Luộc tôm bao nhiêu phút thì chín

• Tôm khi mua bạn chọn loại to cỡ chừng ngon tay cái, còn sống để món tôm luộc của bạn thơm ngon nhất.

• Bạn cho tôm vào thau nước, rửa qua nhiều lần để làm sạch bùn cát trong tôm rồi vớt ra để ráo. Bạn cắt bớt phần râu tôm đi nhé.

• Hành lá bạn nhặt, rửa sạch. Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi cắt lát mỏng.

Bước 2: Luộc tôm

• Đặt nồi lên bếp, cho vào hai bát nước, cho hết tôm vào, thêm một xíu ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột ngọt cùng hành lá và gừng vào. Đậy nắp nồi lại và nấu sôi với lửa lớn.

• Sau khi nước sôi, bạn mở nắp nồi, vớt bỏ bọt trắng nếu có rồi nấu sôi thêm 5 phút nước thì tắt bếp và vớt tôm ra, để ráo nước.

Bước 3: Làm muối ớt xanh chấm tôm

• Món tôm luộc đơn giản khi chấm cùng muối ớt xanh sẽ càng làm dậy mùi hương vị thơm ngon của tôm.

• Trong thời gian đợi tôm ráo nước, bạn cho hai quả ớt xanh vào cối, thêm vào 1 muỗng canh muối, ½ muỗng cà phê bột ngọt, giã nhuyễn rồi cho muối ra chén, vắt vào một ít nước cốt chanh là hoàn thành rồi.

• Nhân lúc tôm còn nóng, thưởng thức cùng muối ớt xanh để cảm nhận hết vị ngon của món ăn, bạn nhé!

2. Cách luộc tôm ngon với sả

Cách làm luộc tôm ngon với sả (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu chuẩn bị

• 1kg tôm tươi

• 3 cây sả

• Muối ớt xanh, nước tương hoặc mù tạc

Cách luộc tôm ngon với sả

Bước 1: Sơ chế tôm và sả

• Tôm bạn rửa kỹ cho sạch đất cát.

• Sả bạn lột bỏ lớp vỏ già bên ngoài, cắt bỏ phần đầu lá rồi rửa sạch. Sau đó, bạn đập dập sả hoặc chẻ sợi đều được.

Bước 2: Luộc tôm

• Đặt một nồi nước lên bếp, thêm vào ½ muỗng cà phê muối và ½ muỗng cà phê bột ngọt, cho hết phần sả đã chuẩn bị vào nồi cùng với tôm và bật lửa lớn để luộc. Đến khi nước sôi thì bạn chỉ nên luộc thêm 5 phút nữa rồi vớt tôm ra.

• Lưu ý, với tôm, bạn nên luộc từ nước lạnh để tôm giữ được độ ngọt và giòn thịt tự nhiên. Và thời gian luộc tôm cũng không nên quá lâu vì như vậy sẽ làm tôm không ngon nữa.

Bước 3: Thưởng thức

• Bây giờ thì bạn hãy cho tôm ra đĩa và thưởng thức cùng muối ớt xanh. Nếu không có muối ớt xanh, bạn có thể thay thế bằng mù tạc, nước tương đều ngon.

• Món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, thơm lừng hương sả này mà có thể cùng người thân thưởng thức, vừa trò chuyện vừa nhâm nhi ly bia nữa thì càng tuyệt vời.

3. Cách làm luộc tôm ngon bằng bia

Cách làm tôm luộc với bia thơm ngon (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu chuẩn bị

• 1kg tôm

• 1 lon bia

• 2 cây sả

• Vài lá chanh

• Muối, bột ngọt, ớt

Cách luộc tôm bằng bia đơn giản

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

• Ở công thức này, chúng tôi chia sẻ với bạn một cách làm sạch tôm bằng muối đơn giản và nhanh chóng đó là cho bạn cho tôm ra thau, thêm vào đó 1 muỗng canh muối hột và xốc đều cho muối phủ lên tôm. Sau đó, bạn mang tôm đi rửa sạch nhiều lần rồi để ráo nước. Muối sẽ giúp loại bỏ toàn bộ đất cát bám trên thân tôm.

