Lỗi không thể cài đặt win bằng máy năm 2024

Lỗi này có nghĩa là PC không thể kết nối với máy chủ Windows Update. Nếu bạn đang sử dụng kết nối VPN để kết nối với mạng cơ quan, hãy ngắt kết nối khỏi mạng đó và tắt phần mềm VPN (nếu có) rồi thử nâng cấp lại.

Lỗi này cũng có nghĩa là không đủ dung lượng trống trong phân vùng Dành riêng cho Hệ thống. Bạn có thể khắc phục sự cố này bằng cách sử dụng phần mềm của bên thứ ba để tăng dung lượng của phân vùng System Reserved.

Lỗi: Chúng tôi không thể hoàn tất cập nhật. Đang hủy các thay đổi. Đừng tắt máy tính của bạn.

Lỗi: Cấu hình Windows Update không thành công. Đang khôi phục các thay đổi.

Đây là các lỗi chung có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khi bản cập nhật của Windows không hoạt động. Bạn cần xác định mã lỗi cụ thể để tìm ra cách tốt nhất để xử lý sự cố này.

Bạn có thể tìm mã lỗi cho bản cập nhật không thành công bằng cách xem lịch sử cập nhật. Tìm bản cập nhật chưa được cài đặt, ghi lại mã lỗi rồi liên hệ với Bộ phận hỗ trợ Microsoft.

Để xem lịch sử cập nhật của bạn trong Windows 8.1:

  • Mở Windows Update bằng cách trượt nhanh vào từ cạnh phải của màn hình (hoặc nếu bạn đang dùng chuột, hãy trỏ tới góc dưới bên phải của màn hình và di chuyển con trỏ chuột lên), chọn Cài đặt > Thay đổi cài đặt PC > Cập nhật và khôi phục > Xem lịch sử cập nhật của bạn.

Để xem lịch sử cập nhật của bạn trong Windows 7:

  • Chọn nút Bắt đầu . Trong hộp tìm kiếm, nhập Cập nhật, sau đó trong danh sách kết quả, chọn Windows Update > Xem lịch sử cập nhật. Lỗi: Bản cập nhật này không áp dụng cho máy tính của bạn. Lỗi này có nghĩa là PC của bạn chưa cài đặt bản cập nhật bắt buộc. Hãy kiểm tra để đảm bảo tất cả các bản cập nhật quan trọng đều đã được cài đặt trên PC của bạn trước khi thử nâng cấp.

0x80070070 – 0x50011

0x80070070 – 0x50012

0x80070070 – 0x60000

Mã này có thể cho biết rằng PC của bạn không có đủ dung lượng để cài đặt bản nâng cấp. Hãy giải phóng một ít dung lượng trên ổ đĩa và thử lại.

Để theo dõi và tham khảo một số bài viết khác của chúng tôi về windows vui lòng truy cập tại đây. Cám ơn các bạn đã theo dõi.

Một lỗi mà mình thấy nhiều người gặp phải hiện nay đó là khi cài Windows thì xuất hiện thông báo không thể Format được phân vùng ổ cứng muốn cài. Lỗi này chính là "Failed to format the selected partition".[ error: 0x8004242d]. Nó xuất hiện khi bạn cài Windows 7, 8 hay các phiên bản mới hơn, vậy nguyên nhân nào dẫn đến lỗi như vậy? Qua bài viết dưới đây, S24h sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách khắc phục lỗi laptop không cài được Win, laptop không cho format.

Lỗi không thể cài đặt win bằng máy năm 2024

Một khi đã bị lỗi này thì khi cài Windows thì bạn sẽ gặp một thông báo như sau:

Lỗi không thể cài đặt win bằng máy năm 2024

Thông báo trên có nội dung như sau “Windows cannot be installed to this disk . The selected disk has an MBR partition table . On EFI systems, Windows can only be installed to GPT disks” dịch sang Tiếng Việt tức là: “Windows không thể được cài đặt vào ổ đĩa cứng này. Phân vùng bạn vừa chọn là MBR. Trên các hệ thống EFI, Windows chỉ có thể được cài đặt vào đĩa cứng ở chuẩn GPT.”

