Lark Work Together có lừa đảo không

 

Lark Work Together có lừa đảo không

Ảnh minh họa (nguồn: Báo Lao Động)

Một thông tin mình vừa có được từ ICTnews mà người dân nên cần hết sức cảnh giác: Đã xuất hiện các đối tượng lừa đảo dùng nhiều chiêu thức, dụ dỗ người dùng tải ứng dụng, để like, thả tim, follow, tăng tương tác cho các bài post để kiếm tiền.

Thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo, tội phạm công nghệ cao liên tục thực hiện các thủ đoạn lừa đảo tinh vi, hướng đến nhiều người dùng Internet chưa có nhiều kinh nghiệm.

Lark Work Together có lừa đảo không

Ảnh minh họa (nguồn: Thanh Niên)

Trong một cảnh báo vừa gửi đi, Công ty chứng khoán SSI cho biết thời gian gần đây xuất hiện hình thức lừa đảo mới với phương thức mạo danh nhân viên / Bộ phận tuyển dụng của công ty SSI để yêu cầu tải ứng dụng kiếm tiền.

Theo đó, các đối tượng lừa đảo dụ dỗ người dùng tải ứng dụng mang tên DingTalk để like, thả tim, follow, tăng tương tác cho các bài post của công ty trên ứng dụng này để kiếm tiền.

Lark Work Together có lừa đảo không

SSI lên tiếng cảnh báo người dùng về thủ đoạn lừa đảo này (nguồn: SSI)

Trong thông tin cảnh báo gửi tới nhiều khách hàng, phía SSI cho hay công ty không yêu cầu hoặc tuyển dụng nhân viên tải bất kỳ ứng dụng nào để tăng like, bình luận, tương tác trên bất kỳ nền tảng mạng xã hội.  Đồng thời, khuyến cáo khách hàng không tải/cài đặt ứng dụng và cung cấp thông tin cho các đối tượng lừa đảo.

Các hình thức lừa đảo trên Internet đang ngày càng nở rộ với những hình thức tinh vi hơn, chủ yếu đánh vào ham muốn kiếm tiền và sự nhẹ dạ của người dùng.

Lark Work Together có lừa đảo không

Ảnh minh họa (nguồn: Vietnamnet)

Mới đây, Momo cũng đã vừa phát đi cảnh báo đến người dùng về các chiêu thức mạo danh, lừa đảo mới. Theo cảnh báo này, các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn mạo danh ví MoMo (tên hiển thị email với domain là …@gmail.com) để gửi cho khách hàng với tiêu đề "Hỗ trợ mùa dịch - Cùng nhau vượt qua Covid" trị giá 1 triệu đồng và yêu cầu người dùng để nhận được tiền hỗ trợ cần bấm vào đường link lạ. 

Ngoài ra, đối tượng lừa đảo cũng giả danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để hỗ trợ giải quyết sự cố. Sau đó, kẻ xấu yêu cầu khách hàng nhắn tin theo một số cú pháp để chiếm thông tin, quyền điều khiển nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Lark Work Together có lừa đảo không

Ảnh minh họa (nguồn: Báo Công an Nhân Dân)

Trên thực tế, các hình thức lừa đảo nói trên không mới nhưng ngày càng có diễn biến phức tạp, khi kẻ xấu tiếp tục lợi dụng tình hình dịch bệnh căng thẳng khiến nhiều người gặp khó khăn về tài chính.

Mục tiêu của các đối tượng lừa đảo là lợi dụng sự cả tin của người dùng để đánh cắp thông tin gồm mật khẩu và mã xác thực (OTP) nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Ngoài ra, với các thông tin cá nhân chiếm đoạt được, các đối tượng lừa đảo có thể dùng để vay tiền tại các tổ chức và các ứng dụng khác, khi đó người dùng sẽ phải “gánh” khoản nợ của các đối tượng này.

Bạn đã gặp phải chiêu thức lừa đảo này chưa?

Hãy chia sẻ thông tin này đến bạn bè và người thân để tránh trường hợp tương tự nhé. Hiện tại Thế Giới Di Động kinh doanh nhiều mẫu điện thoại màn hình lớn, giá tốt, cho phép bạn xem được nhiều tin tức hữu ích, lướt web giải trí thả ga cả ngày. Click vào nút cam bên dưới để xem chi tiết nhé!

 

Ứng dụng Lark do công ty Bytedance, cha đẻ của TikTok, vừa được tung ra thị trường Đông Nam Á bao gồm Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập tại nhà - "work from home" – bùng nổ do đại dịch Covid-19.

Lark được phát hành hoàn toàn miễn phí trên toàn khu vực Đông Nam Á, bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Đây là một nền tảng tập hợp nhiều công cụ làm việc thiết yếu, bao gồm nhắn tin (Messenger), Tài liệu trực tuyến và Trang tính (Docs và Sheets), Lưu trữ đám mây, Lịch và Hội nghị truyền hình (Video conference).

Lark Work Together có lừa đảo không

Lark tuyên bố đã được UNESCO công nhận là một nền tảng có thể giúp tạo điều kiện cho học sinh – sinh viên, phụ huynh và giáo viên cùng học tập và tương tác xã hội trong thời gian nhà trường tạm đóng cửa.

