Lãnh đạo của cuộc cách mạng tư sản phương Tây

Một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểuSửa đổi

  • Cách mạng tư sản Hà Lan
  • Cách mạng tư sản Anh
  • Cách mạng tư sản Pháp
  • Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ
  • Cách mạng Tân Hợi
  • Cách mạng Thiên hoàng Minh Trị

Chú thích & tham khảoSửa đổi

  1. ^ PGS.TS. Phạm, Hùng Việt (2005). Từ điển bách khoa Việt Nam. Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

so sánh tiền đề của cách mạng tư sản phương tây và cách mạng tư sản phương đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.72 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
1
A. PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do tầng lớp quý tộc mới, giai cấp tư sản
lãnh đạo, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, mở đường cho chủ nghĩa tư
bản phát triển, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản: cách mạng tư sản Hà Lan thế
kỷ XVI, cách mạng tư sản Anh 1640, cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII…Có
nhiều hình thức diễn ra các cuộc cách mạng tư sản, đó có thể là cuộc nội chiến, cuộc
chiến tranh bảo vệ tổ quốc, hay là một cuộc chiến tranh giành độc lập. Nhưng về đại
thể, các cuộc cách mạng tư sản đều nhằm lập đổ sự thống trị của chế độ phong kiến,
xác lập một chế độ mới, tiến bộ hơn, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Cách mạng tư sản không chỉ diễn ra trên quy một một quốc gia nhất định mà
còn lan rộng ra trên nhiều quốc gia khác nhau, thuộc các khu vực khác nhau trên thế
giới, ở những thời điểm nhất định khi những yếu tố dẫn đến một cuộc cách mạng đã
xuất hiện một cách đầy đủ nhất. Chính vì vậy, khi tiếp cận với các cuộc cách mạng tư
sản trong lịch sử nhân loại, chúng ta không nên dừng lại ở một quốc gia, một khu vực
mà cần mở rộng phạm vi nghiên cứu, để có thể khái quát những đặc trưng của cách
mạng tư sản nói chung. Bên cạnh đó cũng có thể tiến hành so sánh những điểm giống
và khác của các cuộc cách mạng tư sản. Mà ở đây các cuộc cách mạng tư sản ở
phương Đông và phương Tây là hai đối tượng chính để chúng ta tìm hiểu và tiến hành
so sánh.
Phương Đông và Phương Tây là những khái niệm mang tính quy ước trong
việc tiếp cận với lịch sử thế giới, nhằm phân chia thế giới thành hai khu vực với
những đặc trưng nổi bật về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội,…Cũng vậy,
các cuộc cách mạng tư sản của các quốc gia thuộc hai khu vực này đều có những đặc
trưng riêng, bên cạnh đó cũng có những điểm chung nhất định.
Việc nghiên cứu các cuộc cách mạng ở phương Tây và phương Đông, sau đó
so sánh các cuộc cách mạng này để tìm rạ những điểm chung và riêng là một công
việc có ý nghĩa rất lớn trong khoa học lịch sử. Và để tiến hành so sánh các cuộc cách
mạng tư sản ở phương Tây và phương Đông, chúng ta buộc phải đưa ra và lựa chọn


cho mình những tiêu chí so sánh nhất định. Đó có thể là tiền đề, thời cơ, lực lượng
lãnh đạo, diễn biến, kết quả,…của các cuộc cách mạng tư sản. Nhưng trong phạm vi
2
của bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xin so sánh tiền đề của các cuộc cách mạng tư
sản ở phương Tây và phương Đông. Bởi lẽ theo chúng tôi, để một cuộc cách mạng tư
sản nổ ra thì bắt buộc nó phải có những tiền đề ban đầu, những tiền đề đó sẽ tạo ra
những động lực nhất định đưa cuộc cách mạng trở thành hiện thực.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “So sánh tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản phương Tây và
phương Đông”, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của mình là những tiền đề
của các cuộc cách mạng tư sản ở phương Tây cũng như phương Đông. Từ những tiền
đề đó chúng tôi sẽ tiến hành công việc so sánh để tìm ra những điểm giống nhau và
khác nhau của các cuộc cách mạng tư sản trong hai khu vực này.
Về phạm nghiên cứu, chúng tôi sẽ tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
ở phương Tây và phương Đông. Mà cụ thể đó là cuộc cách mạng tư sản Anh, cách
mạng tư sản Pháp và cách mạng tư sản Mỹ - đại diện cho cách mạng tư sản ở phương
Tây; còn ở phương Đông, chúng tôi sẽ nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản ở Ấn
Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Trung Quốc.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề này chúng tôi đã sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử,
phương pháp logic, đặc biệt là phương pháp so sánh. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử
dụng các phương pháp chuyên ngành khác của khoa học lịch sử như: phương pháp
phân tích, tổng hợp, sưu tầm tư liệu, phương pháp phán đoán khoa học…
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay chúng tôi vẫn chưa tìm được một công trình nào với nội dung so sánh
tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản ở phương Tây và phương Đông, mà chỉ có
những công trình nghiên cứu về lịch sử thế giới có đề cập đến các cuộc cách mạng tư
sản ở hai khu vực này, trong đó có những nội dung mà chúng tôi cần đến. Chúng ta có
thể kể đến một số công trình sau:
C.Mác – Ăng-ghen (1986), Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Nxb. Sự thật, Hà


Nội. Trong tác phẩm này, Mác và Ăngghen có dành phần I để viết về “Những người
tư sản và những người vô sản”, trong đó những thông tin về sự ra đời, địa vị kinh tế,
chính trị,…của giai cấp tư sản cũng hết sức cần thiết để nghiên cứu vấn đề mà chúng
tôi đã chọn.
3
Trong bộ Tư bản, tập thứ nhất, quyển I – Quá trình sản xuất của tư bản (in trong
C.Mác và F.Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà
Nội), C.Mác cũng dành chương XXIV để đề cập đến quá trình tích lũy ban đầu của
chủ nghĩa tư bản. Quá trình này đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và
quyết định bản chất của chủ nghĩa tư bản.
Các công trình khác của C.Mác và F.Ăngghen như: “Sự thống trị của Anh ở Ấn
Độ”, “Những kết quả tương lại của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ”, “Sự phát triển của
chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học”,…, cũng cung cấp những dữ kiện
quan trọng để chúng tôi tiếp cận đề tài này.
Bên cạnh các tác phẩm của C.Mác và Ăngghen, chúng ta cũng có thể kể đến một
số công trình nghiên cứu của Lênin, chẳng hạn như: “Cuộc chiến tranh ở Trung Quốc,
“Châu Âu lạc hậu và châu Á tiên tiến”, “Những sự biến ở vùng Ban-căng và ở Ba
Tư”, “Châu Á thức tỉnh”,…
Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm được một số tác phẩm, công trình nghiên cứu về
chủ nghĩa tư bản, về giai cấp tư sản, về các cuộc cách mạng tư sản:
Đánh giá giai cấp tư sản trong phong trào giải phóng dân tộc: Ý kiến của những
nhà nghiên cứu Mácxít ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh trong cuộc hội thảo do
trường đại học Các Mác ở Lépdích tổ chức, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
Lưu Tộ Xương – Quang Nhân Hồng – Hàn Thừa Văn (2002), Lịch sử thế giới
thời cận đại (1640 – 1900), tập 3, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Lưu Tộ Xương – Quảng Nhân Hồng – Hàn Thừa Văn – Ngãi Châu Xương
(2002), Lịch sử thế giới thời cận đại (1640 – 1900), tập 4, Nxb. Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh.
Thiên Ân – Hứa Bình – Vương Hồng Linh (2002), Lịch sử thế giới thời hiện đại
(1900 – 1945), Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.


Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng (2012), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb.
Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Văn Đức – Trần Văn Trị - Phạm Gia Hải – Phan Ngọc Liên (1978),
Lịch sử thế giới cận đại, quyển I (1640 – 1870), tập 1, Nxb. Giáo dục.
F.Ia. Pôlianxki (1978), Lịch sử kinh tế các nước (Ngoài Liên xô) – Thời kỳ tư
bản chủ nghĩa, Trương Hữu Quýnh dịch, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
4
. Cấu trúc của đề tài
Chương I: Tổng quan về tiền đề của cách mạng tư sản
Chương II: So sánh tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản ở phương Tây và phương
Đông
Đánh giá và kết luận
5
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TIỀN ĐỀ CỦA CÁCH MẠNG TƯ SẢN
Để cách mạng tư sản nổ ra và thắng lợi thì phải có những tiền đề cần thiết, hay
còn gọi là thời cơ đã chín muồi. Tiền đề cách mạng là những yếu tố chủ quan thuận
lợi tạo nên cách mạng tư sản. Tiền đề của cách mạng tư sản phải hội đủ các yếu tố sau
đây.
1.1. Tiền đề về kinh tế - phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong
lòng chế độ phong kiến
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng chế độ phong kiến có
nghĩa là phải có lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mà cụ thể là
quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lí sản xuất giữa giai cấp tư
sản và công nhân, quan hệ phân phối theo kiểu tư bản chủ nghĩa (nền kinh tế hàng hoá
phát triển).
Như vậy, đã có cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản thì cũng phải xuất hiện một
thượng tầng kiến tương ứng – đây là nhiệm vụ của cách mạng tư sản buộc nó tất yếu
phải nổ ra. Mặt khác cách mạng tư sản tất yếu phải diễn ra để khẳng định quan hệ sản
xuất tư bản đã được xác lập (nhiệm vụ dân chủ: công nhận pháp lí chế độ tư hữu, chế


độ lao động làm thuê, quan hệ phân phối tư bản chu nghĩa) nhằm tạo nên sự vững
chắc của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến đang tạo ra
những lực cản, kìm hãm đối với cái mới của lịch sử. Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc đến
mức không thể điều hoà được. Đây là nguyên nhân phải có một cuộc cách mạng tư
sản để giải quyết, xoá bỏ cái cũ lạc hậu, mở đường cho cái mới tiến bộ.
1.2. Tiền đề về xã hội – Sự ra đời của giai cấp tư sản và các giai cấp đại diện
cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ phong kiến
Giai cấp tư sản là đại diện cho phương thức sản xuất mới đã ra đời và trưởng
thành ngày càng mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến, muốn đứng lên lật đổ nó.
Tư sản kinh doanh và trở nên vô cùng giàu có nhưng họ không có quyền chính trị, đó
là không kể đến việc phong kiến đã gây ra nhiều trở lực đối với sự phát triển của kinh
tế tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy giai cấp tư sản muốn lật đổ chế độ phong kiến, lập
nền chuyên chính tư sản. Giai cấp tư sản lớn mạnh về thế lực kinh tế, có số lượng
6
đông, đoàn kết, đặc biệt là có hệ tư tưởng riêng, có những lí luận cách mạng cần thiết
chuẩn bị cho việc nắm chính quyền cách mạng trong tương lai.
Do đặc điểm của từng nước nên có thể còn phải xét đến các tầng lớp khác như:
quý tộc mới ở Anh, chủ nô miền nam ở Mỹ,…chuyển hướng kinh doanh theo lối tư
bản chủ nghĩa. Đồng thời các giai cấp, tầng lấp khác trong xã hội cũng tạo nên một
lực lượng đông đảo, cùng với giai cấp tư sản tiến hành cách mạng như: giai cấp công
nhân làm thuê, bình dân thành thị, nông dân tự do,…
1.3. Tiền đề về tư tưởng – sự xuất hiện của hệ tư tưởng dân chủ tư sản dưới các
hình thức khác nhau
Giai cấp tư sản ra đời đồng thời phải có hệ tư tưởng dân chủ tư sản. Thực tế hệ
tư tưởng tư sản đó có nền tảng từ phong trào Văn hoá phục hưng. Đến thế kỉ Ánh sáng
(thế kỉ XVIII), với trào lưu triết học Ánh sáng (thế kỉ XVII – XVIII) đã như ánh đèn
pha soi sáng cho con đường tiến lên của tư sản, cổ vũ cho mọi tầng lớp quần chúng
tham gia đấu tranh chống phong kiến vì một tương lai tươi sáng, bình đẳng, dân chủ,
hạnh phúc. Ở những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên chưa có hệ tư tưởng tư sản soi


đường (như cách mạng Netherland, cách mạng tư sản Anh), giai cấp tư sản đã sử dụng
tôn giáo cảo cách: đạo Tin Lành, Thanh giáo để lôi kéo các tầng lớp khác tham gia.
Trên cơ sở đầy đủ các điều kiện tiền đề đó thì cách mạng mới có thể nổ ra và
thắng lợi được. Nhưng để cách mạng nổ ra thì cũng cần có tình thế cách mạng hay còn
gọi là duyên cớ. Đây có thể được coi là một nhân tố khách quan, bổ trợ như giọt nước
làm tràn li khơi lên cuộc cách mạng.
7
CHƯƠNG II: SO SÁNH TIỀN ĐỀ CỦA CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHƯƠNG TÂY VÀ
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHƯƠNG ĐÔNG
2.1. Tiền đề về kinh tế
Để một cuộc cách mạng tư sản diễn ra, trước hết nó phải có tiền đề về kinh tế,
tức là có sự ra đời của phương thức sản xuất mới, tiến bộ phương thức sản xuất phong
kiến đã trở nên lạc hậu – phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự ra đời của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, làm
cho mâu thuẫn giữa trình độ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ngày càng trở
nên gay gắt và dẫn đến sự bùng nổ một cuộc cách mạng để chính thức thiết lập sự
thống trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
2.1.1. Sự hình thành của chủ nghĩa tư bản
Trong lịch sử của các quốc gia Tây Âu, chủ nghĩa tư bản được phôi thai từ trong
lòng của chế độ phong kiến, nó bắt đầu từ giữa thế kỷ XIV (một số thành thị ở Bắc
Ý), “những tiền đề lịch sử của sự tan rã của chế độ phong kiến và của sự ra đời của
chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu hình thành ngay từ thời trung đại cổ điển, khi mà sự
thống trị của hệ thống phong kiến còn đầy đủ nhất và hình như là vĩnh hằng. Từ
những thế kỷ XIII – XV, ở các nước Tây Âu, người ta đã thấy xuất hiện các yếu tố của
sự giải thể đang ăn mòn dần chế độ phong kiến”
1
. Ban đầu xuất hiện những mầm
mống tư bản chủ nghĩa, trải qua quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản nó dần được
định hình và có những bước phát triển nhanh chóng trong lòng chế độ phong kiến. Sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản.


