Luật phòng chống tham nhũng ra đời năm nào năm 2024

https://binhphuoc.gov.vn/vi/snv/ton-giao/tim-hieu-qua-trinh-hoan-thien-phap-luat-ve-phong-chong-tham-nhung-o-nuoc-ta-341.html https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/snv/2021_10/de-dau-tranh-phong-va-chong-tham-nhung-hieu-qua-1.jpg

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi (khoản 1, Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018). Tham nhũng là “căn bệnh” của quyền lực, của mọi thời đại. Công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, đầy cam go và phải quyết liệt. Là “cuộc chiến” trên phạm vi rộng ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, bởi tham nhũng không chỉ xảy ra trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước mà cả trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước. Nghị quyết Đại hội X của Đảng coi tham nhũng là một “quốc nạn”. Nó không chỉ làm hao hụt tài sản, ngân sách nhà nước, mà còn làm hao mòn lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, với đội ngũ thực thi công vụ. Do đó, công tác phòng, chống tham nhũng luôn được quan tâm thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, đề cao trong các chính sách, pháp luật của Nhà nước qua các thời kỳ cách mạng của nước ta. 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng 1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng nước ta, trong đó có công cuộc phòng, chống tham nhũng. Ngay từ khi mới giành được độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng còn non trẻ, đã quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng. “Người có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với tệ tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Người thường xuyên giáo dục toàn Đảng, toàn dân đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn này. Những lời dạy của Người vừa sâu sắc, toàn diện vừa căn bản lâu dài; vừa có tính khái quát, vừa cụ thể, dễ hiểu, luôn giữ được tính thời sự và còn nguyên giá trị, là kim chỉ nam hướng dẫn chúng ta trong cuộc đấu tranh với tệ nạn tham nhũng trong tình hình hiện nay” (Trang thông tin điện tử Thanh tra tỉnh Quảng Bình, ngày 05/11/2015). Trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1969, Người cho rằng chủ nghĩa cá nhân là thứ “giặc nội xâm” nguy hiểm hơn cả giặc bên ngoài, là thứ bệnh chính, bệnh mẹ sinh ra trăm thứ bệnh nguy hiểm khác. Trong các bệnh đó có bệnh tham lam. Người phân tích: những người mắc bệnh này đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”, chà đạp lên lợi ích của cách mạng, của Nhân dân. Do đó họ tự tư, tự lợi, dùng của công làm việc tư, dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình, tham ô, hủ hóa, sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi. 1.2. Thấm nhuần tư tưởng của Bác coi chủ nghĩa cá nhân là giặc nội xâm và tình hình thực tế trong quá trình xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng xác định tham nhũng là quốc nạn, nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Do đó, công tác xây dựng Đảng gắn với công tác phòng, chống tham nhũng luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Nghị quyết Đại hội đại biểu quốc lần thứ IX của Đảng xác định một trong các nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ đó là tệ nạn tham nhũng, nó bắt nguồn từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, công chức. Nghị quyết đánh giá: “tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”. Trong nhiều văn kiện, hội nghị của Đảng và Nhà nước ta cũng đã thể hiện quyết tâm cao trong cuộc đấu tranh với các hành vi tham nhũng nhằm đẩy lùi, ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất các hậu quả xấu của tệ nạn này. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã đề ra giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ khuyến khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng chống suy thoái “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đặc biệt vai trò giám sát của Nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Khi người dân là chủ thể, được thụ hưởng từ các chính sách, dự án, công trình mà mình tham gia sẽ tạo ra sự chủ động, tích cực và phát huy được trí tuệ tập thể, mỗi chính sách ban hành sẽ sát thực tế, hợp với lòng dân hơn./.