Lối sống không lành mạnh là gì năm 2024

Đây là lời cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ủy ban Kinh tế xã hội châu Á -Thái Bình Dương (ESCAP) trong báo cáo mới công bố.

Theo báo cáo trên, các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, huyết áp, béo phì và tiểu đường bắt nguồn từ thói quen không tập thể dục, chế độ ăn uống không khoa học, hút thuốc, uống rượu, sinh hoạt tùy tiện và không điều độ. Trong tổng số 58 triệu người tử vong trong năm 2005 trên toàn cầu, có tới 35 triệu người chết do các bệnh mãn tính không lây nhiễm. Số người tử vong vì các bệnh do lối sống chiếm tới 70% tổng số trường hợp tử vong ở Trung Quốc, Iran và Brunây, 60% ở Inđônêxia và 50% ở Ấn Độ, Pakixtan, Băngla Đét và Butan.

WHO và ESCAP kêu gọi các nước châu Á-Thái Bình Dương điều chỉnh ngân sách y tế theo hướng tăng ngân sách phòng ngừa, đặc biệt trong bối cảnh chi phí dành cho y tế ở các nước đang phát triển còn thấp. Các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Liên bang Nga có thể tiết kiệm được nhiều tỷ USD trong 10 năm tới nếu tăng đầu tư phòng ngừa các bệnh bắt nguồn từ lối sống.

WHO và ESCAP cũng hoan nghênh nhiều nước châu Á như Việt Nam, Philíppin và Inđônêxia đã đi đầu trong các nước đang phát triển trong sáng kiến "Khuôn khổ bậc thang" của WHO. Sáng kiến này đánh giá chất lượng bữa ăn của nhân dân, mức tiêu thụ thuốc lá, rượu, thời gian tập thể dục và thực hiện các chương trình thay đổi lối sống không lành mạnh.

Một sai lầm phổ biến mà nhiều người trên 50 tuổi mắc phải là không nhận ra việc uống quá nhiều rượu có hại cho sức khỏe. Uống rượu có thể làm trầm trọng thêm bất kỳ vấn đề sức khỏe nào đã có từ trước. Điều này cũng có thể nguy hiểm nếu tương tác với một số loại thuốc.

Hơn nữa, người lớn tuổi bị ảnh hưởng của rượu nhiều hơn những người khác. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị gãy xương, té ngã và các tai nạn khác.

Không tập luyện

Không đưa việc rèn luyện sức mạnh vào thói quen của bản thân là một trong những sai lầm tồi tệ về sức khỏe sau tuổi 50. Tập luyện sức mạnh có thể tránh những chấn thương như té ngã, gãy xương hông. Việc giảm tỉ lệ tử vong cũng liên quan đến rèn luyện sức mạnh và xây dựng khối lượng cơ bắp hoặc ít nhất là duy trì khối lượng cơ bắp mà họ có.

Không bổ sung đủ chất xơ

Những thay đổi về cấu trúc trong ruột già khiến người lớn tuổi dễ bị táo bón hơn. Không hoạt động thể chất đầy đủ, không uống đủ nước và không áp dụng chế độ ăn nhiều chất xơ cũng có thể dẫn đến táo bón.

Việc ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau, trái cây và ngũ cốc là điều không thể thiếu. Hạn chế các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ và đồ ngọt.

Ăn quá nhiều thực phẩm dễ gây viêm

Ăn quá nhiều thực phẩm gây viêm như như bánh ngọt, bánh quy và khoai tây chiên có thể làm tăng tốc độ lão hóa não, dẫn đến chứng mất trí nhớ. Áp dụng chế độ ăn chống viêm có chứa nhiều đậu, rau, trái cây và cà phê hoặc trà sẽ giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Không ra ngoài giao tiếp xã hội

Sự cô lập xã hội và cảm giác cô đơn là những rủi ro sức khỏe cộng đồng lớn đang ảnh hưởng đến nhiều người. Cảm thấy cô đơn và bị cô lập về mặt xã hội có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Một buổi họp mặt với gia đình hoặc bạn bè có thể là gợi ý tốt, đặc biệt là khi bạn già đi.

Thông tin từ Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), mới đây bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị bệnh nhân N.B.M. (16 tuổi, trú tại TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương) nhập viện trong tình trạng nôn ra máu, tụt huyết áp và được chẩn đoán sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng.

Ngay sau khi vào viện, bệnh nhân được thăm khám và thực hiện cận lâm sàng, kết quả cho thấy ổ loét 1,5cm nằm ở mặt sau hang vị dạ dày, xâm lấn động mạch vị tá tràng và mặt trước tụy gây chảy máu. Đánh giá tình trạng bệnh nhân nguy kịch, các bác sĩ đã quyết định cắt bỏ một phần dạ dày nhằm mục đích kiểm soát ổ chảy máu.