Trong thực tế, nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản đã là một quá trình hợp quy luật,
và trong những giai đoạn xuất phát, nó đã được quy định bởi sự phát triển những mâu
thuẫn của chế độ phong kiến. Những mầm mống của chủ nghĩa tư bản xuất hiện ngay
từ những thế kỷ XIV – XV, và chúng là kết quả tất yếu của một quá trình lịch sử tự
nhiên. Nhưng, chúng chỉ có thể phát triển được rộng rãi vào những thế kỷ XVI –
XVIII, khi mà quá trình tan rã của chế độ phong kiến diễn ra đặc biệt nhang chóng và
sự phát triển của những lực lượng sản xuất hết sức không phù hợp với hệ thống quan
hệ sản xuất trì trệ. Ở Anh, từ thế kỷ thứ XVI, các ngành công nghiệp bắt đầu phát triển
1 F.Ia. Pôlianxki (1978), Lịch sử kinh tế các nước (Ngoài Liên xô) – Thời kỳ tư bản chủ nghĩa, Trương Hữu
Quýnh dịch, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 8.
8
mạnh mẽ, đặc biệt là ngành dệt lên nỉ dạ, nhiều yếu tố của tư bản chủ nghĩa đã sớm
xuất hiện trong ngành này. Nhiều công trường thủ công tập trung đã xuất hiện với
hàng trăm, hàng ngàn người lao động làm thuê. Nhưng hình thức phổ biến nhất khi đó
vẫn là những công trường thủ công phân tán. Đồng thời theo đà phát triển của công
nghiêp, thương nghiệp nước Anh cũng trở nên hưng thịnh, những thương gia càng
ngày càng thu được nhiều lợi nhuận, đặc biệt một số người đã tham gia vào việc buôn
bán nô lệ. Sự phát triển của các công trường thủ công, cũng như sự tăng trưởng của
ngoại thương cũng thúc đẩy ngành tài chính ở Anh phát triển mạnh. Trong nông
nghiệp, cuộc “cách mạng ruộng đất” hồi thế kỷ XVI đã biến một số đông những người
nông dân trở thành tay trắng, họ bị tách khỏi tư liệu sản xuất, trở thành một đội quân
lao động của nền công nghiệp. Đây là một trong những hình thức tích lũy nguyên thủy
tư bản phổ biến ở nước Anh như C.Mác nhận xét: “Cái đã đánh dấu thời đại trong
lịch sử của tích lũy ban đầu là những sự đảo lộn làm đòn bẩy cho giai cấp các nhà tư
bản đang hình thành; nhưng trước hết, đó là những giai đoạn trong đó đám người
đông đảo bất ngờ bị cưỡng bước rời bỏ những phương tiện sinh sống của họ, và với
tư cách là những người vô sản bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đã bị ném vào thị
trường lao động. Cơ sử của toàn bộ quá trình này là sự tước đoạt ruộng đất của
những người sản xuất nông nghiệp, của nông dân”
2


. Từ đây giai cấp tư sản xuất hiện,
với nguồn vốn trong tay họ thuê công nhân làm thuê trong những công trường thủ
công, bắt đầu đặt nền móng cho sự bóc lột theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Những yếu tố
của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện ở nước Anh từ rất sớm.
Sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản ở Mỹ gắn liền với sự xâm nhập của các
nước thực dân phương Tây, trong đó Anh giữ vị thế hàng đầu. Cho đến giữa thế kỉ
XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chù nghĩa ở 13 thuộc địa đã có những bước
tiến đáng kể. Ở miền Bắc, các công trường thủ công sản xuất rượu, dệt đay, làm đồ
thuỷ tinh, đặc biệt là nghề luyện kim và đóng tàu, rất phát triển. Bô-xtơn trở thành
trung tâm công nghiệp thời bấy giờ. Ở miền Nam, các chủ đồn điền bóc lột sức lao
động của nô lệ da đen (đưa từ châu Phi sang) để sản xuất lương thực, bỏng, mía,
thuốc lá phục vụ cho nhu cấu của thuộc địa và xuất khẩu. Do kinh tế phát triển,
nhu cầu trao đổi giữa các thuộc địa ngày càng tăng. Cùng với sự tiến bộ của hệ
2 Các Mác và Ph. Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, Tr. 1028.
9
thống giao thông và thông tin liên lạc, một thị trường thống nhất dần hình thành ở
Bắc Mĩ. Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính của nhân dân khu vực này. Sự phát
triển kinh tế của các thuộc địa làm cho Bác Mĩ trờ thành nơi cạnh tranh đối với
nước Anh. Vì vậy, bằng mọi biện pháp, Chính phủ Anh đã cấm Băc Mĩ sản xuất nhiều
loại hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề
từ Anh sang, đồng thời ban hành chế độ thuế khoá nặng nề. Các thuộc địa Bắc Mĩ
không được tự do buôn bán với các nước khác và cư dân ở đây không được khai
hoang những vùng đất ở miền Tây. Những chính sách đó đã làm tổn hại đến quyển
lợi của nhân dân thuộc địa, gây nên sự phàn ứng mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân
dân.
Ở Pháp, đến cuối thế kỷ XVII, trong khi nước Anh tiến mạnh trên con đường
công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa thì Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.
Tuy vậy, công nghiệp nền công nghiệp Pháp cũng đang trên đá phát triển khá
mạnh, nhiều thành thị ra đời và phát triển mạnh như Boóc-đô, Năng-tơ, Ha-vrơ,…
sản xuất tăng lên trong nhiều ngành, đặc biệt là công nghiệp và thương nghiệp.


Nhiều xí nghiệp lớn ra đời, có nhiều xí nghiệp đã tập trung được hàng nghìn công
nhân. Trong thương nghiệp, các công ti thương mại bắt đầu mở rộng buôn bán với
nhiều nước ở châu Âu và phương Đông. Khác với nước Anh, phường hội lỗi thời ở
Pháp có một thế lực lớn, cản trở sự phát triển của kinh tế, đặc biệt là thương
nghiệp. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh đã có một ảnh hưởng lớn đến nền
kinh tế của Pháp lúc đó. Giai cấp tư sản Pháp rất mạnh, đặc biệt là về kinh tế, họ đã
từng cho ngân khố của Lui XVI vay những khoảng lớn, tất cả các quý tộc phong kiến
đều mắc nợ tư sản. Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa nên đội
ngũ công nhân làm thuê cũng trưởng thành hơn ở Anh hồi thế kỉ XVII.
Nhìn chung, chủ nghĩa tư bản ra đời ở các nước Phương Tây tương đối sớm,
trong khoảng từ thế kỷ XVI – XVIII, nó ra đời khi sự thống trị của giai cấp phong
kiến vẫn còn tồn tại. Ở Anh, chủ nghĩa tư bản ra đời gắn liền với sự vận động của
hoàn cảnh lịch sử, ở Mỹ sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản gắn liền với quá trình
xâm lược của các nước thực dân phương Tây. Còn ở Pháp, tuy trước khi cách mạng
nổ ra, chủ nghĩa tư bản phát triển còn khá yếu ớt, nhưng nhìn chung nó cũng đã tác
10
động một cách rất lớn đến sự biến đổi của kinh tế, xã hội. Dù xuất hiện theo phương
thức nào và vào những thời điểm khác nhau, nhưng ở các nước phương Tây, chủ
nghĩa tư bản đã đem đến sự phát triển vượt bậc về kinh tế, năng suất lao động
không ngừng tăng lên, thị trường trong nước được thống nhất. Bên cạnh đó tình
hình xã hội cũng có nhiều biến đổi sâu sắc, giai cấp tư sản ra đời, tạo nên một đội
ngũ tiến bộ, trở thành lực lượng lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản.
Ở phương Đông, sự ra đời của chủ nghĩa tư bạn lại chịu ảnh hưởng sâu sắc
bởi sự xâm nhập của thực dân phương Tây. Đến trước khi thực dân xâm lược, các
quốc gia phương Đông đều còn tồn tại chế độ phong kiến đang trong thời kỳ hưng
thịnh hoặc bắt đầu suy vong. Trong xã hội tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa địa chủ
phong kiến và nông dân. Nền kinh tế tự cung tự cấp trong đó nông nghiệp là ngành
kinh tế chính kết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp. Cũng trong thời kỳ này và thậm
chí kéo dài đến thế kỷ XIX các quốc gia châu Á xuất hiện những mầm mống tư bản
chủ nghĩa những vẫn còn bị chế độ phong kiến kìm hãm. Đến khi các nước thực dân


phương Tây xâm lược và đặt ách thống trị, kinh tế, xã hội ở các nước này đã bị tác
động nghiêm trọng, gây nên những biến đổi lớn lao.
Trước khi thực dân Anh thống trị Ấn Độ, xã hội Ấn Độ đã xuất hiện mầm mống
chủ nghĩa tư bản. Ngành dệt bằng bông vải của Ấn Độ đã có một trình độ tương đối
cao; thương nghiệp và tài chính của họ cũng có một quy mô nhất định. Sau khi Ấn
Độ bị người Anh thống trị, bọn thực dân Anh đã thông qua cách mua rẻ các sản
phẩm tiểu thủ công của Ấn Độ chở sang châu Âu bán với giá cao, mang đến một
món tiền lời to cho họ. Nhưng sau khi công nghiệp của Anh đã phát triển, họ lại
thông qua chính sách quan thuế mang tính chất kỳ thị, để cho hàng dệt bằng bông
vải của Anh đổ vào Ấn Độ, từ đó họ đã đánh sập ngành dệt sợi thủ công bằng vải
của Ấn Độ. Đồng thời sự thống trị của Anh cũng kết thúc tình trạng cát cứ phong
kiến từ bấy lâu nay ở Ấn Độ, quét sạch tất cả những chướng ngại vật để tạo điều
kiện khách quan cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Ấn Độ. Nhất là việc đầu tư của
Anh từ nửa sau thế kỷ thế kỷ XIX. Những việc làm của Anh đã tạo điều kiện cho chủ
nghĩa tư bản ở Ấn Độ phát triển.
11
Ở khu vực thuộc địa ở Tây Á và Đông Á, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, sự
phát triển của công nghiệp chủ nghĩa tư bản có nhữn đặc điểm giống nhau. Trước
hết, những xí nghiện công nghiệp xuất hiện ở các quốc gia này không phải từ
những phường thủ công và những công trường thủ công trong dân gian phát triển
lên, mà cũng không phải do tư bản ngoại quốc trực tiếp đầu tư xây dựng, mà do
chính phủ đứng ra chủ trì. Bên cạnh đó sự xâm nhập của tư bản thực dân cũng tác
động đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các quốc gia này.
Ở Trung Quốc từ những năm 70 của thế kỉ XIX, ngành công nghiệp của Trung
Quốc mới bắt đầu có sự phát triển. Hết Anh rồi tới Mỹ thi nhau lập xưởng sửa chữa
tàu ở Thượng Hải, Hương Cảng. Ban đầu việc mở rộng ngoại thương, sự xuất hiện
của tư bản Âu Mỹ trong công nghiệp Trung Quốc, đã đẩy mạnh sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản ở Trung Quốc. Về sua, sự nô dịch kiểu thuộc địa đối với Trung Quốc lại
kìm hãm sự phát triển của những lực lượng sản xuất, dẫn đến chỗ bảo tồn những hình
thức bóc lột kiểu phong kiến, đãn …đến sự nảy sinh những hình thức “tư bản quan


liêu” kỳ quái. Chủ nghĩa thực dân không phải chỉ ngăn trở sự phát triển của công
nghiệp Trung Quốc mà còn ngăn trở sự phát triển của nhưng quan hệ tư bản chủ
nghĩa. Nhìn chung sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc đã diễn ra rất chậm
chạp. Chế đó phong kiến và chế độ thực dân đã kìm hãm nó. “Tư bản ngoại quốc và
chủ nghĩa thực dân do nó sinh ra đã có ảnh hưởng rất đáng kể đến sự nảy sinh chủ
nghĩa tư bản ở Trung Quốc. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã bị chủ nghĩa thực
dân bóp méo, theo sau đó là sự hình thành của giai cấp tư sản cá mập và “chủ nghĩa
tư bản quan liêu”, là sự chằng chéo giữa chế độ nô lệ làm thuê, và sự lệ thuộc có tính
chất nô dịch, thậm chí cả chế độ nô lệ thông thường nữa. Chủ nghĩa thực dân đã đẩy
nhanh sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhưng chỉ trong khuôn khổ chế độ phong
kiến”
3
.
Như vậy, ở các nước phương Đông sự ra đời chính thức của tư bản chủ nghĩa
dân tộc diễn ra khá chập chạp và muộn so hơn với các nước phương Tây. Đồng thời
sự ra đời đó lại bị chi phối mạnh mẽ bởi các chính sách can thiệp, cai trị về kinh tế,
chính trị của các nước thực dân. Bên cạnh đó sự cản trở của chính quyền phong
3 F.Ia. Pôlianxki (1978), Sđd, Tr. 282.
12
kiến cũng làm cho chủ nghĩa tư bản bị o ép và không phát triển được như các nước
phương Tây. Nhưng nhìn chung, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản dân tộc ở các nước
phương Đông cũng tạo ra những dấu hiệu tích cực đối với sự phát triển kinh tế, xã
hội của các nước này.
2.1.2. Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản
Từ việc phân tích sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở các nước phương Tây và
phương Đông như ở trên, chúng tôi xin được khát quát những đặc điểm cơ bản của
chủ nghĩa tư bản ở các quốc gia đó.
Ở Anh, theo C. Mác sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản ở đây cho ta một dạng cổ
điển. Ở đó, “sự cướp đoạt tài sản của nhà thờ, nhượng đất đai nhà nước một cách
gian lận, ăn cắp đất đai của công xã, biến sở hữu phong kiến và sở hữu thị tộc thành


sở hữu tư nhân hiện đại bằng cách chiếm đoạt và khủng bố tàn nhẫn – đó là bấy
nhiêu phương pháp thơ mộng của tích lũy ban đầu. Chúng đã chinh phục đất đai cho
nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa, đem ruộng đất gắn vào tư bản và tạo ra một luồng
cần thiết những người vô sản bị đặt ra ngoài vòng pháp luật để cung cấp cho công
nghiệp thành thị”
4
. Cụ thể, ở Anh cuộc cách mạng ruộng đất bắt đầu sớm, sự phát
triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp diễn ra vào những thế thế kỉ
XVI – XVIII, việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên thuộc địa, hệ thống quốc
trái, và cả chính sách trọng thương, cùng các công ty độc quyền nữa. Bên cạnh đó, ở
Anh công nghiệp công trường thủ công cũng phát triển mạnh mẽ.
Còn ở Mỹ, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản lại cho ta một dạng khác. Lênin đã
vạch ra đặc trưng của dạng này bằng cách nêu lên con đường kiểu Mỹ, hay còn đường
trang trại, của sự phát triển chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. Nếu như bàn về
những thời kỳ sớm hơn, thì chế độ nô lệ còn quan trọng hơn cả. Rõ ràng là, đối với
con đường nảy sinh kiểu Mỹ của chủ nghĩa tư bản ở những thế kỷ XVII – XVIII, chế
độ nô lệ đồn điền cũng là đặc điểm đặc sắc y như sự phát triển của chế độ trang trại
nhỏ, của công cuộc thực dân hóa một cách ồ ạt, tùy tiện. Chủ nghĩa tư bản đã được
xuất cảng cùng với những người nghèo, những tên đại tư bản từ châu Âu sang Mỹ.
4 Các Mác – Ph. Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 23, sđd, Tr. 1050.
13
Sau đó nó lại phát triển trên cơ sở sử dụng rộng rãi những nguồn sức lao động của thế
giới, của kỹ thuật được nhập cảng vào và vốn của của tư bản nước ngoài.
Ở Pháp, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng mang một đặc điểm riêng biệt
mà người ta gọi là dạng cách mạng. Do trước khi cách mạng nổ ra, mặc dù chủ nghĩa
tư bản đã ra đời nhưng nó vẫn phát triển một cách hết sức chậm chạp. Chỉ đến sau khi
cách mạng nổ ra thì thực sự chủ nghĩa tư bản đã phát triển lên một trình độ mới.
Ở các nước phương Đông, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản thường gắn liền với sự
xâm nhập của thực dân phương Tây, do vậy có thể gọi dạng này là dạng thuộc địa. Và
nó được thể hiện đặc biệt rõ nét ở Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ,…Ngay từ


trước khi bọn thực dân xâm nhập, trên mảnh đất mà chế độ phong kiến đang tan rã,
những tiền đề của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện một cách hoàn toàn phù
hợp với quy luật. Đó là một quá trình phát triển nội tại, tự thân và hữu cơ. Thậm chí
công nghiệp công trường thủ công ở Trung Quốc đã xuất hiện từ rất sớm. Đại tư bản
cũng ra đời. Song sự phụ thuộc về ruộng đất của nông dân ở mức độ đặc biệt trầm
trọng đã kìm hãm sự phát triển hơn nữa của chủ nghĩa tư bản. Do đó, chế độ phong
kiến ở đây hết sức mềm dẻo và bền vững, quá trình tan rã của nó diễn ra đặc biệt lâu
dài. Địa tô nặng đến mức trung hòa cả ảnh hưởng của lợi nhuận tư bản chủ nghĩa ngay
trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Tư bản đã thâm nhập vào nông nghiệp rồi nằm chết
dí ở đó. Không những thế, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở các quốc gia này, còn bị
sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân làm cho méo mó. Ban đầu, nó có phần nào thúc
đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, bằng cách mở ngoại thương, mở rộng cơ sở
nguyên liệu, du nhập tư bản ngoại quốc…Song, dần dần, sự cướp đoạt, sự nô dịch các
nước đó về kinh tế lại đã kìm hãm sự phát triển hơn nữa của chủ nghĩa tư bản. Ngoài
ra, bọn tư bản nước ngoài cố thích ứng với chế độ phong kiến, lợi dụng nó, duy trì sự
chia sẻ về chính trị cũng như các hình thức bóc lột phong kiến đối với quần chúng
nhân dân. Nói chung, vai trò của chủ nghĩa thực dân hết sức phản động.
Tóm lại chủ nghĩa tư bản ở các nước phương Tây và phương Đông có nhiều đặc
điểm khác biệt nhau do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước quy định. Ở các nước Anh,
Pháp,…chủ nghĩa tư bản phát triển ngay bên trong xã hội và không chịu sự tác động
từ chủ nghĩa tư bản bên ngoài. Còn ở các nước phương Đông, sự tác động của tư bản
14
thực dân đã quy định nên những đặc trưng nổi bật, gắn liền với sự xâm nhập thực dan
đó.
2.2. Tiền đề về xã hội
Cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản trong lòng chế độ
phong kiến, trong xã hội các nước cũng bắt đầu xuất hiện một số giai cấp mới, đại
diện cho nền sản xuất đó. Giai cấp đóng vai trò quan trọng, là người nắm giữ ngọn cờ
lãnh đạo trong các cuộc cách mạng tư sản chính là giai cấp tư sản. Theo định nghĩa
của Ăngghen “giai cấp tư sản là giai cấp những nhà tư bản sở hữu tư liệu sản xuất xã