• Sả làm sạch rồi đập dập, lá chanh bạn cũng rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Luộc tôm với bia

• Bạn cho tôm vào nồi, thêm sả, lá chanh, ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột ngọt và một lon bia. Đậy nắp nồi và đun sôi. Sau khi nước sôi được 5 phút thì bạn tắt bếp là hoàn thành món tôm luộc rồi.

• Bạn lưu ý là trong quá trình luộc tôm với bia hay với nước bạn cũng nên đậy nắp nồi. Vì tôm chín bằng hơi nóng sẽ giữ được độ ngon hơn so với tôm chín bằng nước.

Bước 3: Thưởng thức

• Giờ thì bạn có thể bày tôm ra và thưởng thức, chuẩn bị thêm chén muối ớt xanh theo cách chúng tôi đã hướng dẫn ở cách luộc tôm ngon không tanh nhé!

Cách luộc tôm ngon thật đơn giản, những ai không rành nấu nướng vẫn có thể thực hiện thành công một cách dễ dàng. Chúc các bạn ngon miệng với 3 món tôm luộc mà chúng tôi giới thiệu nhé!

Luộc tôm đương nhiên không khó, thậm chí có thể nói đây là một trong những món ăn dễ làm nhất. Tuy nhiên, để tôm không bị tanh và giữ được độ ngọt, dai, chắc sau khi luộc thì không phải ai cũng biết cách.

Luộc tôm nên dùng nước nóng hay nước lạnh?

Nhiều người phàn nàn không biết vì sao luộc tôm rất đơn giản nhưng món ăn sau khi hoàn thành lại vừa khô, vừa tanh, thịt kém ngọt và không được như ngoài hàng.

Có người sử dụng nước lạnh thêm muối để luộc tôm, có người lại dùng nước nóng. Theo chia sẻ của các đầu bếp lâu năm, việc sử dụng nước và nhiệt độ chuẩn để luộc tôm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của món ăn. Vậy luộc tôm nên dùng nước nóng hay nước lạnh?

Luộc tôm nên dùng nước nóng hay nước lạnh? (Ảnh: Adobe Stock)

Câu trả lời là cả hai cách trên đều không tối ưu, không đem lại hương vị ngon nhất cho tôm. Nếu luộc tôm bằng nước lạnh, nhiệt độ của nước sẽ từ từ tăng lên cho đến khi sôi. Quá trình này kéo dài quá lâu. Thịt tôm vốn mềm ngọt nhưng nếu nấu quá lâu sẽ bị khô cứng lại, bở, thậm chí còn bị tanh.

Trong trường hợp dùng nước nóng, tôm dễ bị teo nhanh, mùi vị cũng kém ngon. Cách tốt nhất là đun nước trên lửa lớn nhưng không đợi sôi hẳn mà khi thấy bọt ở đáy nổi lên thì thả tôm vào (nhiệt độ nước lúc này vào khoảng 85-90 độ C). Khuấy để tôm chín đều.

Thời gian luộc tôm là khoảng 2-3 phút với tôm nhỏ, 5 phút với tôm to, thấy màu tôm chuyển sang đỏ là có thể vớt ra được. Để quá lâu, tôm sẽ bị khô, mất vị mềm ngon ban đầu.

Những lưu ý với món tôm luộc

Để luộc tôm ngon, ngoài nhiệt độ nước, bạn cũng cần chú ý một số yếu tố khác.

Chọn tôm tươi ngon

Bạn phải chọn được tôm ngon thì món luộc mới ngon. Điều cơ bản nhất khi mua tôm là phải chọn những con còn tươi sống, khỏe mạnh.

Trước hết hãy nhìn vào vỏ tôm. Tôm biển chất lượng cao thường có màu xanh trắng, tôm đực màu vàng nhạt.

Tôm tươi có vỏ màu sáng và trong; phần đầu liên kết chặt chẽ, chắc chắn với phần thân.

Hãy nhìn vào điểm nối giữa đầu và thân tôm, nếu có màu đen và không chặt chẽ, có cảm giác đầu tôm sắp rơi thì tôm đó không còn tươi.

Khi mua tôm, bạn cũng nên để ý mùi. Tôm tươi sẽ có mùi đặc trưng. Tôm đông lạnh sẽ có mùi hải sản nhẹ và không có mùi gì khác.

Với tôm đông lạnh, bạn sẽ thấy có con cong, có con thẳng. Nếu có thể, hãy chọn những con cong vì đó là những con tôm còn sống trước khi cấp đông. Nếu mua tôm đông lạnh, bạn nên thử bấm thử vào thân tôm, nếu thân rắn chắc chứng tỏ nó còn sống trước khi cấp đông. Những con tôm thân duỗi thẳng đều đã chết trước khi đem bảo quản.

Luộc tôm đúng cách

Tôm tươi đem cắt râu và rửa sạch. Nhiều người tỉ mỉ rút chỉ tôm vì cho rằng việc này giúp tôm không bị tanh. Nhưng với tôm luộc thì tốt nhất là không rút chỉ tôm. Vì việc bóc tôm trước khi luộc sẽ khiến tôm mất vị ngọt trong quá trình chế biến.

Cho nước vào đun sôi, không cần nhiều nước vì tôm cũng ra nước khi luộc. Việc cho nhiều nước sẽ làm nhạt tôm.

Sau đó, bạn thêm ít dầu ăn, sả, gừng và hành lá vào nồi nước. Hành lá, sả và gừng giúp khử mùi tanh của hải sản. Dầu có thể đảm bảo màu sắc tươi sáng của tôm, và một chút muối trong nước có thể giúp tôm mềm hơn.

Đun với lửa lớn nhưng không để nước sôi hẳn, khi thấy bọt nổi ở đáy thì thả tôm vào luộc như hướng dẫn ở trên.

Nếu mua tôm đông lạnh trong siêu thị, bạn phải rã đông ở nhiệt độ phòng trước, sau đó cũng thêm một ít hành lá và gừng vào nước, đun nóng già rồi cho rượu và muối. Cho tôm đã rã đông vào nước, luộc khoảng 3 phút, khi tôm đổi sang màu hồng đỏ là được.

Tôm luộc sôi bao lâu thì chín?

Sơ chế và tiến hành luộc tôm Khi nước sôi, Quý Khách thả tôm đã sơ chế sạch vào nồi và luộc từ 3 - 7 phút cho tôm chín và bắt đầu nổi lên mặt nước thì vớt tôm ra và cho ngay vào tô nước đá. Cuối cùng, vớt tôm ra ngay và để ráo là có thể thưởng thức được rồi.

Luộc tôm biển bao lâu?

Thời gian luộc tôm thường không cố định, dao động trong khoảng từ 2 - 7 phút tùy kích thước và số lượng của tôm. Bạn có thể kiểm tra độ chín bằng cách xem phần thịt dày nhất của tôm và chuyển sang đục hay chưa.

Luộc tôm đông lạnh bao nhiêu phút?

Nếu mua tôm đông lạnh trong siêu thị, bạn phải rã đông ở nhiệt độ phòng trước, sau đó cũng thêm một ít hành lá và gừng vào nước, đun nóng già rồi cho rượu và muối. Cho tôm đã rã đông vào nước, luộc khoảng 3 phút, khi tôm đổi sang màu hồng đỏ là được.

Luộc tôm như thế nào cho ngon?

Quan trọng nhất là canh lửa, theo dõi sự đổi màu, hình dáng của con tôm. Đun một nồi nước thêm chút gừng và sả đập dập cho thơm, nêm chút muối, hạt nêm cho ngọt nước. Khi nước sôi mới cho tôm vào. Việc luộc từ nước nóng vừa giúp tôm ngọt hơn và khử tanh hiệu quả.

Chủ đề