Lượng giá trị hàng hóa được xác định như thế nào


PHOTO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ



sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động. Nhưng lượng

giá trị của hàng hoá không do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian

lao động cá biệt quy định mà do thời gian lao động XH cần thiết.

Thời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản

xuất ra một hàng hoá nào đó trong điều kiện bình thường của XH với

một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung

bình và một cường độ lao động trung bình trong XH đó. Vậy, thực chất,

thời gian lao động XH cần thiết là mức hao phí lao động XH trung bình

(thời gian lao động XH trung bình) để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian

lao động XH cần thiết có thể thay đổi. Do đó, lượng giá trị của hàng hoá

cũng thay đổi.

d. Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá.

Thứ nhất, đó là năng suất lao động. Năng suất lao động là năng lực sản

xuất của người lao động. Nó được đo bằng số sản phẩm sản xuất ra trong

một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một

đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng lên tức là thời gian lao động

cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm xuống, tức là giá trị

của một đơn vị hàng hoá giảm và ngược lại. Vậy, giá trị của hàng hoá tỷ

lệ nghịch với năng suất lao động. Mặt khác, năng suất lao động lai phụ

thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, trình độ trung bình

của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ

quản lý, quy mô sản xuất... nên để tăng năng suất lao động phải hoàn

thiện các yếu tố trên.

Thứ hai, đó là cường độ lao động. Cường độ lao động phản ánh mức độ

hao phí lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn

trương, nặng nhọc hay căng thăng của lao động. Cường độ lao động tăng

lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hoá sản xuất ra tăng lên và sức

lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng. Do đó, giá trị của một đơn vị

hàng hoá là không đổi vì thực chất tăng cường độ lao động chính là việc

kéo dài thời gian lao động. Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ

chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và đặc biệt là thể

chất và tinh thần của người lao động. Chính vì vậy mà tăng cường độ lao

động không có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng

25



PHOTO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ



năng suất lao động.

Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động. Theo đó, ta có thể chia lao

động thành hai loại là lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động

giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào

không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Còn lao

động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành

lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể thực hiện được.

Trong cùng một thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá

trị hơn lao động giản đơn bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao động

giản đơn được nhân lên. Trong quá trinh trao đổi mua bán, lao động

phức tạp được quy đổi thành lao động giản đơn trung bình một cách tự

phát.

Câu 2: Phân tích quy luật giá trị. Biểu hiện của quy luật này qua hai

giai đoạn phát triển của CNTB

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó

quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật

khác của sản xuất hàng hóa.

Nội dung của quy luật giá trị là:

Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa

trên hao phí lao động xã hội cần thiết.

Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải

làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao

phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được; còn

trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá:

Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao

động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả

bằng giá trị.

Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả

bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị. ở

đây, giá trị như cái trục của giá cả.

b) Tác động của quy luật giá trị

Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có ba tác động sau:

- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai

trường hợp sau:

+ Thứ nhất, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng

26



PHOTO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ



hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản

xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những

người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt

hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên,

quy mô sản xuất càng được mở rộng.

+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị

lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt

hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản

xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng

lên.

Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có

thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.

Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản

xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu

của xã hội.

Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ

nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn,

và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất

định.

- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao

động, hạ giá thành sản phẩm.

Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó,

có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các

hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần

thiết.

- Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu, nghèo.

Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt

thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo

mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi,

giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh

doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.

Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động

cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa

sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành

lao động làm thuê.

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ

sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.

* Biểu hiện của quy luật này qua hai giai đoạn phát triển của CNTB:

Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh quy luật giá trị được biểu hiện

27



PHOTO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ



thành quy luật giá cả sản xuất

Trong giai đoạn CNTB độc quyền quy luật giá trị được biểu hiện thành

quy luật giá cả độc quyền.

Câu 3: Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản. Vì sao phân

tích hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn

đó

Trong lưu thông của tư bản ; tiền vận động theo công thức T-H-T/

- Theo quan điểm của Mác về lưu thông: nếu chỉ xét các hành vi mua

bán thì không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư dù trao đổi ngang giá hay

không ngang giá.