hội và sử dụng lao động làm thuê”
5
. Như vậy, giai cấp tư sản là những người nắm giữ
tư liệu sản xuất xã hội, nắm giữ một nguồn vốn lớn đồng thời sử dụng nguồn lao động
làm thuê trong xã hội để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Và nó chính là
sản phẩm của chủ nghĩa tư bản, được sinh ra khi chế độ phong kiến đang trên bước
đường tan rã. “Xã hội tư sản hiện đại, sinh ra từ trong lòng xã hội phong kiến đã bị
diệt vong, không xóa bỏ được những đối kháng giai cấp. Nó chỉ đem những những
giai cấp mới, những điều kiện áp bức mới, những hình thức đấu tranh mới, thay thế
cho những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức đấu tranh cũ mà thôi”
6
.
2.2.1. Giai cấp tư sản
Sự ra đời và phát triển của giai cấp tư sản ở các nước phương Tây và phương
Đông nói chung có khá nhiều sự khác biệt, nó được quy định bởi lịch sử phát triển của
mỗi nước. Giai cấp tư sản chính là một trong những lực lượng lãnh đạo cuộc cách
mạng tư sản, chính vì thế những đặc điểm của nó sẽ chi phối mạnh mẽ đến các cuộc
cách mạng đó. Là một nhân tố quan trọng tạo nên tiền đề cho cách cuộc cách mạng tư
sản, nên việc tiến hành so sánh về giai cấp tư sản ở phương Tây và phương Đông cũng
được chúng tôi lựa chọn. Và khi so sánh về giai cấp tư sản ở phương Tây và phương
Tây chúng tôi cũng đưa ra những đặc trưng thuộc về giai cấp này để công tác so sánh
được dễ dàng hơn. Chúng tôi sẽ so sánh nguồn gốc và thời điểm xuất hiện, đặc điểm
về kinh tế và thái độ chính trị của của giai cấp tư sản ở các quốc gia phương Tây và
phương Đông
5 Chú thích của Ăngghen trong lần xuất bản bằng tiếng Anh tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản năm
1888, trích trong C.Mác – Ăngghen (1986), Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Nxb. Sự thật, Hà Nội, Tr. 40.
6 C.Mác – Ăngghen (1986), Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Nxb. Sự thật, Hà Nội, Tr. 41.
15
2.2.1.1. Nguồn gốc và thời điểm xuất hiện của giai cấp tư sản
Khi nói về sự ra đời của giai cấp tư sản, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng giai cấp


này xuất hiện đầu tiên ở phương Tây, vào giai đoạn hậu kì trung đại (khoảng từ thế kỷ
thứ XIV), khi chế độ phong kiến bắt đầu có những dấu hiệu của sự suy vong và chủ
nghĩa tư bản bắt đầu hình thành. Về nguồn gốc của giai cấp tư sản, trong tác phẩm
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ăngghen có đề cập như sau: “từ những
nông nô thời trung cổ, đã sinh ra những thị dân các thành thị đầu tiên; từ dân cư
thành thị này, nảy sinh ra những phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản”
7
. Sự ra đời và
phát triển của thành thị đã tạo ra những “phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản” tại các
quốc gia ở Tây Âu. Tuy vậy ở mỗi nước, nguồn gốc và thời điểm ra đời của giai cấp
tư sản không hoàn toàn giống nhau.
Ở Anh, ngay từ cuối thế kỷ XV, tại các vùng phía Đông và các vùng phía Tây
nam đã bắt đầu dấy lên một phong trào khoanh chiếm đất đai. Phong trào này đến cuối
thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII lại càng quyết liệt hơn. Phong trào này đã dẫn đến sự
xuất hiện của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn tại nước Anh và cùng với đó là
sự xuất hiện của các nhà tư bản trong nông nghiệp. Cùng với đó sự phát triển của công
nghiệp ở Anh ngay từ thế kỷ XVI cũng làm xuất hiện những nhân tố tư bản chủ nghĩa.
Đó là sự xuất hiện của các công trương thủ công phân tán. Những chủ nhân giàu có
của các công trường này, thông qua sự bóc lột tàn nhẫn thợ thuyền và những học viên
đã dần trở nên giàu có, từ đó họ dần trở thành giai cấp tư sản, đóng vai trò quan trọng
trong phát triển công nghiệp. Theo đà phát triển của công nghiêp, việc mậu dịch đối
ngoại cũng bắt đầu hưng thịnh, những thương gia ở Anh không ngừng đẩy mạnh việc
kinh doanh, mua bán, kể cả việc mua bán nô lệ, họ cũng trở thành những người nắm
giữ trong tay một khối lượng lớn tư bản. Sự phát triển của công trường thủ công, cũng
như sự tăng trưởng của mậu dịch đối ngoại cũng thúc đẩy sự ra đời của tầng lớp tư sản
hoạt động trong lĩnh vực tài chính.
Nước Mỹ trước khi giành được độc lập, là 13 vùng đất thực dân do nước Anh
xây dựng trên bờ biển Đại Tây Dương thuộc vùng Bắc Mỹ. Mười ba vùng đất thực
dân này được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 17 cho đến giữa thế kỷ 18. Cùng với sự du
nhập của chủ nghĩa tư bản từ các nước châu Âu mà đặc biệt là Anh đã tác động mạnh


7 Sđd, Tr. 42.
16
mẽ đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản, trong đó tác động đến sự hình thành giai
cấp tư sản Mỹ. Giai cấp tư sản ở đây là những chủ công trường thủ công, chủ đồn
điền, chủ nô, các thương nhân, các nhà thầu khoán,…Tất cả đều là những di dân đến
từ châu Âu. Dần dần sự phát triển của giai cấp tư sản Mỹ nảy sinh những mâu thuẫn
đối với sự kìm hãm của chính quốc, tạo nên những mâu thuẫn trong xã hội.
Trước cách mạng Pháp là một quốc gia phong kiến nông nghiệp. Nhưng, từ thế
kỷ thứ 18, trong lòng xã hội Pháp đã thai nghén mối quan hệ tư bản chủ nghĩa và đã
tương đối phát triển. Những công trường thủ công mang tính chất tư bản chủ nghĩa đã
xuất hiện rất nhiều. Trên cơ sở phát triển của công trường thủ công, một số ngành
công nghiệp ở nước Pháp đã bắt đầu sử dụng máy móc. Việc mậu dịch của ngành
thương nghiệp do đó cũng khá phát đạt và phồn vinh. Chính sự phát triển kinh tế đó,
nhất là sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản đã sản sinh ra tầng lớp tư sản trong lòng xã
hội phong kiến. Họ ngày càng có thế lực về kinh tế và vươn lên thành một giai cấp.
Đó là những chủ công trường thủ công, người bao thầu thuế, những người cung cấp
vũ khí, đạn dược, các chủ công trường thủ công, các thương gia,….
Như vậy ở các nước phương Tây, giai cấp tư sản đã ra đời từ sớm, dựa trên sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nền kinh tế tư bản càng phát triển thì giai cấp càng
lớn mạnh và cho đến trước sự vùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản thì có thể nói
trong xã hội, giai cấp tư sản cùng với tầng lớp quý tộc mới là bộ phận có thế lực kinh
tế lớn nhất. Những người thuộc giai cấp tư sản xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau
trong xã hội. Họ có thể là những quý tộc, chủ đồn điến kinh doanh theo phương thức
tư bản chủ nghĩa, những chủ công trường thủ công, các thương nhân, nhà bao thầu,
bọn cho vay tài chính,…
Ở phương Đông, sự xuất hiện của giai cấp tư sản trong xã hội có nhiều điểm
đặc biệt do sự trì trệ của chế độ phong kiến, do sự xâm nhập của các thế lực thực dân
phương Tây. Hầu hết ở các nước phương Đông, giai cấp tư sản ra đời vào cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỉ XX, trở thành giai cấp đại diện cho dân tộc mình trong cao trào đấu
tranh chống thực dân và phong kiến.


Dưới sự thống trị của Anh, chủ nghĩa tư bản đã du nhập vào Ấn Độ và gây nên
nhiều tác hại nghiêm trọng đối với nền thủ công nghiệp và sản xuất. Nhưng mặt khác
nó cũng dẫn tới một hệ quả khách quan không thể trách khỏi là sự phát triển của một
17
số nhân tố của chủ nghĩa tư bản dân tộc Ấn Độ. Điều đó góp phần hình thành nên giai
cấp tư sản ở đây. Giai cấp tư sản bắt đầu xuất hiện từ nửa phần sau của thế kỉ XIX, khi
nước Anh bắt đầu đầu tư vào Ấn Độ. Giai cấp tư sản Ấn Độ chủ yếu hoạt động trong
các lĩnh vực công thương nghiệp, ngoại trừ một thiểu số người làm nghề thủ công và
tiểu thương phát triển lên, còn đại đa số đều xuất thân từ các thương gia mại bản,
người cho vay nặng lãi, cá vương công thuộc giai cấp địa chủ và phong kiến.
Ở Trung Quốc, từ những năm 70 của thế kỷ XIX, ngành công nghiệp của
Trung Quốc mới bắt đầu có sự phát triển, hết Anh rồi tới Mỹ thi nhau lập xưởng sửa
chữa tàu ở Thượng Hải, Hương Cảng. Các ngành công nghiệp nhẹ cũng được chú
trọng phát triển, nhất là chế biến chè. Các ngành công nghiệp dịch vụ như điện nước,
hơi, than, diêm, giấy, thủy tinh, xà phòng,…đã xuất hiện ở Thượng Hải. Đến đầu thế
kỷ XX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ. Đầu thế kỷ
XX giai cấp tư sản ở Trung Quốc bắt đầu phát triển bằng việc mở rộng đầu tư sang
các lĩnh vực khác ngoài dệt như công nghiệp dân dung, công nghiệp nặng.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, giai cấp tư sản ra đời trong quá trình đế quốc tan rã và dần dần
trở thành trở thành một nước nửa thuộc địa. Việc xâm nhập hàng hóa nước ngoài đã
làm cho các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp địa phương bị phá sản. Để phục
vụ cho sự bóc lộc của mình, tư bản nước ngoài đã xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ nhiều
đường sắt, sông song với nó là việc khai thác hầm mỏ, trồng bông. Điều này làm cho
sự phân hóa giai cấp diễn ra nhanh chóng.
Ở Iran, giai cấp tư sản ra đời trong điều kiện nước này bị thực dân Anh, Nga
tranh chấp, triều đình phong kiến phải kí hiệp ước bất bình đẳng mang tính chất đầu
hàng.
Như vậy ở phương Đông, trước khi giai cấp tư sản ra đời, hầu hết các nước đều
trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của thực dân. Tuy nhiên trong quá trình xâm
lược của thực dân phương Tây thì sự du nhập của chủ nghĩa tư bản đã làm xuất hiện


giai cấp tư sản. Sớm nhất là một số tư sản mại bản đứng ra bao thầu các bộ phận kinh
doanh của các nước thực dân phương Tây như thầu làm cầu, đường, trại lính, cung
cấp lương thực, làm đại lý phân phối hàng hóa,…Ngoài ra cũng có một số tầng lớp
trong giai cấp tư sản xuất thân từ địa chủ quan lại, các doanh nghiệp, tiểu chủ mới
giàu lên, tầng lớp trí thức,…
18
Có thể thấy sự ra đời của giai cấp tư sản ở các nước phương Tây diễn ra sớm
hơn và mạnh mẽ hơn ở các nước phương Đông. Mặt khác sự xuất hiện của giai cấp tư
sản ở phương Tây bắt nguồn tự sự vận động nội tại của xã hội, khi chế độ phong kiến
rơi vào suy vong, còn chủ nghĩa tư bản bắt đầu phát triển. Còn ở các nước phương
Đông, giai cấp này ra đời muộn, chịu sự tác động mạnh mẽ của sự xâm nhập chủ
nghĩa thực dân phương Tây.
2.2.1.2. Đặc điểm của giai cấp tư sản
Giai cấp tư sản khi mới ra đời là một lực lượng tiến bộ của xã hội đại diện cho
một phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên,
do ra đời trong điều kiện chế độ phong kiến vẫn đang tồn tại, hoặc chịu sự thống trị
của các nước khác, nên giai cấp phong kiến ở phương Tây và phương Đông cũng có
những đặc điểm riêng về kinh tế và chính trị.
C.Mác và Ăngghen từng nhận định: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị
chưa đầy một thể kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực
lượng sản xuất của tất cả các thể hệ trước kia gộp lại”
8
, điều đó đã chứng tỏ một sức
mạnh to lớn của giai cấp tư sản trong lĩnh vực kinh tế. Còn trong chính trị, “mỗi bước
phát triển của giai cấp tư sản đều có một bước tiến bộ chính trị tương ứng. Là đẳng
cấp bị chế độ chuyên chế phong kiến áp bức, là đoàn thể vũ trang và tự quản trong
công xã, ở nơi này là cộng hòa thành thị độc lập, ở nơi kia, là đẳng cấp thứ ba phải
đóng thuế và lao dịch trong chế độ quân chủ, rồi suốt trong thời kỳ công trường thủ
công, là lực lượng đối lập với tầng lớp quý tộc trong chế dộ quân chủ phong kiến hay
trong chế độ quân chủ chuyên chế, là cơ sở chủ yếu của những nước quân chủ lớn nói


chung – giai cấp tư sản, từ khi đại công nghiệp và thị trường thế giới được thiết lập,
đã độc chiếm hẳn được quyền thống trị trong nhà nước đại nghị hiện đại, chính quyền
nhà nước hiện đại chỉ là một ủy ban quản lý những công việc chung của toàn thể giai
cấp tư sản”
9
. Như vậy giai cấp tư sản khi mới ra đời đã mang trong mình nhiều đặc
điểm nổi bật về kinh tế cũng như chính trị, điều này tác động sâu sắc đến khả năng
cách mạng của nó, dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản.
8 C.Mác – Ăngghen (1986), Sđd, Tr. 48.
9 Sđd, Tr. 43-44
19
Ở Anh, đến đầu thể kỉ XVII, thành phần giai cấp tư sản Anh không đồng nhất.
Tầng lớp trên của nó gồm hàng trăm nhà đại công thương nghiệp, nắm những công ti
độc quyền lớn được tự do kinh doanh. Họ trở thành chủ nợ của nhà vua và quý tộc
phong kiến, có nhiều đặc quyền, đặc lợi. Vì vậy, tầng lớp này gắn chặt số mệnh với
chế độ phong kiến, chủ trương duy trì nhà vua và chế độ phong kiến, chỉ đòi hỏi một
vài cải cách nhỏ để tăng thêm quyền lực chính trị và ưu thế về kinh tế. Tầng lớp đông
đảo trong giai cấp tư sản là những thương nhân tự do, chủ các công trường thủ công,
những người kinh doanh ở thuộc địa. Họ có thái độ thù địch với nhà vua vì những
viện phát duy trì phường hội, chế độ độc quyền thương mại của triều đình ngăn cản sự
phát triển kinh tế công thương nghiệp của họ, vì vậy, họ trở thành tầng lớp tư sản tích
cực trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, trở thành lực lượng đại biểu cho phương
thức sản xuất mới chống lại phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu.
Ở Mỹ, nền kinh tế ở hai miền Nam và Bắc tuy phát triển theo con đường tư bản
chủ nghĩa, nhưng có điểm khác nhau. Ở miền Bắc tư sản lập các công trường thủ
công. Ở miền Nam chủ nô lập đồn điền và sử dụng sức lao động nô lệ. Các công
trương thủ công sản xuất nhiều mặt hàng, đáp ứng yêu cầu của nhân dân thuộc địa,
cạnh tranh với hàng hóa nhập từ châu Âu, chủ yếu là hàng của Anh. Đồng thời chính
sách thuế khóa nặng nề đã gây khó khăn lớn cho sản xuất công nghiệp và thương
nghiệp Bắc Mỹ. Sự chống đối lại chính quốc để phát triển là điều tất nhiên. Giai cấp


địa chủ tư sản, tư sản công thương nghiệp bất mãn trước những trở lực do sự cạnh
tranh của tư sản chính quốc gây nên. Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa thuộc địa và
chính quốc, giữa đòi hỏi phát triển của Bắc Mỹ và sự ngăn cản phi lý của chính quyền
Anh nhất định sẽ dẫn tới cuộc đấu tranh quyết liệt.
Nước Pháp trước cách mạng vẫn còn những hố sâu ngăn cách về mặt đẳng cấp
rất nghiêm khắc. Cư dân trong nước được chia ra làm ba đẳng cấp: tăng lữ là đẳng cấp
thứ nhất, quí tộc là đẳng cấp thứ hai, còn giai cấp tư sản, tiểu tư sản, tiền thân của giai
cấp vô sản và đông đảo nông dân đều thuộc đẳng cấp thứ ba. Đẳng cấp thứ nhất và
đẳng cấp thứ hai là đẳng cấp có đặc quyền, là giai cấp thống trị phong kiến. Giai cấp
tư sản thuộc đẳng cấp thứ ba nhưng lại là những người có tiền bạc rất hùng hậu, có
trình độ văn hóa tương đối cao, cho nên họ đã trở thành giai cấp lãnh đạo trong giai
cấp thứ ba. Nhưng họ lại là người không có địa vị về chính trị. Quyền lợi của họ
20
không được đảm bảo, tài sản của họ thường bị chính phủ của nhà vua xâm chiếm. Các
ngành thương nghiệp tư bản chủ nghĩa của họ luôn gặp trở lực nghiêm trọng dưới chế
độ phong kiến chuyên chế. Tất cả những điều đó làm cho giai cấp tư sản bất mãn. Do
vậy, nói chung họ đều chống lại chế độ phong kiến.
Tổng kết lại, ở các nước phương Tây, giai cấp tư sản là một giai cấp nắm trong
tay nhiều của cải xã hội, do đó có sự chi phối lớn về kinh tế. Tuy nhiên họ lại không
có địa vị về chính trị, điều này làm xuất hiện khối mâu thuẫn lớn giữa giai cấp phong
kiến thống trị với giai cấp tư sản. Sự chèn ép của chế độ phong kiến đã làm cho thái
độ chính trị của giai cấp tư sản ở các nước này tương đối triệt để, họ chống lại chế
động phong kiến, muốn lật đổ sự thống trị của nó để mở đường cho chủ nghĩa tư bản
phát triển. Và giai cấp tư sản ở phương Tây đã hội tụ đầy đủ những yếu tố cần thiết để
trở thành người lãnh đạo các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội để đứng lên lật đổ
chế độ phong kiến. Dù vậy, ở nước Anh sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản với giai cấp
quý tộc mới đã dẫn đến những hạn chế nhất định sau khi cách mạng tư sản Anh thắng
lợi, đó là sự tồn tại của chế độ quan chủ lập hiến. Hình thức của nhà nước phong kiến
vẫn còn tồn tại.
Ở các nước phương Đông, đặc điểm về kinh tế, chính trị của giai cấp tư sản có


khá nhiều điểm khác biệt so với phương Tây. Ở Ấn Độ, giai cấp tư sản được phân
thành hai thành phần khác nhau, tư sản dân tộc và tư sản mại bản. Đối với giai cấp tư
sản dân tộc Ấn Độ, tính chất thực dân trong công nghiệp đã quyết định đặc điểm của
nó. Giai cấp tư sản ngoại trừ một thiểu số người làm nghề thủ công và tiểu thương
phát triển lên, còn đại đa số đều xuất thân từ các thương gia mại bản, người cho vạy
nặng lãi, các vương công thuộc giai cấp địa chủ và phong kiến. Họ có mối quan hệ
chặt chẽ với giai cấp địa chủ phong kiến. Đồng thời về mặt kinh tế họ bị giai cấp tư
bản Anh khống chế, nên họ vừa phụ thuộc bọn thực dân Anh lại vừa có mối mâu
thuẫn sâu sắc với chúng. Điều đó đã quyết định tính hai mặt của họ trong việc chống
thực dân và chống phong kiến. Một số giai cấp đại tư sản trong khi tiến hành hoạt
động công nghiệp thì lại kiêm thêm sự hoạt động về nghiệp vụ mại bản và cho vay
nặng lãi, nên họ càng có tính chất phong kiến và tính chất mại bản, khiến họ phụ
thuộc bào bọn thực dân càng nhiều. Thực dân Anh dựa vào quyền lợi của chúng, đối
với giai cấp tư sản Ấn Độ vừa nâng đỡ, vừa khống chế. Do vậy, về mặt chính trị, giai
21
cấp tư sản Ấn Độ lại càng mang tính thỏa hiệp nặng nề hơn. Hơn nữa, giai cấp tư sản
Ấn Độ do xuất thân từ đẳng cấp thương nghiệp, nên theo truyền thống thì địa vị của
họ trong xã hội tương đối thấp, tiếng tăm cũng không được tốt. Điều đó khiến họ trở
thành một động lực muốn cải tạo xã hội Ấn Độ, tức có tính cách mạng nhất định.
Nhưng do gánh nặng truyền thống gây trở lực, khiến họ không thể trực tiếp tham dự
vào nền chính trị của Ấn Độ.
Ở Ba Tư và Thổ Nhị Kỳ, do giai cấp tư sản ra đời gắn liền với quá trình các
nước này dần trở thành một nước phụ thuộc, đồng thời sự chèn ép của chính quyền
phong kiến đã tác động sâu sắc đến đặc điểm về kinh tế, chính trị của họ. Về kinh tế,
thế lực của họ yếu ớt, bị tư sản thực dân o ép nên. Về chính trị, do sự khống chế của
chính quyều phong kiến chuyên chế nên họ cũng không có lợi ích gì nhiều. Những
điều này cũng tác động đến thái độ của họ. Họ vừa có mối mâu thuẫn với chủ nghĩa đế
quốc và thế lực phong kiến, đồng thời lại có sự thỏa hiệp và nương tựa đối với chủ
nghĩa đế quốc và thế lực phong kiến.
Ở Trung Quốc, các công xưởng và hầm mỏ do những nhà tư bản bản xứ kinh


doanh vào năm 1908 đã gia tăng gấp tám lần so với năm 1900. Nhưng điều đó vẫn
không thể thay đổi được tình trạng khốn đốn trong sự phát triển của các nhà tư sản
dân tộc. Vì chẳng những họ bị các nước chủ nghĩa đế quốc ức chế bằng cách tạo ra
không biết bao nhiêu là chướng ngại vì chúng không muốn giai cấp tư bản dân tộc
phát triển để rồi trở thành đối thủ cạnh tranh với chúng. Đồng thời, các nhà tư bản
Trung Quốc còn bị thế lực phong kiến ngăn cản trên bước đường phát triển. Hoàn
cảnh đó bắt buộc họ phải dựa vào tư bản ngoại quốc hoặc dựa vào thế lực của bọn
quan liêu trong nước. Như vậy. một mặt giai cấp tư sản Trung Quốc bị đế quốc, phong
kiến áp bức nên có tinh thần bài đế, phản phong. Song mặt khác, giai cấp tư sản dân
tộc Trung Quốc lại có mối quan hệ mật thiết với đế quốc và phong kiến cho nên có
mặt thỏa hiệp, dao động trong đấu tranh.
Giai cấp tư sản ở phương Đông ra đời muộn, đồng thời ra đời trong hoàn cảnh
đất nước trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các nước thực dân phương Tây
nên thế lực về kinh tế, chính trị của họ còn khá yếu ớt. Đồng thời trong quá trình phát
triển, giai cấp tư sản ở các nước phương Đông lại có trăm nghìn mối liên hệ với thế
lực phong kiến trong nước và chủ nghĩa tư bản ở nước ngoài. Do vậy họ mang trong
22
mình tính chất hai mặt. Như vậy so với các nước phương Tây, giai cấp tư sản ở đây có
thái độ chính trị không rõ nét và tinh thần cách mạng không triệt để. Điều này chính
do sự yếu thế về kinh tế và chính trị đã tác động đến họ. Dẫn đến khi phong trào cách
mạng nổ ra thì họ lại có thái độ ngả nghiêng và dễ đi vào con đường thỏa hiệp. Nhưng
dù thế nào đi nữa thì giai cấp tư sản ở phương Tây và phương Đông cũng đều mang
trong mình tinh thần đấu tranh tiến bộ, mong muốn xóa bỏ sự cản trở của chế độ
phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Mặt khác ở nhiều nước còn
thực hiện nhiệm vụ dân tộc là chấm dứt sự cai trị của các thế lực thực dân bên ngoài.
2.2.2. Các giai cấp, tầng lớp khác
Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, ngoài việc tạo ra giai cấp
tư sản, nó cũng tạo ra những giai cấp, tầng lớp khác cũng đóng một vài trò quan trọng
trong các cuộc cách mạng tư sản.
Ở Anh, gắn liền với phong trào rào đất, một bộ phận lớn nông dân đã mất hết


ruộng đất và trở thành đội ngũ công nhân làm thuê trong các công trường thủ công
nghiệp. Bên cạnh đó các thợ bạn, thợ học việc trong các hộ sản xuất thủ công trong
các phường hội cũng bị trở thành những nhân công làm thuê cho các thợ cả. Những
công nhân làm thuế trong các công trường thủ công hết sức nghèo khó. Tiền lương
của họ không đủ đảm bảo đời sống hằng ngày. Trong xã hội Mỹ, trước khi cách mạng
nổ ra, ngoài giai cấp tư sản, còn tồn tại những giai cấp tầng lớp khác, gắn liền với chế
độ thực dân Anh và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, đó là những người nô lệ, người
nông dân, công nhân làm thuế, các địa chủ,…Ở Pháp, xã hội tồn tại ba đẳng cấp, trong
đẳng cấp thứ ba, ngoài giai cấp tư sản, nông dân, tầng lớp thấp nhất trong xã hội là
bình dân thành thị, họ bao gồm công nhân, thợ thủ công, những người bán hàng vặt,
người hát rong, những người thất nghiệp hoặc sống bằng những nghề tạm bợ…Họ
chen chúc nhau sống trong những vùng ngoại ô thành phố, bị khinh miệt về sự nghèo
đói và không có quyền chính trị.
Ở các nước phương Đông, sự xâm nhập của của chủ nghĩa tư bản từ các nước
thực dân phương Tây cũng tác động đến sự ra đời của một số giai cấp, tầng lớp khác
ngoài giai cấp tư sản. Trước hết là giai cấp công nhân, một đặc điểm nổi bật của giai
cấp công nhân ở các nước phương Đông là nó ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc.
Chẳng hạn như ở Ấn Độ, giai cấp vô sản có tuổi đời cao hơn giai cấp tư sản dân tộc
23
của nước này. Nó được hình thành trong quá trình bọn thực dân Anh mở mang xí
nghiệp, hầm mỏ và các ngành giao thông vận tải. Ngoài giai cấp công nhân, trong xã
hội các nước phương Đông thời thời này cũng tồn tại các tầng lớp khác như trí thức,
tiểu tư sản, chủ công trường và xí nghiệp nhỏ, chủ các xưởng thủ công, viên chức nhỏ,

Ở các nước phương Tây cũng như các nước phương Đông, ngoài giai cấp tư
sản là một giai cấp tiến bộ, có khả năng lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản, trong xã
hội cũng tồn tại một số giai cấp, tầng lớp khác đại diện chương phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Tiêu biểu nhất có thể kể đến là giai cấp vô sản. Ở phương Tây giai
cấp vô sản ra đời cùng với sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,
giai cấp này cũng đóng một vai trò quan trọng trong khi cách mạng nổ ra. Còn ở các


nước phương Đông, giai cấp vô sản ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, nó ra đời sớm
là do sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Tư sản thực dân đã thiết lập các
xưởng thủ công, các nhà máy, xí nghiệp,…, họ tiến hành thuế nhân công bản xứ trong
hoạt động sản xuất. Giai cấp vô sản ở các nước phương Đông là một lực lượng sôi nổi
trong phong trào đấu tranh chống phong kiến, chống thực dân. Ban đầu họ đứng dưới
sự lãnh đạo của giai cấp tư sản dân tộc, nhưng càng về sau giai cấp tư sản dân tộc dần
đánh mất đi khả năng lãnh đạo cách mạng. Do vậy, ở một số nước, giai cấp vô sản đã
vươn lên nắm lấy ngọn cờ cách mạng.
2.3. Tiền đề về tư tưởng
Tiền đề về tư tưởng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các
cuộc cách mạng tư sản nổ ra để xóa bỏ sự thống trị của chế độ phong kiến ở các nước
phương Tây cũng như các nước phương Đông. Mà điều quan trọng hàng đầu ở đây
chính là sự xuất hiện của hệ tư tưởng dân chủ tư sản xuất hiện dưới các hình thức khác
nhau. Hệ tư tưởng này sẽ chi phối đến con đường phát triển của các cuộc cách mạng
tư sản theo những hướng đi cụ thể trong cả quá trình diễn ra cách mạng, từ khi bắt đầu
cho đến khi kết thúc.
Ở Anh cũng giống như nhiều nước khác, cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và
phong kiến trong giai đoạn đầu diễn ra dưới hinh thức tôn giáo. Bởi giai cấp tư sản
nhận ra rằng tôn giáo chính là ngọn cờ tập hợp nhanh nhất, đông đảo nhất quần chúng
nghèo khổ. Đó là cuộc đấu tranh giữa Anh giáo và Thanh giáo. Anh giáo được xem là
24
quốc giáo của ở Anh, nó xuất hiện từ những năm 1530 nhờ cải cách của vua Henry
VIII, sau khi đoạn tuyệt với giáo hoàng Rôma. Từ đó, Anh giáo trở thành chỗ dựa
quan trọng của chế độ phong kiến chuyên chế, giáo hội Anh trở thành công cụ phục
vụ vương quyền. Anh giáo là một trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư
bản. Để chống lại quốc giáo, giai cấp tư sản Anh đã lấy giáo lý sẵn có của phái Calvin
làm vũ khí đấu tranh, ở Anh giáo phát này cũng được gọi là Thanh giáo. “Họ tin
tưởng vào học thuyết định mệnh và theo đó, Thượng đế trao cho những nhà tư sản
trách nhiệm phát triển công thương nghiệp. Họ loại khỏi nhà thờ những nghi lễ phiền
toái, bài bác những đồ trang sức, bàn thờ và gương màu, chống việc đọc kinh bằng


sách thành và chủ trương tự do đọc bằng miệng theo sự ngẫu hứng. Họ đòi đơn giản
hóa những sinh hoạt thuộc về tôn giáo. Điều đó thể hiện tính chất tiến bộ của Thanh
giáo so với Anh giáo và phù hợp với sự phát triển của giai cấp tư sản là dành nhiề
thời gian và tiền bạc cho việc phát triển kinh doanh”
10
. Cuộc đấu tranh giữa Thanh
giáo và Anh giáo thực chất là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, tư sản và phong
kiến. Tôn giáo được sử dụng như là một công cụ của giai cấp tư sản “giai cấp tư sản
phải nấp dưới tà áo tôn giáo để lôi kéo lực lượng, bởi vì, chế độ phong kiến còn tồn
tại khắp châu Âu, mọi người dân còn tín ngưỡng nặng nề”
11
.
Dưới sự thống trị của thực dân Anh, 13 vùng đất thực dân cũng đã có những sự
trở mình quan trọng. Sự phát triển của kinh tế đã thúc đẩy các vùng đất này tiến gần
đến nhau hơn và có những mối quan hệ nhất định. Việc xây dựng nhưng công lộ cũng
như việc xác lập hệ thống bưu chính, đã xúc tiến những mối quan hệ nói trên. Giữa 13
vùng đất thực dân đã hình thành một thị trường thống nhất. Đi đôi với việc hình thành
một thị trường thống nhất đó, về mặt văn hóa giữa các vùng đất thực dân cũng bắt đầu
giao lưu và ngày càng sôi nổi hơn. Môt nền văn hóa cộng động đã vắt đầu hình thành.
Trên cơ sở đó, giữa các cư dân trên các vùng thực dân bắt đầu có một cảm giác lờ mờ
về quyền lợi chung. Do vậy, đến giữa thể kỷ 18 các vùng đất thực dân tại Bắc Mỹ đã
xuất hiện một dân tộc mới vươn lên – dân tộc Mỹ. Đi đôi với sự hình thành dân tộc
Mỹ, sự tự giác về mặt dân tộc cũng bắt đầu tăng trưởng. Điều đó thể hiện qua tư tưởng
của nhà tư tưởng kiệt xuất Thomas Jeffferson và Benjamin Franklin. Như vậy là “một
10 Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng (2012), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Tr. 15.
11 Đỗ Thanh Bình (1996) (chủ biên), Một số vấn đề lịch sử thế giới, Nxb. Giáo dục, Tr. 150.
25

Cách mạng tư sản là gì?

