Luỵen tập thao tác so sánh lập luận tuthienbao

Thời gian qua, từ vụ nghệ sĩ Hoài Linh giữ tiền từ thiện khán giả góp cho đồng bào miền Trung suốt nửa năm gây dư luận, hàng loạt vụ làm từ thiện của các nghệ sĩ bị cư dân mạng hăng hái "bóc phốt" và cả dựng chuyện...

Luỵen tập thao tác so sánh lập luận tuthienbao
Nghệ sĩ Đại Nghĩa trao nhà cho một hộ nghèo ở Cà Mau. Nhiều năm nay tài khoản An Vui do anh thành lập đã vận động quyên góp xây cầu, xây nhà tình thương ở vùng sâu, vùng xa - Ảnh: FBNV

1. Tối 27-5, nghệ sĩ Trịnh Kim Chi một lần nữa thông báo trên trang cá nhân, minh bạch các số tiền quyên góp từ thiện đã nhận và đã trao như thế nào. Nếu ai chịu khó theo dõi FB của Trịnh Kim Chi trước giờ sẽ biết rõ mỗi lần kêu gọi đóng góp cho hoạt động từ thiện, mỗi tối chị tổng kết và đăng chi tiết đã nhận của ai, bao nhiêu tiền. Rồi khi trao tiền, chị chụp ảnh, quay clip đầy đủ để báo cáo rõ ràng đến tất cả mọi người.

Thế nhưng, chẳng hiểu có sự kích động từ đâu mà trên mạng trôi nổi thông tin Trịnh Kim Chi "cấu kết" với nghệ sĩ Thương Tín, Hoàng Lan giả bệnh để trục lợi tiền từ thiện. Trong khi chuyện hai nghệ sĩ này ngã bệnh trong cơn khốn khó rất nhiều nghệ sĩ và cả khán giả đến thăm đều biết rõ là sự thật.

Trong khi đó, MC Trấn Thành cũng bị dư luận đánh dấu hỏi về việc chuyển tiền từ thiện và anh cũng lý giải không liên lạc được để trao tiền từ thiện cho Thủy Tiên nên đã chuyển sang trao cho mẹ của ca sĩ Hồ Ngọc Hà (là người tổ chức nhiều đợt cứu trợ đồng bào miền Trung) nhưng... quên thông báo.

2. Trong những lần trao quà từ thiện, chia sẻ về việc ở tuổi ngoài 80 vẫn tất bật với công việc thiện nguyện, NSND Kim Cương cười nói: "Giờ tôi không còn đi hát nên mới rảnh rang có nhiều thời gian lo cho công tác thiện nguyện. Chớ mấy em còn đi hát, làm từ thiện cực lắm vì mất nhiều thời gian mới đảm bảo làm tốt được".

Có thể thấy, công tác từ thiện tốn nhiều tâm sức và cần lên kế hoạch làm sao cho hiệu quả chứ không thể làm... ngẫu hứng. Nhưng có lẽ một số nghệ sĩ đã suy nghĩ đơn giản về việc làm từ thiện nên gặp rắc rối và phải có trách nhiệm giải trình trước công chúng.

Điều đáng buồn là khi chưa có cơ quan pháp luật nào kết luận các nghệ sĩ vi phạm pháp luật hay có chứng cứ cho rằng họ trục lợi, ăn chặn tiền từ thiện, không ít cư dân mạng vẫn liên tục sỉ vả các nghệ sĩ, moi móc bất cứ sơ suất nào, suy diễn, quy chụp và kể cả dựng chuyện.

Từ một vài cá nhân gây dư luận, họ đánh đồng tất cả và sẵn sàng tấn công những nghệ sĩ khác đang tham gia công tác từ thiện. Những câu chuyện thị phi được lan tỏa với tốc độ chóng mặt và lại thêm những "đám đông" mới tiếp tục phán xét dù chưa rõ thực hư. Một nam nghệ sĩ được xem như "ông thần tài của người nghèo" cười buồn: "Hiện tại nhiều nghệ sĩ e ngại khi nghe tới chữ từ thiện".

3. Trong bức tranh buồn của làng giải trí mấy năm gần đây, không ít nghệ sĩ đã tự đánh mất hình ảnh đẹp, phát ngôn hồ đồ, cẩu thả trong nghề nghiệp, bày chiêu trò, coi thường khán giả dẫn đến làm mất niềm tin của không ít công chúng. Nhưng thế giới showbiz vẫn luôn có những nghệ sĩ đầy tự trọng, tử tế với nghề, ngày ngày trau dồi, rèn luyện để lan tỏa những điều tốt đẹp đến công chúng.

Nỗi sợ phải gánh lấy rủi ro khi làm điều tốt có lẽ sẽ khiến nghệ sĩ dè dặt hơn trong việc làm từ thiện. Không có nghệ sĩ thì cũng sẽ có những thành phần khác trong xã hội tham gia công tác thiện nguyện, nhưng có thêm một người làm điều thiện thì cuộc sống vẫn tốt đẹp hơn.

Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm. Bao gồm: Quy mô vùng nguyên liệu; Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo,…); Định hướng vùng nguyên liệu. (Tối đa 10 điểm). Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản xuất sản phẩm. Bao gồm: Quy mô sản xuất sản phẩm; Giá trị sản xuất của sản phẩm; Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP; Doanh nghiệp/cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi giá trị. (Tối đa 20 điểm). Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Bao gồm: Thiết bị, công nghệ; Trình độ nhân lực công nghệ; Ứng dụng công nghệ thông tin (Tối đa 12 điểm. Tiêu chí 4: Tiêu chí về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Bao gồm: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; Gắn mã số, mã vạch; công bố hợp chuẩn, hợp quy; Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của sản phẩm; Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới), mẫu mã, kiểu dáng đẹp (Tối đa 18 điểm). Tiêu chí 5: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ. Bao gồm: Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước; Tham gia một số khâu trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm; Khả năng xuất khẩu; Khả năng cạnh tranh trên thị trường (Tối đa 15 điểm). Tiêu chí 6: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Bao gồm: Nộp ngân sách; Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện; Bảo vệ môi trường; Các hình thức được vinh danh. (Tối đa 25 điểm).

Cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh: Cơ quan thường trực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh (Sở Khoa học và Công nghệ) đánh giá lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh theo Bộ tiêu chí, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định công nhận. . Trình tự đánh giá, lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh trải qua 3 bước như sau: Bước 1: Rà soát và tổng hợp danh mục sản phẩm: Cơ quan thường trực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh tổng hợp danh mục sản phẩm trên cơ sở đề xuất của cấp huyện theo địa phương và theo nhóm ngành. Bước 2. Cơ quan thường trực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh tổ chức họp đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí lựa chọn danh mục sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; tổng hợp đánh giá lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và Danh mục đề xuất công nhận sản phẩm chủ lực cấp tỉnh trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Bước 3: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt Danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế.