Lỗi ko khai báo đc máy chấm công

Máy chấm công là thiết bị hỗ trợ giúp các công ty doanh nghiệp quản lý nhân sự, kiểm soát giờ giấc của các nhân viên một cách nhanh chóng, khách quan nhất. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng máy chấm công chính hãng thay thế các thủ tục giấy tờ rườm rà, phức tạp. Bên cạnh đó máy chấm công còn hỗ trợ việc tính lương, thưởng.

Khi sử dụng máy chấm công thường gặp một số lỗi phổ biến sau. Các nhà quản lý nhân sự nên tham khảo để có hướng giải quyết tốt nhất khi sự cố xảy ra.

Lỗi ko khai báo đc máy chấm công

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy chấm công:

1. Máy chấm công vân tay bị lỗi – Lỗi không nhận dạng vân tay

Nguyên nhân chính là do vị trí đặt vân tay lúc đăng ký vân tay và vị trí đặt vân tay lúc chấm công khác nhau nhiều. Giải pháp: đặt lại vân tay cho thẳng, tiếp xúc đều trên bề mặt mắt nhận. Nếu vẫn không được thì đăng ký lại vân tay đó với yêu cầu lúc đăng ký, vân tay phải được đặt thẳng, ngay ngắn trên mắt nhận của máy chấm công Ronald Jack.

Lỗi ko khai báo đc máy chấm công

2. Lỗi kết nối máy chấm công Ronald Jack với máy tính

Khi gặp lỗi kết nối máy chấm công Ronald Jack, bạn cần kiểm tra địa chỉ IP của thiết bị. Bởi thiết bị và máy tính phải cùng lớp địa chỉ IP và được khai báo trên phần mềm. Nếu địa chỉ IP không khớp thì bạn không kết nối được máy chấm công với máy tính.

Ví dụ: Địa chỉ IP máy tính kết nối phần mềm 192.168.1.88 thì cài đặt địa chỉ IP máy chấm công 192.168.1.201 (địa chỉ IP này chưa có ai sử dụng). Mở cửa sổ lệnh run (phím tắt: logo window + R), gõ vào dòng lệnh ping 192.168.1.201 (địa chỉ IP thiết bị). Đường truyền tốt sẽ không hiện ra dòng chữ “reply from 192.168.1.201……….” Nếu hiện ra dòng “Request time out” thì có nghĩa là đường truyền kết nối máy tính với thiết bị bị gián đoạn. Kiểm tra hệ thống dây cáp mạng từ PC đến thiết bị và switch (nếu có).

3. Phần mềm tính công không tính công cho nhân viên đi làm

Kiểm tra dữ liệu thô, nếu không có dữ liệu chấm công thì có nghĩa nhân viên đó không chấm công. Nếu dữ liệu thô có ghi nhận dữ liệu chấm công thì kiểm tra lại ca làm việc của nhân viên, khoảng thời gian bắt đầu và cho phép chấm công, các điều kiện đi sớm, về muộn, điều kiện bị coi là vắng mặt trong phần quy định máy chấm công. Đảm bảo nhân viên đi làm đúng ca, không vi phạm các quy định bị coi là vắng mặt.

Tìm hiểu thêm: Máy chấm công Ronald Jack

4. Lỗi trên máy chấm công Ronald Jack – Máy chấm công bị sai giờ

Để khắc phục lỗ Máy chấm công bị sai giờ, bạn có thể trực tiếp chỉnh lại giờ trên máy chấm công bằng việc sử dụng phím bấm trên máy để để cài đặt lại ngày giờ. Hoặc chỉnh lại thời gian nhờ phầm mềm chấm công trên máy tính. Mở phần mềm chấm công => Vào menu máy chấm công => Kết nối với máy chấm công => Thông tin máy chấm công => Đồng bộ thời gian.

Khi chúng ta cài đặt, trong quá trình thường xảy ra những lỗi nhỏ, tự ta có thể xử lý khắc phục mà không cần chờ đợi nhân viên kỹ thuật đến hỗ trợ, một số lỗi thường xuyên xảy ra trong quá trình sử dụng phần mềm.

Video hướng dẫn sửa lỗi kết nối máy chấm công với phần mềm chấm công

Phần mềm chấm công được tạo ra do con người, được cài đặt trên các môi trường windown, SOS, dưới tác động trực tiếp của con người với những thao tác đơn giản nhập, chuyển nhân viên và gián tiếp kiểm tra mọi thông tin do máy xử lý nguồn dữ liệu.