Cách mạng tư sản là gì?

Theo học thuyết Max, cách mạng tư sản là cách mạng do giai cấp tư sản (hay tầng lớp quý tộc mới) lãnh đạo. Cách mạng tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến. Thay vào đó, giai cấp tư bản sẽ thiết lập nền thống trị mới và tạo sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 20. Cách mạng này thiết lập nền dân chủ tư sản và sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Bên cạnh đó, cách mạng tư sản còn có một nền tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất. Đây chính là một bước tiến vượt bậc trong lịch sử xã hội loài người.

Tuy nhiên, các học giả của chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng cách mạng tư sản vẫn tồn tại sự bóc lột. Nó chỉ thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nó vẫn chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội là loại bỏ đi bóc lột người.

Bài viết liên quan:

  • Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
  • Lòng yêu nước là gì? Biểu hiện và vai trò của lòng yêu nước

Hình thức của các cuộc cách mạng tư sản là gì?

Các cuộc cách mạng tư sản ở các nước đều diễn ra theo một hình thức hoàn toàn khác nhau. Cách mạng tư sản được diễn ra theo những hình thức tiêu biểu như sau:

Nội chiến

Đây là chiến tranh diễn ra giữa các thành phần trong một quốc gia. Nó diễn ra giữa những người dân sử dụng cùng một ngôn ngữ nhưng lại xảy ra tranh chấp vì những lí do khác nhau. Các cuộc nội chiến tiêu biểu có thể kể đến như CMTS Anh giữa thế kỉ XVII , nội chiến ở Mỹ (1861-1865).

Cách mạng quần chúng

Đây được xem là cuộc cách mạng vì quần chúng nhân dân. Nó coi trọng sức mạnh vĩ đại của quần chúng. Cuộc cách mạng tư sản theo hình thức này có thể kể đến là cách mạng Pháp năm 1789.

Phong trào giải phóng dân tộc

Đây là phong trào nổi lên để đấu tranh giành lại quyền độc lập và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới. Những cuộc cách mạng tư sản theo hình thức này có thể nói đến như chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ, cách mạng Hà Lan,…

Thống nhất quốc gia

Đây là hình thức đấu tranh nhằm mục đích thống nhất lãnh thổ quốc gia. Các cuộc cách mạng tiêu biểu là ở Đức và Italia.

Cải cách duy tân

Đây là hình thức tạo ra những chuỗi sự kiến cải cách, cách tân. Những cuộc cải cách này nhằm để dẫn đến những thay đổi to lớn trong chính trị cũng như trong xã hội và kinh tế. Các cuộc cải cách tiêu biểu như Nga, Nhật, Xiêm.

Tính chất của các cuộc cách mạng tư sản là gì?

Mỗi một cuộc cách mạng tư sản đều mang lại một tính chất nhất định. Vậy tính chất của các cuộc cách mạng tư sản là gì? Cùng Đâygiải đáp qua các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới ngay sau đây nhé!

  • Cách mạng tư sản Anh: Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì những tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại trên đất nước này. Cuộc cách mạng vẫn chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Bên cạnh đó, nhân dân vẫn phải chịu cảnh áp bức và bóc lột.
  • Cách mạng tư sản Pháp: Đây được xem là cuộc cách mạng mang tính triệt để nhất. Tuy nhiên, cuộc cách mạng vẫn chưa đáp ứng được quyền lợi hoàn toàn cho nhân dân. Giai cấp được hưởng lợi nhiều nhất và có quyền nhất vẫn là giai cấp tư sản.
  • Cách mạng tư sản Hà Lan: Đây vừa là một cuộc giải phóng dân tộc vừa là cuộc cách mạng tư sản. Bởi vì cuộc cách mạng này đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Bên cạnh đó cũng đẩy lùi được sự xâm lược của Tây Ban Nha.
  • Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ: Đây cũng là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ diễn ra trên hình thức là chiến tranh giải phóng dân tộc.
  • Cách mạng Tân Hợi: Đây là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. Cuộc cách mạng Tân Hợi đã lật đổ được chế độ phong kiến và thành lập nên chủ nghĩa dân chủ tư sản.
  • Cách mạng Thiên hoàng Minh Trị: Mang tính chất của một cách mạng tư sản. Nó diễn ra dưới hình thức cải cách đất nước.

Các cuộc cách mạng tư sản đều có một tính chất chung. Đó chính là bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang. Cách mạng tư sản phụ thuộc vào quần chúng nhân dân là chủ yếu.

Mục tiêu của cách mạng tư sản là gì?

Cách mạng tư sản là cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo. Vậy mục tiêu của cách mạng tư sản là gì? Cách mạng tư sản nổ ra nhằm mục đích lật đổ chế độ phong kiến.

Cách mạng này quyết liệt giành lại chính quyền từ tay chế độ phong kiến lỗi thời. Từ đó thiết lập một nền thể chế thống trị mới.

Nhiệm vụ của cách mạng tư sản là gì?

Sau khi đã hiểu rõ về cách mạng tư sản là gì. Vậy nhiệm vụ chính của cách mạng tư sản là gì? Cách mạng tư sản có hai nhiệm vụ chính. Đó chính là dân chủ và dân tộc. Điều này có nghĩa là cách mạng tư sản phải xóa được tình trạng phong kiến đang thống trị tại đất nước.

Nhiệm vụ về dân tộc đó là tạo ra được một quốc gia dân tộc tư sản. Nó bao gồm 4 đặc trưng. Đó chính là có ngôn ngữ chung, văn hóa, kinh tế và lãnh thổ chung.

Nhiệm vụ về dân chủ đó chính là thực hiện quyền dân chủ về hai mặt. Hai mặt đó chính là dân chủ về mặt kinh tế và dân chủ về chính trị.

Ý nghĩa của cách mạng tư sản là gì?

Cách mạng tư sản mang ý nghĩa to lớn trong lịch sử xã hội loài người. Cách mạng tư sản đã chấm dứt sự đô hộ của các nước thuộc địa. Không những thế, cách mạng tư sản còn đã lật đổ được hoàn toàn chế độ phong kiến. Từ đó, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Cách mạng tư sản giải quyết những mâu thuẫn gay gắt giữa các lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời. Cách mạng tư sản đã mang lại sự thay đổi to lớn về kinh tế, văn hóa và thể chế chính trị xã hội.

Cách mạng tư sản là gì?

Cách mạng tư sản là những cuộc cách mạng do giai cấp tư sản hay tầng lớp quý tộc mới lãnh đạo với mục đích chính là nhằm lật đổ chế độ phong kiến thời bấy giờ để thiết lập ra nền thống trị mới của giai cấp tư sản và đồng thời cũng là mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Theo ghi chép thì cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã được diễn ra vào thế kỉ thứ 16 và đến hết thế kỉ 20 đã chấm dứt thời đại của những cuộc cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản đã thiết lập nền dân chủ vô sản, tạo ra những bước phát triển mạng mẽ trong lực lượng sản xuất.

Đồng thời đây còn được coi như là một bước tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, một bước lớn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người.

Nhưng về sâu xa thì cách mạng tư sản vẫn giữ nguyên bản chất là sự bóc lột, nó chỉ là sự thay thế chế độ bóc lột của tầng lớp phong kiến bằng sự bóc lột của chế độ tư bản chủ nghĩa. Do vậy, nhìn chung cuộc cách mạng này vẫn còn nhiều hạn chế vì chưa giải quyết triệt để được những vấn đề cơ bản của xã hội, vẫn là chế độ con người bóc lột con người.

Ôn tập Sử 10: Cách mạng tư sản

1. Cách mạng tư sản.

1.1. Đặc điểm chung các cuộc cách mạng tư sản:

Mục đích: Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, thiết lập nền cộng hòa tư sản

Lãnh đạo: Giai cấp tư sản hoặc liên minh tư sản-phong kiến

Thành phần tham gia: Quần chúng nhân dân bất mãn với chế độ phong kiến

1.2.. Các cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới.

a. CMTS Hà Lan: Đây là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới.

Nguyên nhân: phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất TBCN ở Nê đéc lan.

Diễn biến:

8/1566: Đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ

1581: Các tỉnh phía Bắc thành lập nước cộng hòa Hà Lan

1648: Nền độc lập chính thức được công nhận

Kết quả: Hà Lan được giải phóng, tạo điều kiện cho CNTB phát triển

Đặc điểm của cách mạng:

Hình thức: Là phong trào giải phóng độc lập của nhân dân Nec-declen chống lại ách thống trị của pk TBN

Lãnh đạo CM: Là giai cấp tư sản

b. CMTS Anh (1642-1688)

Nguyên nhân gián tiếp-nguyên nhân sâu xa:

Anh là một nước phát triển về nghề len dạ->TB phát triển sớm trong nông nghiệp.

Sự tác động giữa nông nghiệp-thương nghiệp-công nghiệp->tạo ra nguồn vốn phát triển, nhân công dồi dào.

Tầng lớp quý tộc mới hình thành (thực chất là giai cấp tư sản ) -> mâu thuẫn với tầng lớp quý tộc cũ và tăng lữ về lĩnh vực tôn giáo.

Nguyên nhân trực tiếp:

+Năm 1640, vì cần tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Scôtlen, vua Saclơ I phải triệu tập Quốc hội

+Bị Quốc hội phản đối, vua dùng quân đội đàn áp, nhân dân ủng hộ Quốc hội

+Tháng 8/1642, Saclơ I vừa vào địa chủ quý tộc tuyên chiến với Quốc hội. =>Cuộc nội chiến bắt đầu

Diễn biến:

– Giai đoạn 1642-1649:

14/6/1645 Trận Nêdơbi, quân đội Quốc hội thắng lớn

31/1/1645 Xử tử vua Saclơ I, tuyên bố thành lập nền cộng hòa. Cách mạng đạt đến đỉnh cao

Giai đoạn 1649-1689:

Chế độ độc tài quân sự của Crômoen (1653-1658)

Sự phục hồi vương triều Xtiuot (1660)

Thiết lập quân chủ lập hiến (1689)

– Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh:

Hình thức cách mạng: là cuộc nội chiến mang màu sắc tôn giáo giành lấy chính quyền, lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Lãnh đạo cách mạng: là liên minh giữa tư sản và quý tộc mới nên tàn dư phong kiến vẫn không bị xóa bỏ. Nông dân không được lợi về ruộng đất mà tiếp tục bị chiếm đoạt ruộng đất và bị đẩy tới chỗ phá sản hoàn toàn. Hạn chế nêu trên là đặc điểm nổi bật của Cách mạng tư sản Anh

c. CMTS Pháp (1789-1794).

* Tình hình trước cách mạng:

– Tình hình kinh tế:

Đây là nước nông nghiệp chiếm ưu thế.

Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Công cụ sản xuất thô sơ, năng xuất lao động kém.

Lãnh chúa và quý tộc phong kiến bắt tô thuế rất nặng. Chỉ có một số ít nông dân có quyền chiếm hữu ruộng đất, không phải nộp tô thuế nhưng vẫn phải đóng nghĩa vụ phong kiến.=> Đời sống nhân dân Pháp vô cùng cực khổ.

Công nghiệp Từ đầu thế kỷ XVIII đến năm 1789, sản xuất công nghiệp có tăng gấp 2 lần, lãi suất ngoại thương tăng gấp 4 lần nhưng do kìm hãm của phong kiến nên vẫn không thể phát triển được.

=> Vấn đề ruộng đất là vần đề sống còn của Pháp.

– Tình hình chính trị, xã hội: Gồm ba đẳng cấp: Tăng lữ, quí tộc và đẳng cấp thứ ba.Tăng lữ, quý tộc được hưởng mọi đặc quyền đặc lợi, còn đẳng cấp thứ ba không hưởng quyền lợi.

Pháp trước cách mạng là thể chế Quân chủ chuyên chế, quyền lực nhà vua rất lớn (Luy XVI). Vua Pháp sống một cuộc sống xa xỉ trong khi ngân khố quốc gia đang bị cạn kiệt, tiêu 1/12 ngân sách nhà nước. Nhìn về bề ngoài là 1 chế độ phong kiến rất hùng mạnh nhưng thực tế là 1 chế độ phong kiến thối nát. Thị trường không thống nhất, mỗi lãnh địa là 1 quốc gia riêng=>mâu thuẫn về mặt hùng mạnh của chế độ quân chủ và sự bất lực của nó trên thực tế.

– Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng: Thức tỉnh nhân dân đấu tranh chống phong kiến và có tác dụng chuẩn bị cho cách mạng của các nhà tư tưởng như Mong-text-kio, vonte, Rut-xo

* Diễn biến:

Giai đoạn : 14/7/1789-10/8/1792:

Do tình trạng pk khủng hoảng về tài chính, do thất nghiệp và nhà nước vay nợ 4 tỷ rưỡi livơ=>vua triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp.Nhưng do bất hòa ý kiến, đã tách riêng thành Hội đồng dân tộc (17/6). 9/7. Hội đồng tuyên bố thành lập quốc hội lập hiến.

+ 14/7 nhân dân tấn công pháo đài Baxti-tượng trưng cho pk bị sụp đổ

+ 26/8/1789 Thông qua bản tuyên ngôn dân quyền nhân quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản gồm 17 điều. Lúc này quyền hành vua còn khá lớn và giai cấp đại tư sản không kiên quyết với cách mạng, lo sợ cách mạng dâng cao sẽ làm cho chế độ phong kiến sụp đổ->mất đi quyền lợi tài chính.

Thông qua Hiến pháp 1791: Nước Pháp chính thức thành lập quân chủ lập hiến, quyền hạn vua rất lớn -> thể hiện sự nhượng bộ rất lớn đối với chế độ phong kiến.

Tình hình chính trị của thời kỳ này đã đưa đến kết quả tất yếu là đẩy nước Pháp vào cuộc chiến với đế quốc Áo và các nước Đồng minh. Nhà vua, Hoàng gia Feuillant và phái Girondin háo hức lao vào gây chiến. Nhà vua cùng nhiều thành viên Feuillant cho rằng chiến tranh là cách quảng bá rộng rãi hình ảnh và quyền lực của mình; vua còn lập cả một kế hoạch khai thác bóc lột các quốc gia bại trận. Dù bất cứ kết quả nào xảy ra đều có thể củng cố thế lực cho nhà vua. Phái Girondin thì lại muốn mở rộng phạm vi Cách mạng bao trùm cả châu Âu. Chỉ một số thành viên cấp tiến trong phái Jacobin đứng ra phản đối chiến tranh với lý do nên củng cố và mở rộng Cách mạng trong nước.

Giai đoạn : 10/8/1792-31/5/1793: Tư sản công thương nghiệp phái cộng hòa Girông đanh.

Đêm 10 tháng 8 năm 1792, quân khởi nghĩa với sự ủng hộ của nhà lãnh đạo cách mạng mới, đã tấn công Tuileries. Vua và hoàng hậu trở thành các tù nhân, những người còn lại trong Quốc hội, gồm khoảng hơn một phần ba nghị sĩ có mặt lúc đó, phần lớn thuộc phái Jacobin, đã đình chỉ quyền lực của triều đình

Dân chủ: Ban hành sắc lệnh “Hiệp hiệp hội dân tộc” để thay thế cho quốc hội lập pháp được ban bố với chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới từ 21 tuổi trở lên. Tuy nhiên vẫn đề căn bản là ruộng đất vẫn chưa được giải quyết..

Dân tộc: Phái griondianh không kiên quyết cách mạng.

Giai đoạn ( 6/1793-7/1794)chuyên chính GiaCôBanh: Tư sản nhỏ và vừa

Trước tình hình giắc ngoài, phái Giacôbanh phải làm cuộc CM dân chủ triệt để bằng cách giải quyết vấn đề ruộng đất một cách triệt để như chia hẳn ruộng đất cho nông dân, bán ruộng cho nông dân trả trong vòng 10 năm.

Thành lập quân đội vũ trang.

26/7/1794: tư sản phản cách mạng lật đổ phái Giacobanh ,lên cầm quyền.

1795, Nabôlêông cử đi dẹp phái bảo hòang và được giới tư sản biết đến.

18 tháng sương mù (1799) Nabôlêông làm cuộc chính biến và lên cầm quyền, Pháp bước vào thời kỳ độc tài quân sự

Đặc điểm của cuộc CMTS:

Hình thức: là cuộc nội chiến giành lấy chính quyền, lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Lãnh đạo: Giai cấp tư sản lãnh đạo

-> Là cuộc CMTS triệt để do giai cấp tư sản lãnh đạo vừa lật đổ chế độ phong kiến (dân chủ) vừa chống ngoại xâm (dân tộc). Quần chúng đi theo cách mạng tới cùng. Xứng đàng là cuộc đại cách mạng

d. CMTS Mỹ (1773-1777):

* Tình hình các thuộc địa:

13 thuộc địa sớm phát triển theo con đường TBCN

* Nguyên nhân của chiến tranh:

Mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc.