Theo lời kể của mẹ bệnh nhân, M. thường có thói quen ăn uống không điều độ, bỏ bữa thường xuyên, hay thức khuya để học bài. Thỉnh thoảng M. cho biết có triệu chứng đau vùng bụng nhưng chỉ thoáng qua nên gia đình không chú ý. Khoảng 1 tháng trở lại đây, các cơn đau trở nên nặng hơn và kéo dài nên gia đình mới đưa em đi thăm khám.

BS Mai Hóa - Trưởng khoa Ngoại tổng quát (Bệnh viện TP Thủ Đức) cho biết: Loét dạ dày – hành tá tràng nếu không được chẩn đoán, xử trí sớm sẽ dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh như chảy máu tiêu hóa, thủng gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng, nhiễm độc. Đáng quan ngại hơn khi hiện nay, loét hành tá tràng đang có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh do stress, áp lực học tập và lao động, thói quen thức khuya, ăn uống thiếu khoa học như ăn không đúng giờ, ăn nhiều đồ chua, cay… gây nên các ổ viêm loét dạ dày – tá tràng biến chứng rất nguy hiểm.

Bên cạnh viêm loét dạ dày – tá tràng, những năm trở lại đây, các bệnh viện trong cả nước đã ghi nhận tình trạng trẻ hóa của hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, béo phì, đái tháo đường, các bệnh tim mạch, ung thư… và một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do lối sống thiếu khoa học.

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đột quỵ tại nước ta, do Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) phối hợp 10 trung tâm đột quỵ trên toàn quốc thực hiện với 2.310 người bệnh đã cho thấy những con số đáng báo động. Theo đó, độ tuổi trung bình người dân Việt Nam hiện nay bị đột quỵ khoảng 65 tuổi, trong đó độ tuổi dưới 45 chiếm 7,2%, thậm chí có những trường hợp chỉ trên dưới 20 tuổi.

Thống kê từ Viện Tim mạch Việt Nam cũng cho thấy, số ca bệnh tim mạch đang gia tăng trung bình mỗi năm khoảng từ 10-20% và ngày càng trẻ hóa. Đồng thời, người dưới 40 tuổi bị tăng huyết áp hiện nay chiếm tới 20% và ngày càng trẻ hóa.

Thực tế đã ghi nhận những trường hợp 30-40 tuổi, thậm chí mới chỉ 27-28 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim. Nhiều trẻ nhỏ đã bị béo phì và đái tháo đường, có trẻ bị đái tháo đường tuyp 2 - bệnh mà trước đây chỉ có ở người già.

Bệnh viện Quân y 103 đã tiếp nhận và điều trị trường hợp bệnh nhân sinh năm 2001 bị đột quỵ não do thức 3 ngày liên tục để chơi game online. Trong khi đó, tại Bệnh viện đa khoa Medlatec ghi nhận trường hợp bệnh nhân P.N.K. (40 tuổi, Hà Nội) được các bác sĩ chẩn đoán xác định mắc ung thư phổi. Được biết, bệnh nhân K. có thói quen hút thuốc lá mỗi ngày 1 bao trong 20 năm và nghiện game.

GS.TS Nguyễn Lân Việt - Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam nhấn mạnh, thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lối sống ít vận động kèm theo chế độ thực phẩm, ăn uống không hợp lý, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh... dẫn tới béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường và cuối cùng là các bệnh tim mạch.

Lối sống lành mạnh nghĩa là gì?

Lối sống lành mạnh được định nghĩa là lối sống có sự kết hợp của 7 yếu tố bao gồm sử dụng đồ uống có cồn vừa phải, chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, tránh ngồi nhiều và tương tác xã hội thường xuyên.

Lối sống năng động lành mạnh là gì?

Thế nào là Lối sống Năng động & Lành mạnh? Lối sống Năng động & Lành mạnh là sự kết hợp chặt chẽ giữa việc vận động thể lực đều đặn và chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm nâng cao sức khỏe một cách toàn diện.

Những thói quen xấu khiến lối sống của bạn không lành mạnh là gì?

Hút thuốc, uống quá nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích,... đều là những thói quen xấu khiến chúng ta có một lối sống không lành mạnh. Để từ bỏ những thói quen xấu không khó, chỉ cần bản thân kiên trì việc từ bỏ chúng dần dần.

Làm thế nào chúng ta cơ thể sống một lối sống lành mạnh?

Duy trì lối sống lành mạnh nâng cao sức khỏe.

Một chế độ ăn lành mạnh. ... .

Ngủ thật ngon và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để giữ gìn sức khỏe. ... .

Uống đủ nước. ... .

Nói không với đồ ăn nhanh. ... .

Luyện tập thể thao. ... .

Hít thở sâu. ... .

Theo đuổi sở thích. ... .

Từ bỏ các thói quen xấu..