phương án dự phòng nhằm đảm bảo thực hiện nội dung, chương trình của hội trại.
  • b) Nội dung, chương trình hoạt động của hội trại.
  • Tập kết đến địa điểm hội trại.

Cách1:

+ Tập trung các đơn vị tại địa điểm xuất phát

+ Điểm danh các đơn vị và kiểm tra số lượng người tham gia, các dụng cụ mang theo.

+ Hành quân về địa điểm hội trại

Có thể bắt đầu tập kết đến địa điểm thông qua trò chơi lớn, khi đến địa điểm dựng trại dùng mật thư hay truyền tin để chỉ dẫn cho các đơn vị vị trí dựng trại nhằm tạo không khí sôi động của trại ngay từ những hoạt động trên.

+ Ban chỉ huy chỉ dẫn địa điểm dựng trại cho các đơn vị

Cách2:

+ Các đơn vị tập kết tại địa điểm hội trại

+ Kiểm tra số lượng người tham gia, các dụng cụ mang theo.

+ Nghỉ 30 phút

+ Các đơn vị nhận vị trí và tiến hành dựng trại, (Ban tổ chức nên qui định thời gian dựng trại và có thể tổ chức thi dựng lều nhanh giữa các đơn vị).

  • Khai mạc hội trại

– Các trại viên tập trung về địa điểm để làm lễ khai mạc.

– Chào cờ.

– Trại trưởng đọc lời khai mạc.

– Các hoạt động phục vụ cho lễ khai mạc: thể dục nhịp điệu, võ thuật, biểu diễn nghệ thuật…

– Các đại biểu và ban chỉ huy đi thăm các đơn vị và chấm trại.

  • Các hoạt động trại

Tuỳ theo quy mô, thời gian và số lượng các đơn vị tham gia mà lựa chọn các tổ chức hoạt động trại cho phù hợp

  • Tổng kết, bế mạc hội trại

– Công bố kết quả, giải thưởng cho các cuộc thi.

– Trại trưởng đánh giá kết quả của các đơn vị tham gia hoạt động và tuyên bố bế mạc.

– Hạ lệnh nhổ trại, thu dọn đồ đạc, làm vệ sinh khu vực cắm trại, hành quân ra về.

  1. Một số hoạt động cơ bản có thể tổ chức ở hội trại

Tuỳ theo loại trại, mục đích yêu cầu của trại mà đề ra những hoạt động thích hợp sau:

  • Trò chơi lớn

Là cuộc chơi với qui mô lớn về số lượng người tham gia, thời gian, địa điểm và nội dung chơi. Cụ thể:

– Thi nhận và phát tín hiệu morse, semafore

– Thi hành quân theo dấu đường

– Thi dịch và thực hiện theo mật thư.

– Thi các trò chơi nhỏ (những trò chơi qui định trong khi hành quân theo dấu đường và thực hiện mật thư).

  • Thi kỹ năng dựng lều.

– Thi cắm trại nhanh: các nhóm dự thi với số lượng người như nhau, các điều kiện phương tiện như nhau nhưng phải đảm bảo dựng trại đúng kỹ thuật nhanh nhất.

– Thi trại đẹp: đẹp bao gồm sự thông minh, sáng tạo trong cách trình bày, đúng kỹ thuật qui định, hình thức hài hoà cân đối, trật tự, vệ sinh nội vụ gọn gàng, sạch sẽ.

  • Các cuộc thi khác:

Thi kéo co, thi cắm hoa, thi đấu thể thao, thi trò chơi, thi văn nghệ, thi hoá trang, thi hùng biện, thi thể thao, cờ tướng, cờ vua, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, kéo co,thi cắm hoa, thi nấu ăn, thi văn nghệ, thi đồng diễn thể dục, võ thuật…

Tổ chức vui chơi cho thanh niên thông qua hình thức hội thi là một vấn đề cần nghiên cứu và phổ biến rộng rãi. Cuộc thi chính là động lực thúc đẩy thanh niên phát huy tinh thần sáng tạo và khả năng ứng xử trong mọi hoạt động. Cuộc thi trong vui chơi của thanh niên bao giờ cũng nhẹ nhàng và mang tính giáo dục cao. Nếu biết kết hợp các trò chơi dân gian, các trò chơi truyền thống với các trò chơi hiện đại sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu giải trí cho thanh niên và định hướng cho họ trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày.

Tuỳ mục tiêu của từng hội trại và hoàn cảnh cụ thể, tuỳ cơ sở vật chất và đối tượng tham gia mà lựa chọn và tổ chức các cuộc thi cho phù hợp, có hiệu quả giáo dục cao. Không nên tổ chức các cuộc thi dưới dạng cá cược, ganh đua hay vì lợi nhuận mà ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống tốt đẹp vốn có của trò chơi.

Ngoài ra, trong hội trại có thể tổ chức các hoạt động khác như: múa hát tập thể; các cuộc gặp gỡ giao lưu giữa các đơn vị; tham quan, viếng nghĩa trang; các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện; lửa trại…