Diễn biến của cuộc chiến tranh:

– 12-1773 sự kiện Bô-xtơn.

– Tháng 9 đến tháng 10-1744 hội nghị Phi-la-đen-phi-a.

– 4-1775 chiến tranh bùng nổ, chỉ huy của nghĩa quân là Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn.

– Ngày 4-7-1776, Tuyên ngôn Độc lập ra đời: xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc địa.

– Quân khởi nghĩa thắng nhiều trận lớn.

– Hiệp ước Véc-xai năm 1773 công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa.

Kết quả và ý nghĩa cuọc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:

– Anh thừa nhận độc lập của các thuộc địa – một nước cộng hoà tư sản được thành lập( nước Mĩ).

– Mở đường cho kinhtế TBCN phát triển mạnh mẽ. Đây là cuộc cách mạng tư sản.

Đặc điểm cách mạng:

Hình thức: Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Lãnh đạo: Giai cấp tư sản liên minh với giai cấp chủ nô lãnh đạo

-> Là cuộc CMTS không triệt để, miền Bắc theo TBCN, miền Nam theo chế độ đồn điền, chủ nô -> Mỹ phải thực hiện cuộc nội chiến 1861, xóa bỏ hoàn toàn chế độ chủ nô miền Nam, đưa Mỹ tiến lên con đường TBCN

e. CMTS Nhật 1868

* Hoàn cảnh:

– CNTB phương Tây nhòm ngó, xâm lược

– Chế độ phong kiến mục nát, suy yếu.

– 1/1868 Thiên Hoàng Minh Trị thực hiện cuộc cải cách gọi là Duy Tân Minh Trị.

* Nội dung:

-Kinh tế: Xoá bỏ những ràng buộc của chế độ phong kiến-> mở đường cho CNTB phát triển.

– Chính trị – xã hội: Xoá bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản lên nắm quyền.

– Văn hoá -giáo dục: Thi hành c/s giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong giảng dạy.

– Quân sự: Lập quân đội thường trực theo nghĩa vụ quân sự

* Kết quả: Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành 1 nước tư bản công nghiệp.

Đặc điểm cách mạng:

Hình thức: Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức một cuộc cải cách

Lãnh đạo: Giai cấp tư sản liên minh với quý tộc phong kiến

-> Là cuộc CMTS không triệt để

Bài liên quan:

  • Đại từ quan hệ và 3 chức năng ngữ pháp trong câu
  • Liên Xô và các nước Đông Âu sau CTTG II
  • Các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ( Ôn tập Sử 10 )
  • Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
  • Các nước Á-Phi-Mỹ latinh cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ( Ôn tập Lịch Sử 10 )
  • Cách mạng tháng Mười Nga 1917-Nước Nga xây dựng chế độ XHCN ( ôn tập Sử 10 )

Ý KIẾN CỦA BẠN

Leave a Comment

Vài so sánh cách mạng tư sản phương đông - phương tây

Danh mục: Lịch sử

Kiến thức lịch sử 9: Vài so sánh cách mạng tư sản phương đông...VÀI SO SÁNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHƯƠNG ĐÔNG - PHƯƠNG TÂY Vào cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã ra đời ở Châu Âu. Với khả năng sản xuất to lớn và những ưu việt của nó, ...

VÀI SO SÁNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHƯƠNG ĐÔNG - PHƯƠNG TÂY




Vào cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã ra đời ở Châu Âu. Với khả năng sản xuất to lớn và những ưu

việt của nó, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần khẳng định vị thế của nó trong xã hội phong kiến. Sự phát triển và

ngày càng lớn mạnh của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành một mối nguy hiểm, đe dọa sự tồn tại của chế độ phong kiến.

Chế độ phong kiến đã ngăn cản sự phát triển của sức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đến đây, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đóng vai

trò như một phương thức sản xuất tiến bộ, trong khi đó, chế độ phong kiến, với tất cả những “ung nhọt” trong bản thân nó, đã thể

hiện là một lực lực lượng cản trở sự phát triển của xã hội, trước hết là trong xã hội Châu Âu. Đó cũng chính là nguyên nhân bùng

nổ của các cuộc cách mạng tư sản.

Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước mà các cuộc cách mạng tư sản ở mỗi quốc gia được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác

nhau, mang những đặc điểm, tính chất và kết quả khác nhau. Tuy nhiên, về bản chất, tất cả đều là những cuộc cách mạng tư sản,

là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, thối nát, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới người ta chú ý đến cách phân loại dựa trên vị trí địa lí của các nước. Theo đó,

các khái niệm phương Đông, phương Tây được sử dụng để phân loại các cuộc cách mạng tư sản diễn ra trong lịch sử. Trên thực

tế, đó không chỉ là những khu vực địa lí đơn thuần, mà hơn thế, đó còn là hai phạm trù đặc trưng cho hai khu vực có điều kiện lịch

sử, nền tảng văn hóa, chính trị, xã hội khác nhau. Tất cả những yếu tố khác biệt đó có ảnh hưởng đến toàn toàn bộ tiến trình phát

triển của lịch sử của mỗi quốc gia trong khu vực đó, trong đó có cả tiến trình của các cuộc cách mạng tư sản thời kì cận đại ở hai

khu vực này. Vì vậy, trên cơ sở căn cứ vào những sự khác biệt đó giữa hai khu vực Đông – Tây để tìm hiểu, so sánh, đối chiếu các

vấn đề lịch sử nói chung và các vấn đề liên quan đến cách mạng tư sản nói riêng giữa hai khu vực là cần thiết và hữu ích.


Trong bài viết này, xin góp phần tìm hiểu một số vấn đề xoay quanh các cuộc cách mạng tư sản ở phương Đông và phương Tây.

1. Về nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản phương Đông và phương Tây
.

Như đã trình bày ở trên, tất cả các cuộc cách mạng tư sản, suy cho cùng là thực hiện nhiệm vụ xóa bỏ bước cản trên con đường

thiết lập sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, nhiệm vụ chung nhất này, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước mà mức

độ thực hiện cũng như nội dung của nó cũng rất khác nhau, nhất là giữa các quốc gia phương Đông và các nước phương Tây.

Ở các nước phương Tây, sự nảy sinh và phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã diễn ra rất sớm, có mầm mống từ thế kỉ

XI, và bước đầu định hình từ thế kỉ XIV-XV. Chủ nghĩa tư bản ra đời, tồn tại và ngày càng phát triển mạnh mẽ ngay trong lòng chế

độ phong kiến. Sự lớn mạnh đó làm nảy sinh mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội lúc này là mâu thuẫn giữa một nền sản xuất tiên tiến

với một nền sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu, giữa một bên là giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hóa đang lên với giai cấp phong kiến

đang suy tàn. Mâu thuẫn này đặt ra cho các cuộc cách mạng tư sản ở phương Tây nhiệm vụ là phải đánh đổ chế độ phong kiến

(cả chế độ phong kiến tồn tại trong nước và các thế lược phong kiến xâm lược bên ngoài) và các thế lực cản trở sự phát triển của

chủ nghĩa tư bản, đưa đến sự thiết lập quyền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới (quý tộc kinh doanh theo phương thức

sản xuất tư bản chủ nghĩa, bóc lột giá trị thặng dư từ sức lao động của người làm thuê).


Ở Anh, vào thế kỉ XVII sự tồn tại của nhà nước phong kiến Anh đã là một cản trở rất lớn đối với nhu cầu phát triển kinh tế tư bản

của giai cấp tư sản và quý tộc mới. Vua Anh lúc bấy giới là Sác-lơ I thuộc dòng họ Xtiu-ớt đã bất chấp mọi khát vọng của giai cấp

tư sản muốn tự do kinh doanh đã thi hành chế độ độc quyền trong sản xuất, đặt ra những quy chế chặt chẽ để kiểm soát các

ngành công thương nghiệp. Đối với tầng lớp quý tộc mới thì chế độ phong kiến tăng cường kiểm soát quyền chiếm hữu đất đai của

tầng lớp này và bảo vệ chặt chẽ những quyền lợi và ruộng đất của giai cấp quý tộc và giáo hội. Do vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp

tư sản và tầng lớp quý tộc mới với chế độ phong kiến chuyên chế Anh là mâu thuẫn chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ của cuộc cách

mạng tư sản Anh (1640-1689).

Trong khi đó đối tượng của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là giai cấp phong kiến quý tộc. Sự tồn tại của chế độ phong

kiến Pháp với những quy chế ngặt nghèo của phường hội, của thuế quan nội địa nhiều tầng, của hệ thống đo lường không thống

nhất là trở ngại kiềm hãm nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp. Ngoài ra, sự tồn tại của chế độ ba

đẳng cấp đã làm cho giai cấp tư sản Pháp dẫu có thế lực kinh tế nhưng lại không có vai trò, vị trí trong hệ thống chính trị. Trong

khi đẳng cấp tăng lữ và quý tộc có quyền lực rất lớn trong hệ thống chính trị thì đẳng cấp thứ ba bao gồm giai cấp tư sản và các

tầng lớp nhân dân lao động còn lại lại không có quyền lực gì, mà còn là đối tượng bóc lột của hai đẳng cấp trên. Đặc quyền và địa

vị quá lớn của tăng lữ và quý tộc Pháp đã làm cho họ cố bám vào phương thức sản xuất phong kiến, ngăn cản quá trình xâm nhập

của chủ nghĩa tư bản vào nông thôn cũng như mọi hoạt động kinh doanh của giai cấp tư sản. Để tạo điều kiện cho việc phát triển

của kinh tế tư bản chủ nghĩa yêu cầu đặt ra đối với giai cấp tư sản Pháp là xóa bỏ sự thống trị của giai cấp phong kiến Pháp cũng

như thủ tiêu sự tồn tại của chế độ chuyên chế ở Pháp.

Còn đối với các nước phương Đông, nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản có phần khác. Sự tồn tại dai dẳng và kéo dài của

chế độ phong kiến phương Đông cùng những điều kiện lịch sử - địa lý ở đây đã ngăn cản sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư

bản ở phương Đông. Chính vì thế mà chủ nghĩa tư bản ở phương Đông ra đời muộn và non yếu hơn rất nhiều so với các quốc gia

phương Tây. Thậm chí khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh ở phương Tây, mở rộng xâm chiếm thuộc địa ra toàn thế giới thì ở

nhiều nước phương Đông, chủ nghĩa tư bản vẫn chưa được định hình. Ra đời muộn như vậy, lại vào thời điểm chủ nghĩa tư bản

phương Tây đang trong giai đoạn tích tụ tư bản, mở rộng thị trường, các quốc gia phương Đông trở thành đối tượng xâm lược của

chủ nghĩa thực dân phương Tây. Vừa mới manh nha hình thành, chủ nghĩa tư bản phương Đông đồng thời phải đấu tranh chống lại

chế độ phong kiến trong nước, lại vừa chống lại với các thế lực xâm lược nước ngoài. Ở phương Đông, ngoài nhiệm vụ chống phong

kiến, các cuộc cách mạng tư sản còn phải thực hiện nhiệm vụ chống thực dân đế quốc, bảo vệ độc lập dân tộc. Nhiệm vụ chống

phong kiến là điều kiện để thực hiện nhiệm vụ chống thực dân – đế quốc, nhiệm vụ chống thực dân – đế quốc là nguyên nhân bùng

nổ của các cuộc cách mạng.

Ở một số nước phương Tây (như Nê-đéc-lan, Bắc Mỹ, Italia…), các cuộc cách mạng tư sản cũng được nổ ra dưới hình thức các

phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc do giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng không giống như các nước phương Đông, các cuộc đấu

tranh giải phóng của giai cấp tư sản phương Tây xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển nội tại của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Trong khi đó thì ở phương Đông các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của giai cấp tư sản chỉ thực sự ra đời dưới tác động của sự

xâm nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ chính các thế lực ngoại xâm phương Tây. Vì vậy ở phương Đông, muốn giành

được thắng lợi trong các cuộc cách mạng tư sản thì giai cấp tư sản phải đồng thời thực hiện cả hai nhiệm vụ : chống thực dân –

đế quốc và chống phong kiến. Nếu thực hiện chỉ một trong hai nhiệm vụ thì cuối cùng đều đi đến thật bại. Chính vì thế mà ở nhiều

nơi như Nhật Bản…thậm chí giai cấp tư sản ở đây chưa hình thành thì cách mạng tư sản đã bùng nổ. Ở đây, yếu tố dân tộc đang

đứng trước nguy cơ ngoại xâm đã chi phối và thúc đẩy cách mạng tư sản bùng nổ khi những tiền đề của nó chưa thật sự đầy đủ

giai cấp lãnh đạo cách mạng chưa hình thành). Một trong những nguyên nhân thành công của cuộc cải cách của Thiên Hoàng Minh

Trị 1868 chính là đã kết hợp đồng thời giải quyết cả hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện cả hai mục tiêu

dân tộc và giai cấp trong hoàn cảnh nước Nhật lúc đó. Trong khi đó, dù cho ở Trung Quốc, giai cấp tư sản đã hình thành trên cơ

sở của sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây nhưng cuối cùng Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 vẫn thất bại do giai cấp tư

sản trung Quốc đã không đồng thời thực hiện được hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Cương lĩnh chính trị của Tôn

Trung Sơn đề xướng qua học thuyết của chủ nghĩa Tam dân: “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”, được coi là

ngọn cờ tư tưởng để tập hợp lực lượng cách mạng trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư

bản phát triển . Xét trong điều kiện của Trung Quốc là một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa thì việc quan niệm “dân tộc độc

lập” chỉ giới hạn trong cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của chính quyền Mãn Thanh giành độc lập cho dân tộc Hán đã làm cho

cương lĩnh chính trị của Tôn Trung Sơn không hoàn chỉnh và triệt để. Để cho cuộc cách mạng tư sản ở Trung Quốc thắng lợi thì giai

cấp tư sản Trung Quốc đồng thời phải giải quyết hai nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến. Tuy nhiên, ngay từ buổi đầu

cách mạng giai cấp tư sản Trung Quốc đã bỏ qua kẻ thù chính của mình là các thế lực tư bản phương Tây nên nó đã ảnh hưởng rất

lớn đến tiến trình phát triển của cuộc cách mạng Tân Hợi.

2. Đặc điểm của giai cấp tư sản phương Đông và giai cấp tư sản phương Tây.

Tùy theo đặc điểm điều kiện lịch sử ở mỗi nước, mỗi khu vực mà giai cấp tư sản ở phương Đông và phương Tây mang những đặc điểm khác nhau.

Ở phương Tây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, cơ cấu giai cấp phong kiến trong xã hội có sự thay đổi và


phân hóa sâu sắc. Ngoài bộ phận phong kiến duy trì hình thức bóc lột cũ thì ở một số nước như Nêđéclan, Anh, Đức, Ý, Nhật Bản

có một bộ phận trong giai cấp phong kiến quý tộc đã thay đổi phương thức kinh doanh ruộng đất theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Bên

cạnh đó, ở hầu hết các quốc gia phương Tây thời kì này đã hình thành một giai cấp mới – giai cấp tư sản. Như vậy là, giai cấp tư

sản phương Tây hình thành rất sớm trên cơ sở của sự phát triển nhất định của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tồn tại ngay trong

lòng chế độ phong kiến. Cùng với sự phát triển và thể hiện rõ tính chất ưu việt, tiến bộ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai

cấp tư sản ở phương Tây ngày càng khẳng định được sức mạnh và thế lực về kinh tế của họ. Nền kinh tế tư bản càng phát triển

thì giai cấp càng lớn mạnh và cho đến trước sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản thì có thể nói trong xã hội, giai cấp tư sản

cùng với tầng lớp quý tộc mới là bộ phận có thế lực kinh tế lớn nhất. Với vị thế đó, giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới có thể

mạnh dạn đứng lên lãnh đạo các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội, đánh đổ chế độ phong kiến, giành quyền thống trị về cho giai

cấp mình. Một đặc điểm của giai cấp tư sản phương Tây là xuất thân của họ phần lớn là các chủ kinh doanh buôn bán công thương

nghiệp, không có sự xuất thân từ giai cấp phong kiến quý tộc, vì vậy họ tỏ ra triệt để hơn giai cấp tư sản phương Đông – có xuất

thân phần lớn từ quý tộc phong kiến – trong nhiệm vụ xóa bỏ chế độ phong kiến.