+ Trường hợp trao đổi ngang giá: chỉ thay đổi hình thái giá trị từ tiền

thành hàng và ngược lại còn tổng giá trị, hay giá trị nằm trong tay mỗi

bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi

+ Trường hợp trao đổi không ngang giá:

Hàng hoá bán cao hơn giá trị thì có lợi cho người bán thiệt cho người

mua và ngược lại, nhưng trong xã hội số tiền lợi mà anh ta nhận được khi

bán sẽ bù lại số tiền anh ta bị mất khi đóng vai trò là người mua. Lưu

thông có thê dẫn đến hiện tượng dich chuyển giá trị từ người này sang

người khác.

+ Trường hợp giả định: một số nhà tư bản nhờ mánh khóe, thủ đoạn

kinh doanh chuyên mua rẻ bán đắt thì tổng giá trị không tăng, điều này

chỉ giải thích sự giàu có của những thương nhân cá biệt không giải thích

sự giàu có của toàn bộ giai cấp tư bản. Vì số giá trị mà người này nhận

được chẳng qua là sự ăn chặn đánh cắp giá trị của người khác.

- Xét trong sản xuất.

Tiền để trong lưu thông, hàng hoá để trong kho thì cũng không thể

có giá trị sử dụng, tiền không thể tiếp xúc với lưu thông.

Vậy, lưu thông T-H-T không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng nếu

không có lưu thông thì không có giá trị thặng dư. Do đó, mâu thuẫn công

thức chung là giá trị thăng dư vừa được sinh ra trong quá trình lưu thông

vừa không thể sinh ra trong quá trình đó.

Điều kiện biến sức lao động thành hàng hoá.

- Người lao động được tự do về thân thể, có khả năng chi phối sức

lao động của mình, và chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian nhất

28



PHOTO NGÂN SƠN CỔNG PHỤ



định.

Nếu người lao động bná hẳn toàn bộ sức lao động của mình là tự bán bản

thân mình trở thành nô lệ. trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ người lao động

không phải hàng hoá sức lao động mà là 1 hàng hoá thông thường khác

thuộc sở hữu của chủ nô không có quyền đối với sức lao động của mình

- Người lao động bị tướt đoạt hết tư liệu sản xuất. Người chủ sức lao

động không có khả năng bán gì khác ngoài sức lao động của mình. Ngoài

ra trong điều kiện không có khả năng kinh doanh người sở hữu về tài sản

vẫn bán sức lao động.

Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động.

Giá trị hàng hàng hoá sức lao động: được tính bằng thời gian lao

động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động.

+ Để tái sản xuất sức lao động người công nhân phải tiêu dùng một

lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Vì vậy, giá trị hàng hoá sức lao động

được đo bằng giá trị các tư liệu tiêu dùng cần thiết để sản xuất và tái sản

xuất sức lao động.

+ Giá tri hàng hoá sức lao động khác với giá trị hàng hoá thông

thường ở chổ nó bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử. ( mức sống của

người lao động phụ thuộc vào các thời đại kinh tế khác nhau, các nước

khác nhau và lịch sử truyền htống của mỗi đất nước..)

Những nhu cầu của công nhân như thức ăn, nhà ở, giải trí, khác

nhau tuỳ thời tiết, khí hậu, điều kiện tự nhiên, tập quán của mỗi nước.

Khả năng thoã mãn nhu cầu ở mỗi nước phụ thuộc vào trình độ văn

minh, phong tục của mỗi nước. Nhưng trong một nước nhất định và một

thời kỳ nhất định thì lượng giá trị hàng hoá sức lao động được tạo nên

bởi các yếu tố:

Giá trị sử dụng: được thể hiện khi tiêu dùng thì tạo ra một giá trị

mới lớn hơn giá trị bản thân hàng hoá sức lao động. Đây là đặc điểm căn

bản của hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường. Chính

do giá trị sử dụng đặc biệt đó mà sức lao động biến thành hàng hoá là

điều kiện quyết định để biến thành tư bản.

Câu 4: Nội dung quy luật giá trị thặng dư

Khái niệm:

29