Vậy là nguyên nhân đã rõ, máy tính của bạn đang ở chuẩn UEFI và ổ cứng có định dạng GPT, mà bạn lại cài theo chuẩn cũ là Lagacy – MBR nên mới xảy ra tình trạng trên. Với chuẩn chuẩn UEFI và ổ cứng định dạng GPT bạn không thể Format là cài Win theo cách thông thường được.

Khắc phục lỗi không cài được Windows

Để sửa lỗi này thì chúng ta có rất nhiều cách nhưng đa phần là hơi khó khăn cho những bạn ít am hiểu về máy tính. Vì phải vào BIOS để thiết lập lại. Nhưng khổ nỗi nỗi mỗi dòng máy tính lại có giao diện BIOS khác nhau nên mình không thể hướng dẫn cụ thể được. Chính vì thế mà mình sẽ hướng dẫn cho các bạn 3 cách sau đây để bạn tham khảo.

Cách 1: Thiết lập lại BIOS

Các bạn chỉ cần vào BIOS của máy tính và tắt chế độ UEFI và Convert ổ cứng của bạn về định dạng MBR là có thể cài đặt như bình thường.

Cách 2: Tạo Usb cài đặt máy tính theo chuẩn UEFI – GPT

Khác với cách trên, có một phương án đơn giản hơn cho các bạn đó là hãy tạo ra một chiếc USB theo đúng chuẩn mà máy tính của bạn đang sử dụng.

Cách 3: Xóa phân vùng và convert GPT sang MBR

Lưu ý: Bạn lưu ý là với cách làm này tất cả dữ liệu sẽ bị xóa, bạn nên lưu dữ liệu ra nơi an toàn trước khi thực hiện hoặc chọn cách khác.

Cách này là chúng ta sẽ xóa hết dữ liệu ổ cứng và chuyển đổi định dạng ổ cứng từ GPT sang MBR nhanh chóng ngay tại giao diện cài win. Để làm được điều này bạn làm như sau:

Bạn cứ tiến hành cài đặt như hình thường, sau đó đến bước nhập key thì bạn nhấn tổ hợp phím Shift + F10 (một số máy không được thì nhấn Shift + Fn + F10 nhé) để mở cửa sổ cmd.

Lỗi không thể cài đặt win bằng máy năm 2024

Bạn hãy nhập các lệnh lần lượt như hướng dẫn sau đây:

Nhập lệnh diskpart nhấn Enter.

Nhập lệnh list disk để xem có đúng là ổ cứng của bạn đang ở chuẩn GPT không? Nếu có dấu * ở cột GPT tức là máy tính bạn đang ở định dạng GPT.

Lỗi không thể cài đặt win bằng máy năm 2024

Các bạn nên chú ý chọn đúng ổ cứng mà mình muốn chuyển đổi định dạng. Do ở đây máy tính mình chỉ có một ổ cứng nên trong danh sách ổ đĩa chỉ có Disk 0.

Bạn nhập lệnh select disk 0 và nhấn Enter.

Lỗi không thể cài đặt win bằng máy năm 2024

Các bạn nhập tiếp một số lệnh như sau:

Nhập lệnh clean và nhấn Enter.

Nhập tiếp convert MBR và nhấn Enter.

Nhập lệnh exit để thoát.

Lỗi không thể cài đặt win bằng máy năm 2024

OK, giờ thì bạn có thể tiếp tục quá trình cài đặt Windows của mình rồi, bạn có thể chuyển đổi qua lại GPT > MBR và ngược lại.

Cuối cùng nhấn vào biểu tượng Save để lưu lại.

Như vậy là mình đã hướng dẫn chi tiết cho các bạn 3 cách để khắc phục lỗi Windows không cho format và bạn không thể cài Win lên máy tính. Theo kỹ thuật viên của S24h, bạn nên chuyển sang chuẩn UEFI – GPT để sử dụng vì nó hoạt động nhanh và bảo mật hơn chuẩn cũ rất nhiều.