Trong khi đó, ở các quốc gia phương Đông, giai cấp tư sản hình thành rất muộn cùng với sự trì trệ, kéo dài của chế độ phong kiến

chuyên chế phương Đông. Trong hoàn cảnh đó, nền kinh tế tư bản bị kìm hãm và phát triển chậm chạp. Thậm chí, cho đến trước

khi chủ nghĩa thực dân phương Tây gõ cửa các nước phương Đông thì giai cấp tư sản ở đây vẫn chưa hình thành. Họ mới chỉ một

một bộ phận, tầng lớp nhỏ kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa nhỏ lẻ và không có quyền lực lớn mạnh về kinh tế như

giai cấp tư sản ở phương Tây. Sau khi nhiều nước ở phương Đông trở thành thuộc địa hoặc các phụ thuộc của các nước Tây thì

chủ nghĩa tư bản mới thực sự xâm nhập mạnh mẽ vào các nước phương Đông. Cùng với đó là sự ra đời của giai cấp tư sản “bản

xứ”. Tuy nhiên, ra đời trong hoàn cảnh đất nước không còn giữ được nền độc lập tự chủ, lại không xuất phát từ sự phát triển nội

tại của nền kinh tế trong nước mà dưới sự xâm nhập mang tính gượng ép từ bên ngoài, lại bị tư sản nước ngoài chèn ép…giai cấp

tư sản ở phương Đông tỏ ra non yếu về cả kinh tế lẫn chính trị và bị phụ thuộc rất lớn vào các thế lực ngoại bang. Vì vậy, trong

khi các cuộc cách mạng tư sản ở phương Đông phải thực hiện hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến thì giai cấp tư sản

ở đây với sự non yếu đó mà phần lớn không dám động đến nhiệm vụ chống phong kiến và vì vậy mà phần lớn đều đi đến thất bại

hoặc không hoàn thành. Một đặc điểm nữa của giai cấp phong kiến phương Đông là trong khi thế lực còn non yếu như thế, lại ra đời

trong lòng một chế độ phong kiến trì trệ kéo dài nên giai cấp tư sản phương Đông mang tính chất thỏa hiệp rất lớn. Họ đồng thời

phần lớn xuất thân từ giai cấp quý tộc phong kiến, chuyển sang làm ăn theo phương thức tư bản chủ nghĩa dưới sự xâm nhập của

chủ nghĩa tư bản phương Tây, nên có thái độ không kiên quyết với chế độ phong kiến. Cũng như vậy với các thế lực đế quốc bên

ngoài, tuy họ bị chèn ép nhưng cũng lại có quyền lợi gắn chặt với chủ nghĩa thực dân – đế quốc nên cũng không triệt đề trong

nhiệm vụ chống đế quốc.

Những đặc điểm trên đây của giai cấp tư sản phương Đông và tư sản phương Tây đã chi phối mạnh mẽ và tác động rất lớn đến kết

quả của các cuộc cách mạng tư sản trong thời cận đại.

3. Về vai trò của các cuộc cách mạng tư sản trong tiến trình lịch sử nhân loại.


Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản ở Châu, Bắc Mỹ được mở đầu bằng cách mạng tư sản Nêđéclan (1566) và kết thúc bằng

một loạt các cuộc cách mạng tư sản ở Đức, Ý… trong những năm 60, 70 của thế kỉ XIX đã đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của

một phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến, một sự thắng thế của một

phương thức sản xuất tiên tiến, ưu việt đối với một phương thức sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu. Với thắng lợi đó, giai cấp tư sản đã

xác lập được địa vị thống trị của mình và đến những năm 50, 60 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã trở thành một hệ thống thế

giới. Sự thành công của cáccuộc cách mạng tư sản đã đưa đến sự thiết lập nhà nước của giai cấp tư sản với thể chế cộng hòa và

quân chủ lập hiến đã tạo mọi điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các nước Phương Tây.

Trong quá trình đấu tranh chống chế độ phong kiến thối nát, giai cấp tư sản đã hình thành nên một mặt trận đấu tranh, không kém

phần quyết liệt – mặt trận tư tưởng – đả phá mạnh mẽ vào những quan điểm, thế giới quan lạc hậu, bảo thủ tồn tại hàng trăm năm

ở Châu Âu. Cuộc đấu tranh đó, với nhiều hình thức, mức độ khác nhau đã làm phong phú thêm kho tàng tri thức tiến bộ của nhân

loại, đưa con người tiến tới những giá trị tư tưởng cao hơn. Trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giai cấp tư sản là đại

diện cho lực lượng tiến bộ, là giai cấp lãnh đạo quần chúng nhân dân chống lại sự hà khắc, áp bức và bất công của chế độ phong

kiến, đưa nhân loại đến với những giá trị tư tưởng của nền dân chủ tư sản – những giá trị mà con người chưa bao giờ vươn tới được

trước đó. Những văn kiện « Tuyên ngôn độc lập » của nước Mỹ hay « Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền » cùng với khẩu hiệu «

Tự do – Bình đẳng – Bác ái » của cách mạng Pháp mãi mãi là những tài sản vô giá của nhân loại tiến bộ.



Trên bình diện kinh tế, nhờ xóa bỏ được sự kìm hãm của các thế lực phong kiến và thực dân đã cho phép sự phát triển của các

ngành kinh tế công thương nghiệp ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Các cuộc cách mạng tư sản đã tạo những tiền đề cần thiết cho sự bùng

nổ của các cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu. Chưa bao giờ nhân loại có khả năng sản xuất một khối lượng vật chất khổng lồ

trong một thời gian ngắn như vậy. Đó là sự phát triển vượt bậc trên lĩnh vực khoa học, kỹ thuật có khả năng ứng dụng cao vào

sản xuất hàng hóa. Các cuộc cách mạng tư sản đã mở ra một thời kì mới trong tiến trình lịch sử nhân loại – thời kì công nghiệp với

sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp chế biến. Mác phải thừa nhận : “Trong vòng chưa đầy một thế kỉ, giai cấp tư

sản đã tạo ra một lực lượng sản xuất đồ sộ hơn tất cả lực lượng sản xuất của những chế độ trước kia cộng lại”.


Ở phương Đông, xuất phát từ nhiều lí do, phần lớn các cuộc cách mạng tư sản đều đi đến thất bại hoặc không hoàn thành (trừ

Nhật Bản và Thái Lan). Tuy nhiên, các cuộc cách mạng tư sản này đã giánh những đòn nặng nề vào chế độ phong kiến, tồn tại dai

dẳng, kìm hãm sự phát triển của các nước phương Đông. Đồng thời, thể hiện sức mạng to lớn của quần chúng nhân dân dưới sự

lãnh đạo của một giai cấp tiến bộ, là lời cảnh báo đối với chủ nghĩa thực dân – đế quốc. Thông qua các cuộc cách mạng tư sản, tư

tưởng dân chủ - vốn còn xa lạ đối với người dân phương Đông có điều kiện thấm sâu, tạo điều kiện cho sự xâm nhập, nảy sinh tư

tưởng dân chù, ý thức dân tộc và cách mạng trong nhân dân. Đánh giá về cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911), Lênin

viết: “Tất cả những loài “lang sói” văn minh ngày nay đều thèm muốn nước Cộng hòa Trung Hoa vĩ đại. Nhưng dù số phận nước này

sẽ thế nào đi nữa cũng không có một lực lượng nào trên thế giới có thể lập lai được chế độ phong kiến cũ ở Châu Á” . Đối với các

quốc gia thực hiện các cuộc cách mạng tư sản thành công như Nhật Bản hay Thái Lan, các cuộc cách mạng này đã giúp thoát

khỏi họa xâm lăng của các thế lực thực dân phương Tây. Nhờ những cải cách mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản mà Nhật

Bản, Thái Lan đã củng cố được độc lập, bảo vệ được chủ quyền quốc gia. Không những vậy, tiềm lực kinh tế - chính trị được củng

cố đã đưa Nhật Bản phát triển trở thành một trong những những nước tư bản hùng phát triển nhất thế giới. Các cuộc cách mạng

tư sản ở phương Đông đã ít nhiều làm thay đổi bộ mặt phương Đông theo chiều hướng tích cực, phát triển. Ở các nước phương

Đông khác, các cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa như là những sự chuẩn bị, một cuộc “tập dượt” phong trào đấu tranh chống

thực dân – phong kiến của quần chúng nhân dân, tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác – Lênnin và phong trào công nhân phát triển

trong những giai đoạn sau.
*
* *
Cách mạng tư sản ở phương Đông và phương Tây tuy diễn ra vào những thời điểm khác nhau, bao hàm những nội dung nhiệm vụ

khác nhau và kết quả của chúng cũng khác nhau nhưng đều hướng đến xóa bỏ những cản trở trên con đường phát triển của chủ

nghĩa tư bản, thiết lập sự thống trị của giai cấp tư sản trong xã hội. Các cuộc cách mạng tư sản có vai trò rất lớn trong tiến trình

phát triển của lịch sử xã hội loài người. Từ đây, con người bước vào một thời kì mà khả năng sản xuất ra của cải vật chất của con

người là không thể lường hết được với sự phát triển vượt bậc của khoa học – kỹ thuật – công nghệ. Từ đây, quần chúng nhân dân

bước vào một thời đại dân chủ đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người – nền dân chủ tư sản. Nhưng cũng từ đó, con người cũng đặt

ra những lí tưởng dân chủ cao hơn, ở đó chỉ có “tự do, bình đẳng, bác ái” không còn áp bức, bóc lột giữa con người với con người

trong xã hội – điều mà chủ nghĩa tư bản về bản chất không thể có được. Nhân loại mong muốn và đấu tranh cho một nền dân chủ

cao hơn – nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cách mạng tư sản và chủ nghĩa tư bản là đêm trước của chủ nghĩa cộng sản.


NGUỒN sưu tầm

Các bài nên tham khảo

Soạn bài chương trình địa phương phần tiếng Việt lớp 6

Soạn bài chương trình địa phương (phần tiếng Việt) RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ I. Nội dung luyện tập Học sinh ở mỗi miền hãy đọc kĩ SGK trang 166 và 167 để thấy những ...

Soạn bài ôn tập phần tập làm văn

ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN I. VĂN BẢN BIỂU CẢM 1. Các bài văn biểu cảm - Cổng trường mở ra Lý Lan - Trường học Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Mẹ tôi Ét-môn-đô đỡ A-mi-xi - ...

Soạn bài ôn tập kiểm tra phần tiếng Việt lớp 8 HK 1

Soạn bài ôn tập kiểm tra phần tiếng Việt lớp 8 HK 1 I. Từ vựng 1. Lý thuyết. a. Trường từ vựng: là tập hợp tất cả các từ có nét chung. Về nghĩa (xem lại bài 2 ...

Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bài văn có thể chia làm bốn phần. Phần 1 (đoạn 1) : mở đầu. Phần 2 (đoạn 2, 3) : trang phục của ...

Soạn bài nghĩa tường minh và hàm ý tiếp theo

Soạn bài nghĩa tường minh và hàm ý tiếp theo I. Điều kiện sử dụng hàm ý. 1. Câu nói thứ nhất của chị Dậu có hàm ý là ’’Sau bữa ăn này con không còn ...

Soạn bài ôn tập tiếng việt lớp 9 HK 2

Soạn bài ôn tập tiếng việt lớp 9 HK 2 I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập Câu 1 : Khởi ngữ Các thành phần biệt lập Tình thái Cảm thán Gọi – đáp Phụ chú Xây ...

Soạn bài những ngôi sao xa xôi

Soạn bài những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Tóm tắt nội dung tác phẩm : Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại ...

Soạn bài tiếng nói của văn nghệ

Soạn bài tiếng nói của văn nghệ Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm logic, mạch lạc. Giữa các luận ...

Soạn bài các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán

Soạn bài các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán I. Thành phần tình thái 1. Chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc đượ nói trong câu, thể ...

Soạn bài ôn tập thơ lớp 9 học kì 2

Soạn bài ôn tập thơ Bài tập 1. Lập bảng kê các tác phẩm thơ hiện đại ở Ngữ văn 9. STT Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ ...

Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng thời kỳ 1930-1945

(ĐCSVN) - Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thắng lợi vĩ đại, là mốc son chói lọi của lịch sử cách mạng Việt Nam.

Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ (Ảnh tư liệu)

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta.

Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Quá trình hình thành đường lối chiến lược giải phóng dân tộc là quá trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX - một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần túy biến thành một xã hội thuộc địa, dù tính chất phong kiến còn được duy trì một phần nhưng các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều chuyển động trong quỹ đạo của xã hội thuộc địa. Trong lòng xã hội Việt Nam thời kỳ này đã hình thành nên những mâu thuẫn giai cấp, dân tộc đan xen rất phức tạp.

Để hình thành đường lối cách mạng đúng đắn nghĩa là phải vận dụng lý luận cách mạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam để nhận thức đúng mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội Việt Nam, xác định đúng kẻ thù, quyết định nhiệm vụ chiến lược, các chủ trương chính sách để tập hợp lực lượng và phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn. Do đó, quá trình hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân tộc giai đoạn 1930 – 1945, Đảng ta đã trải qua quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường vừa trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh chống đế quốc thực dân, chống sưu cao thuế nặng, chống khủng bố dã man, vừa phát triển lực lượng bổ sung, tăng cường lãnh đạo các cấp của Đảng nhất là phải nhiều lần lập mới, bổ sung Ban chấp hành Trung ương của Đảng, vừa phải đẩy mạnh hoạt động “tự chỉ trích”, đấu tranh với tinh thần Bônsêvích để khắc phục những quan niệm cho rằng: Những nguyên lý về “giai cấp cách mạng” được coi như những giáo lý phải được tiếp thu vô điều kiện như chân lý bất biến khi vận dụng lý luận cách mạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam. Đây là cuộc đấu tranh rất quyết liệt và phức tạp chống chủ nghĩa giáo điều, dập khuôn máy móc, chống chủ nghĩa chủ quan tách rời thực tiễn.

Sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội trước hết là bằng cương lĩnh, đường lối chính trị, mà theo nguyên tắc hoạt động của Đảng Cộng sản thì cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng phải do Đại hội – cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng quyết định. Trong thời kỳ 1930 – 1945 - thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, Đảng phải hoạt động bí mật là chủ yếu, chính quyền thực dân liên tục, điên cuồng đàn áp khủng bố các tổ chức của Đảng nhất là Ban chấp hành Trung ương phải lập đi lập lại nhiều lần, giao thông liên lạc thường bị gián đoạn cho nên trong thời kỳ này Đảng ta không thể tiến hành Đại hội thường kỳ như quy định của Điều lệ Đảng để có thể phát huy trí tuệ của toàn Đảng trong việc hình thành cương lĩnh, đường lối chính trị. Sau hội nghị hợp nhất thành lập Đảng 3/2/1930, trong thời kỳ này, Đảng ta chỉ tiến hành duy nhất Đại hội lần thứ I vào tháng 3/1935. Trong hoàn cảnh đó, Ban Chấp hành Trung ương có trọng trách vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng vào thực tiễn để hình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 thông qua đã xác định: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đây là quá trình phát triển lâu dài trải qua những thời kỳ, giai đoạn chiến lược khác nhau trong tiến trình cách mạng dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa mà trước tiên là đấu tranh giành độc lập dân tộc. Do đó, trong chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt xác định nhiệm vụ chiến lược là “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập; dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; thu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp vận tải, ngân hàng…) của tư bản chủ nghĩa đế quốc Pháp để giao cho chính phủ công nông quản lý; giao hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo…; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8 giờ; dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

Những nội dung chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta đã đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập tự do của toàn đân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới mở ra sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định, thời đại mới là: “Thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”[1]. Cương lĩnh chính trị đầu tiên này đã xử lý đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp trong chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc. Vì mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của xã hội Việt Nam thời kỳ này là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động.

Bảy tháng sau, tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương – thay cho Ban chấp hành Trung ương lâm thời, luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (Dự án để thảo luận trong Đảng) được thay thế cho cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam lại nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên: “một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ, một bên thì địa chủ phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa”[2]. Luận cương xác định tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc “cách mạng tư sản dân quyền” cho đây là: “thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”. Luận cương cho rằng: Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải: “Tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Luận cương còn xác định hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong phải được đặt ngang hàng nhau: “Có đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa mới phá được các giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi, mà có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”[3]. Luận cương đã quá nhấn mạnh cách mạng ruộng đất và đấu tranh giai cấp là điều không phù hợp với thực tiễn của xã hội thuộc địa.