Những cách khắc phục cách xử lý khi phần mềm chấm công bị lỗi

1) Báo cáo không có dữ liệu

Rất nhiều trường hợp gọi điện đến thường xuyên báo lỗi ‘tại sao in báo cáo không có dữ liệu’. Cách sử lý trường hợp này như thế nào? \=> Cách khắc phục Khi gặp trường hợp in báo cáo mà không có dữ liệu, ngay lập tức kiểm tra lại bạn tải dữ liệu chấm công về máy tính chưa. Ngược lại thực hiện thao tác: Kết nối MCC -> Chọn kết nối -> Download dữ liệu chấm công -> Tải về máy tính. In báo cáo kiểm tra kết quả, nếu chưa được. Kiểm tra lịch trình cho nhân viên chưa: Lịch nhân viên -> Chọn đúng ca làm việc cho từng người, từng phòng ban và Lưu sắp xếp lịch trình cho nhân viên. \=>Chú ý:

  • Kiểm tra dữ liệu từ máy chấm công đã chuyển vào phần mềm chưa.
  • Cần chọn chính xác thời gian bạn muốn tính công, tính lương cho từng nhân viên.
  • Kiểm tra địa chỉ IP trên máy chấm công, địa chỉ máy tính được cài đặt phần mềm chấm công.
  • Kiểm tra internet, nguồn, dây kết nối máy chấm công.
  • Kiểm tra khai báo ca, lịch trình ca, đảm bảo chắc chắn phần mềm chấm công đã tính đúng ca làm việc của nhân viên.
  • Kiểm tra lại đăng ký lịch trình ca làm việc đã được đăng ký cho nhân viên hay chưa, đảm bảo lịch trình ca làm việc đã được đăng ký cho nhân viên muốn xuất báo cáo.

2) Lỗi không kết nối được với máy chấm công với máy tính.

– Do dây mạng: Xem địa chỉ IP của máy chấm công \=> Bằng cách vào Start -> Run -> Gõ ping “ địa chỉ IP của máy chấm công” –t – Sai địa chỉ IP: Thông thường trước khi cài đặt máy chấm công để chế độ địa chỉ IP tĩnh, IP động, hệ thống mạng không ổn định thường xuyên nhảy địa chỉ IP khi chúng ta đặt chế độ IP động. Kiểm tra và thay đổi địa chỉ IP xem đúng chưa. – Chưa đăng ký máy chấm công \=> Từ menu máy chấm công> đăng ký máy chấm công Chú ý: + Loại kết nối: chọn TCP/IP + Số máy (ID) : chọn theo ID máy chấm công ( VD : 1 , ,2 , 3 ….) + Địa chỉ IP : nhập địa chỉ IP của máy chấm công ( VD : 192.168.1.201 ) + Số seri : khi nhấn kết nối , số seri sẽ tự hiện ra + Nhập vào số đăng kí được cung cấp khi mua máy chấm công + Nhấn ĐĂNG KÍ + Hoàn thành bước Đăng kí máy chấm công

3) Lỗi chấm công không nhận dấu vân tay, thẻ từ

– Kiểm tra xem thông tin trên máy chấm công có hiển thị người dùng không. – Do máy chấm công sử dụng lâu không nhận dạng dấu vân tay, cần thay đầu đọc.

  1. Lỗi do trước khi cài đặt phần mềm.

Do quá trình cập nhật bản phần mềm chấm công miễn phí nên NETFRAMEWORK tương ứng. Tải lại dotNetFx40_Full_x86_x64.exe.

Những thông tin trên giúp ích mọi người cách xử lý khi phần mềm chấm công có hiện tượng lạ so với bình thường, có phương pháp xử lý vấn đề nhanh gọn nhất.

Tại sao máy chấm công không nhận vân tay?

Vân tay bị khô: Nếu vân tay quá khô hoặc bị nứt, máy chấm công sẽ không đọc được dấu vân tay. Điều này có thể xảy ra khi người dùng sử dụng thuốc tẩy da hay tiếp xúc với các chất hoá học khác. Vân tay bị ẩm: Nếu vân tay quá ẩm hoặc bị mồ hôi, máy chấm công có thể không đọc được dấu vân tay.