Lương trung bình của nhân viên phân tích hệ thống

Học Hệ thống thông tin quản lý ra trường làm gì? Cơ hội việc làm, mức lương ra sao? Với những thông tin được Zunia tổng hợp dưới đây, hi vọng sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.

Lương trung bình của nhân viên phân tích hệ thống

Một ứng cử viên thu hút nhà tuyển dụng trong nền kinh tế công nghiệp 4.0 là một người vừa phải có kiến thức về quản lý kinh doanh, vừa có kiến thức về công nghệ thông tin. Nắm bắt nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao, các trường đại học đã cập nhật xu thế và xây dựng chương trình tuyển sinh ngành Hệ thống thông tin quản lý nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.

1. Mức lương của ngành Hệ thống thông tin quản lý

Mức lương của ngành Hệ thống thông tin quản lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và nơi làm việc. Tuy nhiên, theo các báo cáo thị trường việc làm, mức lương trung bình cho các vị trí liên quan đến Hệ thống thông tin quản lý hiện naytừ 10 triệu - 30 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào cấp bậc và kinh nghiệm.

Dưới đây là mức lương trung bình của một số vị trí trong ngành Hệ thống thông tin quản lý được thống kê của trang Career.GPO:

- Chuyên viên tích hợp hệ thống: từ 12-15 triệu/tháng

- Chuyên viên phân tích dữ liệu: từ 10-15 triệu/tháng

- Chuyên viên phân tích kinh doanh/tài chính: từ 13-20 triệu/tháng

- Lập trình viên: từ 8-15 triệu/tháng

- Nhân viên quản trị mạng: từ 8-15 triệu/tháng

- Nhân viên kinh doanh: từ 4-15 triệu/tháng

2. Học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra trường làm gì?

Học ngành Hệ thống thống tin quản lý là một trong những lựa chọn phổ biến của nhiều sinh viên hiện nay. Với sự phát triển của nền kinh tế và công nghệ số, ngành Hệ thống thông tin quản lý đang trở thành một trong những ngành có nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển cao. Để hiểu kĩ hơn về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp Ngành Hệ thống thông tin quản lý mà Zunia đã tổng hợp.

2.1. Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Hệ thống thông tin quản lý

Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý (MIS) có thể đảm nhận các chức vụ như chuyên viên, quản lý hệ thống thông tin kinh tế, quản trị về kinh doanh và thông tin của công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Cụ thể là các vị trí sau đây:

- Chuyên viên phân tích và tích hợp hệ thống thông tin: Chịu trách nhiệm tổng hợp và nghiên cứu các thông tin liên quan đến hệ thống trong doanh nghiệp, tổ chức.

- Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst): Đi sâu vào từng vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, và phân tích chính xác điểm mạnh yếu nghiệp vụ, cuối cùng đưa ra giải pháp hiệu quả.

- Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst): Làm việc với dữ liệu kinh doanh và dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho nhu cầu của công ty, doanh nghiệp.

- Chuyên viên đào tạo: Lên các kế hoạch đào tạo về chuyên môn hệ thống thông tin cho tổ chức, đoàn thể; triển khai phần mềm phục vụ lợi ích cho lãnh đạo, quản lý.

- Chuyên viên tư vấn ERP: Tư vấn, thiết kế các dự án hệ thống thông tin, dự án hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử.

- Chuyên viên Digital Marketing: Việc am hiểu công nghệ và kinh tế, hệ thống thông tin marketing là một thuận lợi lớn cho những bạn xuất thân từ ngành này.

- Quản lý cơ sở dữ liệu (Database Administrator): Tiến hành triển khai các phương án quản lý, bảo vệ nguồn thông tin cơ sở dữ liệu nội bộ của công ty.

- Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường Đại học, Cao đẳng.

Tóm lại, nếu bạn nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên môn về Hệ thống thông tin quản lý, cơ hội việc làm sau khi ra trường dành cho bạn sẽ rất rộng mở.

2.2. Cơ hội việc làm của ngành Hệ thống thông tin quản lý

Ngành Hệ thống thông tin quản lý được dự báo là một ngành nghề đang phổ biến và thịnh hành trong các tổ chức và doanh nghiệp hiện đại với nền tảng công nghệ số

Sau khi tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau trong các tổ chức doanh nghiệp, tiêu biểu là:

- Các ngân hàng số, tổ chức tín dụng,...

- Các tập đoàn áp dụng chuyển đổi số như Vinamilk, Masan, Hòa phát, FPT,...

- Các cơ quan áp dụng chính phủ điện tử như thuế, hải quan, các sở ban ngành,...

3. Ngành Hệ thống thông tin quản lý phù hợp với những ai?

Dưới đây là một số tố chất, kỹ năng nhằm giúp bạn xem xét mình có phù hợp với ngành Hệ thống thông tin quản lý hay không nhé:

- Đam mê về công nghệ thông tin, ứng dụng trong quản lý và điều hành tổ chức, doanh nghiệp

- Hiểu biết về lập trình cơ sở dữ liệu và thiết kế database, tool về report

- Có kỹ năng giao tiếp tốt và có sự hiểu biết sâu sắc về hệ thống kinh doanh

- Am hiểu hoạt động quản lý các nghiệp vụ kinh doanh, thương mại, tài chính

- Năng động, tư duy logic, khả năng truyền đạt thông tin tốt, biết phân tích và giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn.

- Yêu thích và làm việc với máy tính trong thời gian dài.

Với những thông tin trên đây, Zunia hi vọng bạn đã có thêm thông tin để lựa chọn ngành Hệ thống thông tin quản lý. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm những thông tin về ngành học này, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học uy tín tổ chức.