Phiên bản miễn phí của Lark bao gồm các cuộc gọi video không giới hạn (với tính năng chia sẻ màn hình nâng cao), 200GB dung lượng lưu trữ đám mây, tài liệu và trang tính cộng tác trực tuyến (Docs và Sheets), lịch biểu, trình nhắn tin, tích hợp không giới hạn ứng dụng của bên thứ ba với quy trình phê duyệt/ tham dự có thể tùy chỉnh.

Các tính năng này đều được đồng bộ hóa trên cùng một ứng dụng, giúp người dùng không phải xử lý riêng lẻ trên từng ứng dụng khác nhau để hoàn thành công việc. Lark còn các tính năng đáng chú ý khác như: kiểm tra lịch trình của các thành viên trong nhóm ngay trong cuộc trò chuyện, khởi chạy cuộc gọi video ngay từ một sự kiện trên lịch và cùng chỉnh sửa tài liệu trong các cuộc gọi video.

Lark Work Together có lừa đảo không

Ngoài ra, Lark cũng vừa ra mắt tính năng phát trực tiếp (live-streaming) nhằm mở ra nhiều khả năng hợp tác trực tuyến hơn. Các cuộc họp video có thể được phát trực tiếp và cho phép hàng triệu người tham gia. Đây là tính năng hữu ích cho các cuộc họp quy mô lớn, trong các tình huống như giám đốc điều hành cấp ao trình bày bài phát biểu trước toàn bộ nhân viên trên khắp thế giới hoặc giáo viên giảng bài cho học sinh từ xa.

Tính năng nhắn tin Messenger của Lark cho phép người dùng tạo các nhóm trò chuyện tối đa lên tới 5.000 thành viên. Các tính năng như trả lời biểu tượng cảm xúc, hội thoại theo chuỗi và thông báo đã đọc đảm bảo các thành viên trong nhóm có thể nhận được phản hồi tức thì về công việc của họ và duy trì đồng bộ mọi lúc mọi nơi.

Lark Work Together có lừa đảo không

Người dùng cũng có thể khởi chạy các cuộc gọi video/âm thanh, kiểm tra lịch trình của các thành viên trong nhóm, gửi tất cả tài liệu mà không cần rời khỏi Messenger. Tất cả lịch sử trò chuyện đều có thể tìm kiếm. Lark Messenger còn cho phép người dùng tự động dịch tin nhắn bằng hơn 100 ngôn ngữ, hữu ích cho các đội nhóm làm việc đa quốc gia.

Tính năng cuộc gọi video call Lark Video Conferences không giới hạn thời gian, có thể chia sẻ màn hình cá nhân hoặc chia sẻ file văn bản Lark Doc (từ máy tính để bàn hoặc từ thiết bị di động) và cùng chỉnh sửa Lark Doc trong khi đang gọi video. Một cuộc gọi video có thể được khởi chạy từ phần lịch biểu hoặc khi đang chat và người dùng có thể tham gia từ thiết bị bất kỳ. Lark Video Conferences cũng hỗ trợ mời người tham gia từ bên ngoài.

Lark Work Together có lừa đảo không

Trên Lark Docs, người dùng có thể cùng chỉnh sửa tài liệu trực tuyến với đồng nghiệp của mình ngay cả trong các cuộc gọi video, tất cả các thay đổi được lưu trữ trên đám mây trong Lark Drive (200GB dung lượng lưu trữ đám mây có trong phiên bản miễn phí của Lark). Lark Docs hỗ trợ chèn nội dung đa phương tiện phong phú, bao gồm hình ảnh, video, biểu đồ và thậm chí cả các cuộc trò chuyện và thăm dò ý kiến nhóm. Sử dụng tính năng Bình luận, người dùng có thể trao đổi ý kiến tại các mục cụ thể của Lark Doc hoặc các ô cụ thể của Lark Sheets. Trên Lark Docs, bạn có thể xem và quản lý các quyền chia sẻ tài liệu, đảm bảo việc bảo mật thông tin.

Cuối cùng, chức năng lịch của Lark cho phép người dùng hiển thị nhiều loại lịch và kiểm tra lịch trình của đồng nghiệp cùng một lúc. Ngoài việc mời các các nhân viên riêng lẻ vào cùng một cuộc họp, người dùng cũng có thể mời toàn bộ các nhóm trò chuyện bằng cách thêm tên nhóm vào danh sách khách. Từ bất kỳ sự kiện lịch nào, người dùng có thể khởi chạy một nhóm trò chuyện (trong Lark Messenger) và tài liệu chương trình nghị sự (trong Lark Docs), để cuộc trò chuyện có thể bắt đầu ngay cả trước cuộc họp và mọi người đều có thể vào cùng một nơi.

Lark Work Together có lừa đảo không

Lark hiện có sẵn trên iOS, Android và hỗ trợ cả Windows và Mac. Bộ phần mềm này bao gồm Lark Messenger, Lark Docs, Lark Calendar, Lark Video Conferences, cũng như Lark Workplace có thể tích hợp các ứng dụng của bên thứ ba. Bạn đọc có thể truy cập www.larksuite.com để bắt đầu sử dụng Lark miễn phí.

Thành Đạt