Đến tháng 12/1930, trong thư của Trung ương gửi các cấp Đảng bộ, lại tiếp tục nhấn mạnh đấu tranh giai cấp và xác định: Địa chủ là “thù địch của dân cày, không kém gì đế quốc chủ nghĩa” “liên kết đế quốc chủ nghĩa mà bóc lột dân cày”[4]. Giai cấp tư sản “có một bộ phận đã ra mặt phản cách mạng” một bộ phận khác “kiếm cách thỏa hiệp với đế quốc” một bộ phận “ra mặt chống đế quốc” nhưng đến khi cách mạng phát triển “chúng sẽ theo phe đế quốc mà chống lại cách mạng”[5]. Trong thư này, Ban thường vụ Trung ương chủ trương: “Tiêu diệt địa chủ” “tịch ký tất cả ruộng đất của chúng nó (địa chủ) mà giao cho bần và trung nông”[6]. Nhận thức không phù hợp với thực tiễn của xã hội thuộc địa Việt Nam và không phù hợp với chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc còn kéo dài gần 5 năm cho đến Đại hội đại biểu toàn Đảng lần thứ nhất (3/1935). Từ đây cùng với sự phát triển của thực tiễn đấu tranh cách mạng, thông qua thực hành nghiêm túc nguyên tắc “tự chỉ trích” (phê bình và tự phê) với tinh thần “tự chỉ trích Bônsêvích phải có nguyên tắc có kỷ luật, theo dân chủ tập trung và phải luôn luôn đặt quyền lợi uy tín Đảng lên trên hết. Không được lợi dụng tự chỉ trích mà gây mầm bè phái chống Đảng và làm rối loạn hàng ngũ Đảng” phải thông qua tự chỉ trích để tẩy trừ: “các khuynh hướng hữu khuynh tả khuynh, lối hành động cô độc biệt phái, quan liêu hủ bại… để Đảng luôn “xứng đáng đội quân tiên phong cách mệnh, lãnh tụ chính trị của giai cấp”[7]. Ban chấp hành Trung ương có bước tiến mạnh mẽ trong tư duy lý luận cách mạng giải phóng dân tộc. Trong thư gửi các tổ chức Đảng ngày 26/7/1936, Ban Trung ương đã công khai phê phán những biểu hiện giáo điều trong phân tích đặc điểm giai cấp trong xã hội thuộc địa và cho rằng: “Ở một xứ thuộc địa như Đông Dương, trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chỉ quan tâm đến cuộc đấu tranh giai cấp có thể sẽ nẩy sinh những khó khăn để mở rộng phong trào giải phóng dân tộc”[8]. Tháng 10/1936, Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng ban hành văn bản: chung quanh vấn đề chính sách mới đã chỉ rõ: “cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa, nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa; muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng… Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân (kẻ thù) chính, nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng”.

Từ nhận thức đúng đắn về mâu thuẫn cơ bản chủ yếu trong xã hội thuộc địa, về nhiệm vụ của cách mạng thuộc địa, về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc, thực dân và chống phong kiến, mối quan hệ giữa chiến lược và sách lược, về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp… nên khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, Ban Trung ương Đảng, trong Hội nghị từ ngày 6, 7, 8 tháng 11 năm 1939 đã xác định: Toàn Đảng phải “đứng trên lập trường cách mệnh giải phóng dân tộc, sự điều hòa những cuộc đấu tranh của những giai cấp người bổn xứ đưa nó vào phong trào đấu tranh chung của dân tộc ta là nhiệm vụ cốt lõi.”. Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 đã quyết định: “cuộc cách mệnh tư sản dân quyền do Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thực hiện giải quyết: 1.Đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn phản động tay sai cho đế quốc và phản bội dân tộc. 2.Đông Dương hoàn toàn độc lập (thi hành quyền dân tộc tự quyết). 3.Lập chính phủ cộng hòa dân chủ. 4. Lập quốc dân cách mệnh quân. 5.Quốc hữu hóa những nhà băng, các cơ quan vận tải, giao thông các binh xưởng, các sản vật trên rừng, dưới biển và dưới đất. 6.Tịch ký và quốc hữu hóa tất cả các xí nghiệp của tư bản ngoại quốc và bọn đế quốc thực dân và tài sản của bọn phản bội dân tộc, nhà máy giao thợ thuyền quản lý. 7.Tịch ký và quốc hữu hóa đất ruộng của đế quốc thực dân và bọn phản bội dân tộc. Lấy đất của bọn phản bội, đất công điền, đất bỏ hoang chia cho quần chúng nông dân cày cấy. 8.Thi hành luật lao động ngày 8 giờ, 7 giờ cho các hầm mỏ. 9. Bỏ hết các thứ sưu thuế. 10.Thủ tiêu tất cả các khế ước cho vay đặt nợ. 11.Ban hành các quyền tự do dân chủ, cả quyền nghiệp đoàn phổ thông đầu phiếu, những người công dân từ 18 tuổi trở lên, bất cứ đàn ông đàn bà nòi giống nào đều được quyền bầu cử, ứng cử. 12.Phổ thông giáo dục cường bách. 13.Nam nữ bình quyền về mọi phương diện xã hội, kinh tế và chính trị. 14.Mở rộng các cuộc xã hội, y tế, cứu tế, thể thao.v.v[9].

Một điểm rất đặc sắc của quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc thời kỳ 1930-1945 là Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Trung ương Đảng ta đã sáng tạo một hình thức tổ chức độc đáo phù hợp với điều kiện lịch sử của Việt Nam đó là lập mặt trận dân tộc thống nhất để hiện thực hóa tư tưởng của V.Lênin vĩ đại: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng – Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân Việt Nam được Đảng tuyên truyền giác ngộ và được tập hợp tổ chức trong mặt trận dân tộc thống nhất nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Chín tháng sau ngày thành lập, ngày 18/11/1930, Ban thường vụ Trung ương đã ban hành chỉ thị về vấn đề thành lập Hội “Phản đế đồng minh”. Trên cơ sở phân tích sâu sắc tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc, bản chỉ thị đã nhận định: “Cuộc cách mệnh tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công (Rộng là toàn dân cùng đứng trong một mặt trận chống đế quốc và tụi phong kiến tay sai phản động, hèn hạ; Kín là đặt để công nông trong bức tranh dân tộc phản đế bao la)[10]. Bản chỉ thị cũng phê phán những biểu hiện của quan điểm hẹp hòi, “tả” khuynh trong xây dựng, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất nên “Tổ chức cách mạng vẫn đơn thuần công nông”, “Do thiếu một tổ chức thật quảng đại quần chúng hấp thụ các tầng lớp trí thức dân tộc, tư sản dân tộc, họ là tầng lớp trên hay ở vào tầng lớp giữa và cho tới cả những người địa chủ có đầu óc oán ghét đế quốc Pháp, mong muốn độc lập quốc gia để đưa tất cả những tầng lớp và cá nhân đó vào trong hàng ngũ chống đế quốc Pháp, để cần kíp động viên toàn dân nhất tề hành động.”[11].

Vào năm 1936, trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đại hội VII, quốc tế cộng sản chủ trương tập hợp mọi lực lượng dân chủ hòa bình chống chế độ phản động, chống chủ nghĩa phát xít. Nhiều nước trên thế giới đã hình thành mặt trận dân tộc rộng rãi. Ở Pháp, năm 1935, mặt trận bình dân Pháp được thành lập và giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và đứng ra thành lập chính phủ (5/1936). Thực hiện nghị quyết của quốc tế cộng sản, lợi dụng mặt trận bình dân Pháp giành thắng lợi ở Pháp, Đảng ta đã chủ trương mở rộng Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương nhằm tập hợp các giai cấp, Đảng phái, dân tộc, tổ chức chính trị, xã hội và tôn giáo khác nhau thực hiện nhiệm vụ chung là: “Mặt trận dân chúng thống nhất phản đế phải dùng đủ phương pháp mà đánh tan ách thống trị của đế quốc Pháp, chống đế quốc chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bênh vực Xô Viết liên bang”[12].

Đến Hội nghị Trung ương tháng 11/1939, tư duy lý luận về tổ chức lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng đã hoàn toàn thống nhất với tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật không phải chỉ của riêng giai cấp công nhân và nông dân mà là nhiệm vụ chung của toàn dân Việt Nam, khi Trung ương Đảng xác định: “Thống nhất lực lượng dân tộc là điều kiện cốt yếu để đánh đổ đế quốc Pháp”[13]. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 11/1940 đã đưa ra quan niệm về “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế là sự liên minh giữa các lực lượng cách mệnh phản đế không phân biệt giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, mục đích là thực hiện thống nhất hành động giữa các lực lượng ấy đặng tranh đấu tiến lên vũ trang bạo động đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật và các lực lượng phản động ngoại xâm và các lực lượng phản bội quyền lợi dân tộc làm cho Đông Dương được hoàn toàn giải phóng”[14].Tại Hội nghị này dù Trung ương đã khẳng định: “khẩu hiệu cách mệnh phản đế; cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn” nhưng lại cho rằng: “cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm trước cái làm sau”[15].

Ngày 28/1/1941, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Sau một thời gian chuẩn bị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 8 từ ngày 10 đến 19/5/1941. Hội nghị đã phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, dự báo phe phát xít nhất định thất bại, phe Đồng minh chống phát xít chắc chắn sẽ giành thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc sẽ suy yếu và phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ. Hội nghị dự đoán rằng: “Nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”[16]. Hội nghị nhận định: “Đế quốc Pháp – Nhật chẳng những áp bức các giai cấp thợ thuyền, dân cày mà chúng còn áp bức bóc lột cả các dân tộc, không chừa một hạng nào…Quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mệnh cách mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng. Pháp – Nhật ngày nay không chỉ là kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương”… Do đó: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mệnh tư sản dân quyền, cuộc cách mệnh phải giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp dân tộc giải phóng”[17]. Hội nghị khẳng định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi lại được độc lập, tự do cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.”.

Từ quan điểm chỉ đạo này, Đảng ta đã xác định tính chất của cách mạng Việt Nam giai đoạn này là cách mạng giải phóng dân tộc, đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Vì thế Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm địa tô, giảm tức”.

Hội nghị đi tới một quyết định cực kỳ quan trọng: giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước, cốt làm sao để thức tỉnh được tinh thần dân tộc của mỗi nước trên bán đảo Đông Dương. Hội nghị chủ trương thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Ở Việt Nam mặt trận này được lấy tên là: “Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt minh). Các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc được thành lập trước đây đều thống nhất lấy tên là: Hội cứu quốc”, như Hội nông dân cứu quốc, Hội công nhân cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc, Hội thanh niên cứu quốc, Hội phụ lão cứu quốc, Hội nhi đồng cứu quốc… và tất cả các Hội cứu quốc đều tham gia là thành viên của Việt minh. Đối với Lào, Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh, và đối với Campuchia thì lập Mặt trận Cao Miên độc lập đồng minh. Trên cơ sở ra đời mặt trận ở mỗi nước sẽ thành lập mặt trận chung của ba nước là Đông Dương độc lập đồng minh.

Các dân tộc trên bán đảo Đông Dương đều chịu ách thống trị của đế quốc Pháp, phát xít Nhật cho nên phải đoàn kết thống nhất lực lượng để đánh đuổi kẻ thù chung. Vấn đề dân tộc ở bán đảo Đông Dương lúc này là vấn đề tự do độc lập của mỗi dân tộc. Do đó Hội nghị Trung ương 8 khẳng định hết sức tôn trọng và thi hành đúng quyền dân tộc tự quyết đối với các dân tộc ở Đông Dương. Sau khi đánh đuổi được Pháp, Nhật thì: “các dân tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tùy theo ý muốn tổ chức thành Liên Bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành dân tộc quốc gia tùy ý”. “Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng”[18]. Sau Hội nghị Trung ương 8, ngày 19/5/1941 một Đại hội gồm đại diện các Đảng phái, các tổ chức quần chúng… tuyên bố thành lập Việt Nam độc lập Đồng minh với tuyên ngôn: “Liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào; đoàn kết chiến đấu để đánh đuổi Pháp, Nhật, giành quyền độc lập cho xứ sở. Việt Nam độc lập đồng minh lại còn hết sức giúp đỡ Ai Lao ĐLĐM và Cao Miên ĐLĐM để cùng thành lập Đông Dương ĐLĐM hay là mặt trận thống nhất dân tộc phản đế toàn Đông Dương để đánh được kẻ thù chung giành quyền độc lập cho nước nhà. Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật sẽ thành lập một Chính phủ nhân dân của Việt Nam dân chủ cộng hòa lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc. Chính phủ ấy do quốc dân đại hội cử ra”[19].

Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, và coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và của nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Hội nghị đã xác định bốn điều kiện cho khởi nghĩa vũ trang thắng lợi và xác định sáu nhiệm vụ phải thực hiện để củng cố, tăng cường, phát triển mở rộng lực lượng cách mạng trong cả nước đủ sức để thực hiện và củng cố thắng lợi của cuộc khởi nghĩa vũ trang[20].

Hội nghị Trung ương 8 đã phát triển sáng tạo phương thức khởi nghĩa vũ trang cách mạng khi đề ra chủ trương tiến hành khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng địa phương mở đường tiến lên tổng khởi nghĩa.Hội nghị Trung ương 8 đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Đảng làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đảng là người lãnh đạo người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đến Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) Đảng ta đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng được nêu ra từ Hội nghị Trung ương 6 tháng 11/1939. Đó là sự chuyển hướng chiến lược tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong sang thực hiện chiến lược giải phóng dân tộc, chỉ tập trung lực lượng toàn dân tộc giải quyết cho được một vấn đề cấp bách và quan trọng hàng đầu là đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp-Nhật, giành độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc. Từ xác định đúng mâu thuẫn cơ bản chủ yếu, đến chỉ rõ kẻ thù chủ yếu là đế quốc Pháp – Nhật, Hội nghị đã xác định rõ tính chất của cuộc cách mạng là cách mạng giải phóng dân tộc, lực lượng tiến hành cuộc cách mạng này là toàn dân Việt Nam bao gồm mọi tầng lớp, mọi tổ chức chính trị, mọi giai cấp, mọi tôn giáo, dân tộc, mọi lứa tuổi được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất phản đế với tên gọi Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng Minh. Đảng Cộng sản Đông Dương là thành viên của Việt Minh và là hạt nhân chính trị lãnh đạo Việt Minh. Hội nghị Trung ương 8 đã quyết định phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc là khởi nghĩa vũ trang, từ khởi nghĩa vũ trang từng phần. Giành chính quyền ở từng địa phương chuẩn bị lực lượng đón thời cơ tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) là sự khẳng định kế thừa, tiếp thu và phát triển sáng tạo tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh” (1927) và cương lĩnh cách mạng đầu tiên (chánh cương vắn tắt sách lược vắn tắt, chương trình vắn tắt) của Đảng do chính Người dự thảo và được Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 thông qua.

Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8 là sự khẳng định bước trưởng thành vượt bậc của Đảng ta trong lãnh đạo chính trị, trong đổi mới tư duy về xây dựng đường lối cứu nước, trong việc mài sắc vũ khí tự chỉ trích Bônsêvích để vượt qua bệnh ấu trĩ “tả” khuynh, bệnh giáo điều dập khuôn máy móc…

Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) là ngọn đèn pha soi sáng, là ngọn cờ dẫn đường chỉ lối cho toàn dân ta giành thắng lợi vĩ đại trong cách mạng tháng 8/1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.

--------------------------------

[1] Hồ Chí Minh toàn tập. NXB chính trị quốc gia Hà Nội.2009. Tập 8. Trang 562

[2] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 90

[3] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 90

[4] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 235

[5] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 236

[6] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 299

[7] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 567

[8] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 74

[9] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 544-545

[10] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 231

[11] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 232

[12] Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2000. Tập 6. Trang 21

[13] Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2000. Tập 6. Trang 544

[14] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 77

[15] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 68

[16] Lịch sử cách mạng tháng 8 -1945. NXB chính trị quốc gia.Hà Nội.1995. Trang 38-40

[17] Lịch sử cách mạng tháng 8 -1945. NXB chính trị quốc gia.Hà Nội.1995. Trang 38-40

[18] Lịch sử Cách mạng Tháng 8.1945. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 1995. Trang 41, 42

[19] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 466-467

[20] Cách mạng tháng 8.1945. NXB chính trị quốc gia.Hà Nội 1995. Trang 42-43

PGS.TS Đào Duy Quát, Nguyên Phó Trưởng ban thường trực
Ban Tư tưởng – Văn hóa TW

Video liên quan

Chủ đề